Bạn như thế nào trong mắt người khác năm 2024

1.1 – Bạn tránh né những cuộc gặp gỡ hoặc sự kiện trong xã hội bởi vì bạn không muốn nổi bật và không muốn nói chuyện với cả người lạ lẫn người quen.

1.2 – Bạn giao tiếp cực kỳ ngắn gọn. Bạn không muốn chia sẻ nhiều thông tin, trả lời vắn tắt. Hoặc đôi khi bạn tránh né nhìn vào mắt người kia khi nói chuyện để ngăn họ tiếp tục tương tác với mình.

1.3 – Bạn không muốn bộc lộ ý kiến, quan điểm của mình. Bạn không muốn thể hiện tài năng, không muốn tranh luận, v.v Hay nói cách khác là bạn thụ động, dễ thoả hiệp với những điều xung quanh dù bạn không hài lòng.

1.4 – Bạn xuề xoà trong cách ăn mặc, trang điểm.

1.5 – Bạn sử dụng tên giả, nickname trên các tài khoản mạng xã hội vì không muốn ai nhận ra mình.

1.6 – Thường xuyên chỉ trích mình. Từ chối cơ hội được công nhận, nhận giải thưởng hoặc thăng tiến trong công việc hoặc trong tình huống xã hội.

1.7 – Rất căng thẳng, khó chịu, cảm thấy ghét, tim đập nhanh hoặc run rẩy khi phải lộ diện hoặc bị chú ý.

Nếu bạn có hầu hết các dấu hiệu trên thì bạn đang muốn bản thân “vô hình” trong cuộc đời của người khác, muốn mình bị lãng quên trong xã hội. Trên thực tế, không phải ai có những dấu hiệu này cũng muốn trở nên vô hình. Tuy nhiên, chắc chắn là có điều gì không ổn đang xảy ra trong đời sống tinh thần của bạn và bạn cần nghiêm túc tìm hiểu để thay đổi. Nếu không thì cả công việc, sức khoẻ lẫn đời sống tình cảm của bạn sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nếu kéo dài.

2 – Những nguyên nhân phổ biến của mong muốn “vô hình” trong cuộc sống:

2.1 – Người hướng nội bị quá tải sau một thời gian phải tương tác quá nhiều

Những người hướng nội thường cần thời gian tĩnh lặng một mình để phục hồi năng lượng và lấy lại cân bằng sau khi họ tương tác với người khác. Giả sử họ đang làm một công việc đòi hỏi sự giao tiếp liên tục mà không đủ thời gian phục hồi thì họ sẽ chọn cách trở nên nhạt nhoà để tiết kiệm năng lượng.

2.2 – Sự tổn thương hoặc kinh nghiệm tiêu cực trong quá khứ:

Hành trình lớn lên của người này chứa đựng nhiều dấu ấn tiêu cực [ví dụ bị bắt nạt hoặc bị quấy rối, bị la mắng khi nói lên ý kiến,…]. Do đó trong vô thức của họ hình thành và duy trì bài học “càng hiện diện, càng nổi bật thì càng dễ bị tổn thương”, “cứ nói ra là sẽ bị la mắng”…

2.3 – Yếu tố văn hoá xã hội:

Văn hoá xã hội đóng vai trò nhất định trong việc hình thành và duy trì mong muốn “vô hình” của một người. Nếu bạn được dạy là phải khiêm tốn, và khiêm tốn nghĩa là “đừng có ra vẻ ta đây biết tuốt” thì bạn sẽ rất ngần ngại khi tranh luận phản biện. Nếu tranh luận [dù là tranh luận lành mạnh] thì bạn sẽ trở nên nổi bật và bị dán nhãn là “thích làm màu”, “hống hách”, “thiếu tôn trọng người khác”.

2.4 – Tránh né trách nhiệm:

Trong một số trường hợp, bạn có thể muốn trở nên vô hình để không phải bị giao nhiệm vụ. Những trách nhiệm này đem theo kỳ vọng và áp lực mà người khác đặt lên bạn hoặc tự bạn đặt lên chính mình. Khi chúng trở nên thái quá thì bạn trở nên mệt mỏi và tránh né chúng bằng cách “vô hình” trong mắt người khác.

2.5 – Không biết mình là ai nên không biết phải thể hiện bản thân với người khác như thế nào:
“Tôi không biết mình là ai, vì vậy tôi không biết cách thể hiện bản thân trong giao tiếp và xã hội.”

Khi bạn không hiểu rõ giá trị, sở thích, tính cách hoặc mục tiêu của mình thì bạn không biết phải giao tiếp thế nào cho hiệu quả. Bởi vì bản chất của giao tiếp là để hiểu lẫn nhau. Nhưng bạn không biết phải để cho người khác hiểu cái gì ở bạn. Bạn cũng không biết để hiểu người khác thì bạn phải làm thế nào. Cuối cùng thì bạn từ chối và tránh né giao tiếp trong xã hội.

Trong phương pháp huyền học Do Thái Soul Plan [Kế hoạch linh hồn], có một số năng lượng mà nếu không hoàn thiện thì việc thấu hiểu bản thân rất hạn chế. Bạn có thể hiểu mình ở từng khía cạnh [trong công việc, trong nghệ thuật,…] nhưng khi kết hợp lại thì bạn không thể nhìn thấy chính mình một cách tổng thể. Ví dụ năng lượng số 6, năng lượng số 7,…

Tìm hiểu Soul Plan tại đây
2.6 – Lo sợ bị phán xét:

Có 2 mẫu người dễ bị vướng vào nỗi sợ này nhất:

  • Một là bạn đánh giá thấp bản thân, cho rằng mình không đủ giỏi, không đủ duyên dáng, không đủ giàu có và thành công,… Khi “vô hình” thì bạn thấy mình tránh được rủi ro bị bỏ rơi, tránh mâu thuẫn, tránh bị dè bỉu chê trách từ người khác.
  • Hai là bạn biết mình giỏi, cũng ý thức được mình “không đến nỗi nào”, tuy nhiên lại quá cầu toàn, cho rằng như vậy vẫn là chưa đủ. Đặc biệt là chưa đủ hoàn mỹ để có được sự công nhận từ xã hội, từ những người quan trọng đối với bạn.

Nỗi sợ bị phán xét, bị đánh giá này nếu đủ lớn thì sẽ triệt tiêu khả năng giao tiếp lành mạnh. Nó tạo thành một bức tường vững chắc ngăn cản bạn và những người khác tương tác hoà hợp, cũng như phát triển bản thân.

2.7 – Trầm cảm, rối loạn lo âu và các vấn đề tâm bệnh khác 2.8 – Muốn yên tĩnh để khám phá bản thân:

Đôi khi, bạn có thể trải qua giai đoạn muốn trở nên vô hình như một phần của quá trình khám phá bản thân, chữa lành hoặc phát triển cá nhân. Bạn có nhu cầu yên tĩnh và cần tạm thời gián đoạn tương tác với bên ngoài để hướng vào bên trong.

KẾT LUẬN

Đa số trường hợp muốn “vô hình” trong cuộc sống đều cần được đọc vị, thấu hiểu và tìm kiếm giải pháp. Về cá nhân Nhi thì Nhi kết hợp rất nhiều phương thức khác nhau. Mỗi cách thức cho mình một góc nhìn và theo thời gian thì mình bóc tách củ hành tâm trí ngày càng hiệu quả hơn. Nếu bạn đã “vô hình” đến mức ảnh hưởng đến cuộc sống cá nhân và sự nghiệp rồi thì Nhi tin là, sự hỗ trợ từ những người có chuyên môn sẽ giúp ích cho bạn một cách triệt để hơn.

Chủ Đề