Bạn trẻ quay lưng văn hóa truyền thôdng năm 2024

Xu hướng hội nhập và mở cửa, giao lưu văn hóa xuyên quốc gia làm cho các sản phẩm văn hóa giải trí tiếp cận nhanh và đa dạng về nội dung. Song cũng đặt ra những thách thức lớn trong việc tiếp nhận các sản phẩm văn hóa giải trí, nhất là những trào lưu văn hóa “lệch chuẩn” ảnh hưởng không nhỏ tới giới trẻ.

Đó chính là xu hướng xem nhẹ các giá trị truyền thống của một bộ phận giới trẻ Việt Nam. Bên cạnh những thanh niên, sinh viên luôn có ý thức phấn đấu xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước, bảo vệ những giá trị truyền thống của dân tộc cũng có một bộ phận thanh niên đã hấp thụ lối sống phương Tây một cách thái quá. Họ quay lưng lại với âm nhạc dân tộc, với sân khấu truyền thống, với điện ảnh trong nước hay trang phục dân tộc. Một thực tế không thể phủ nhận, nhiều giá trị văn hóa truyền thống bị coi thường, thậm chí bị chế giễu, thuần phong mỹ tục đứng trước nguy cơ bị chà đạp, đạo đức có nguy cơ băng hoại, tệ nạn xã hội gia tăng.

Cuộc thi Tinh hoa Việt Nam do T.Ư Đoàn tổ chức đã lan tỏa tình yêu văn hóa truyền thống tới giới trẻ

BẢO ANH

Trong lĩnh vực giải trí, giới trẻ đang bị cuốn hút và mải mê chạy theo những trào lưu du nhập từ nước ngoài, thậm chí vấn đề đã lên đến mức báo động. Sức trẻ cộng với tâm lý thích khám phá những điều mới lạ, bắt kịp các trào lưu đang thịnh hành trên thế giới, như: manga [truyện tranh Nhật Bản], anime [phim hoạt hình Nhật Bản], thời trang Kawaii [Nhật Bản], thời trang Hàn Quốc... Nhiều bạn trẻ không ngại ngần chạy theo cả những trào lưu độc dị khiến chúng ta không khỏi giật mình, như hát cùng dao kéo, chụp ảnh quái đản, “hot boy” giả gái, nuôi thú độc...

Điều đáng báo động nữa là xu hướng tiếp thu thiếu sự “lọc bỏ” những giá trị không phù hợp với văn hóa dân tộc. Trong xu thế hội nhập quốc tế, giới trẻ chủ động lựa chọn, tiếp thu tinh hoa văn hóa của các nước trên thế giới để làm giàu thêm bản sắc văn hóa dân tộc. Tuy vậy, trong quá trình đó vẫn còn tồn tại hiện tượng tiếp nhận xô bồ mọi thứ gọi là “tân kỳ” của văn hóa ngoại lai mà không phân biệt hay dở, tốt xấu để đi đến chỗ lai căng, mất gốc về văn hóa. Điển hình như hiện tượng cuồng thần tượng của giới trẻ đã trở nên nhức nhối trong một thời gian dài; hiện tượng “nhạc rác” xuất hiện tràn lan trên mạng xã hội không chỉ làm xấu thị trường âm nhạc mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến khán giả, đặc biệt là trẻ nhỏ...

Làm thế nào để bảo tồn văn hóa ?

Như vậy, trong quá trình hội nhập quốc tế chúng ta đứng trước thách thức không nhỏ về kinh tế, chính trị đặc biệt là văn hóa. Điều này đặt ra vấn đề làm thế nào để giới trẻ vừa tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại nhưng phải “gạn đục khơi trong” để bảo tồn, giữ gìn giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Theo tôi, cần tăng cường hơn nữa việc giáo dục truyền thống lịch sử và những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Tăng cường giáo dục truyền thống giúp cho đoàn viên, thanh niên thấy được những cái hay, cái đẹp, những giá trị nhân văn sâu sắc của văn hóa truyền thống trên cơ sở khoa học. Khi niềm tự hào dân tộc được đặt trên cơ sở khoa học, nó sẽ làm cho các bạn trẻ có trách nhiệm, hành động trong việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa đó cũng như xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Đồng thời, cần lên án, phê phán những hành vi xem nhẹ các giá trị văn hóa truyền thống, hành vi vi phạm chuẩn mực văn hóa của dân tộc thông qua nhiều kênh, nhiều phương tiện, trong đó đặc biệt là tận dụng ưu thế của các phương tiện truyền thông mới, tạo dư luận xã hội lên án những hành vi xem nhẹ, phủ nhận, quay lưng với những giá trị văn hóa truyền thống. Lên án, phê phán là cách thức giúp giới trẻ có thể nhận thức được những cái xấu, cái chưa phù hợp để thay đổi thái độ và điều chỉnh hành vi.

Bên cạnh đó, cần tạo dựng môi trường văn hóa lành mạnh để giới trẻ có điều kiện tiếp thu những giá trị văn hóa của nhân loại. Để giải quyết vấn nạn “xâm lăng” văn hóa hiện nay, ý thức của mỗi bạn trẻ là yếu tố quan trọng nhất để bảo vệ văn hóa truyền thống của mỗi quốc gia.

Tuy nhiên, để mỗi bạn trẻ có ý thức thì cần xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, trong đó bao gồm cả môi trường gia đình, nhà trường và xã hội. Sự gắn kết của 3 môi trường này cùng với sự tự giáo dục của mỗi cá nhân sẽ góp phần nâng cao nhận thức, hình thành thái độ và hành vi trong việc tiếp thu, chọn lọc và sử dụng những sản phẩm văn hóa giải trí có giá trị và sức ảnh hưởng rộng rãi.

Có thể nói, xu hướng tiếp nhận văn hóa giải trí xuyên quốc gia của giới trẻ Việt Nam hiện nay có nhiều biến đổi. Việc định hướng để giới trẻ nhận thức đúng từ đó hình thành hành vi chuẩn mực góp phần phát huy, bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống là nhiệm vụ trọng tâm và cấp bách hiện nay.

Khi được hỏi: “Theo bà, người trẻ hiện nay nên ứng xử như thế nào với di sản văn hoá mà cha ông để lại? Và cần phải làm những gì để gìn giữ, phát huy và lan toả những giá trị riêng có của văn hoá, của di sản?”

PGS.TS Nguyễn Thu Hiền - Phó Viện trưởng Viện Văn hoá nghệ thuật Quốc gia Việt Nam nói: “Rõ ràng có một bộ phận giới trẻ không mặn mà với văn hóa truyền thống. Có rất nhiều lý do, có thể là do sự tác động của kinh tế thị trường, do sự du nhập các dòng nhạc mới, phim ảnh mới, do công nghệ thông tin, các loại hình giải trí... khiến lớp trẻ không được tiếp xúc với văn hóa truyền thống, họ không có sự hiểu biết...

Ca sĩ Ngọc Khuê và PGS.TS Nguyễn Thu Hiền tại buổi tọa đàm.

Để lớp trẻ cảm thụ được cái hay, cái đẹp của văn hóa dân gian, truyền thống, theo tôi, trước hết chúng ta đưa nhiều bài học về văn hóa truyền thống, bài hát dân ca vào trường học, hay các họa tiết hoa văn, dân gian vào trường học. Trường học cũng nên có nhiều buổi dã ngoại cho học sinh, đặc biệt cho học sinh thành phố được trải nghiệm các buổi dã ngoại.

Trong gia đình, bố mẹ nên duy trì nét văn hóa truyền thống như thờ cúng tổ tiên, về quê, tham dự lễ hội truyền thống của quê hương và nhiều hoạt động khác gắn với văn hóa truyền thống.

Ý tôi muốn nói, để cho lớp trẻ tiếp cận, hiểu và phát huy giá trị văn hóa truyền thống thì trước hết họ phải được tiếp cận, giáo dục và có sự hiểu biết.

Ngày nay, chúng ta cũng thấy nhiều ca sĩ, họa sĩ họ cũng quay về ứng dụng chất liệu truyền thống, dân gian trong sáng tạo của mình. Sản phẩm của họ đi vào đời, đi vào cuộc sống, đi vào giới trẻ. Và những các tác phẩm của họ cũng góp phần nâng cao nhận thức của giới trẻ, để hiểu biết hơn, trân trọng hơn di sản văn hóa truyền thống mà cha ông sáng tạo, gìn giữ đến ngày nay”.

Theo Nhà thiết kế Hà Minh Phúc - Mai Ly việc khai thác văn hoá dân gian để đưa vào thời trang đương đại có những thuận lợi và khó khăn riêng. “Như cô Hiền nói, thực ra những chất liệu dân gian đã ngấm từ bé rồi. Thực ra Phúc với Ly là thế hệ 8x, vẫn còn những hồ sen, những bụi tre.

Phải nói thực sự nó đã ngấm vào trong máu rồi, thành ra khi khai thác về chất liệu dân gian thì nó là một cái dễ vì nó đã ngấm vào trong máu. Tuy nhiên để đưa ra ứng dụng vào trong đời sống thì đương nhiên là hướng về thời trang nhưng vẫn phải trong khuôn khổ của dân gian thì nó cũng khó từ màu sắc đến họa tiết.

Ví dụ BST "Hơi thở thượng ngàn" của Ly & Phúc chẳng hạn, văn hóa Đạo Mẫu đã ngấm trong các câu hát khi Ly với Phúc ngồi xem các giá trầu. Nhưng đúng là ấp ủ 2 năm, rất khó. Bởi vì trong văn hóa Đạo mẫu còn có tính thiêng. Ly với Phúc phải 2 năm nghiên cứu rất nhiều, tìm đến họa sĩ Trần Tuấn Long vì rất mê mẩn những bức tranh của anh vẽ về các giá trầu. Nhưng nếu để nói chuyện, tìm hiểu và lấy cảm hứng từ những bức tranh của anh thì tính thiêng đưa ra rất khó ứng dụng trong thời trang. Hai chị em lại nghiên cứu rất nhiều sách từ thời nhà Đinh, nhà Lê. Sau đó quyết định sẽ lấy từ những cái gì đơn giản. Ví dụ như áo chị Khuê mặc chẳng hạn, là rừng trúc, là hạc. Áo của cô Hiền mặc, màu sắc mang hơi thở của núi rừng nhưng có bông sen. Tất cả đều mang đậm chất Việt Nam.

Thực ra chúng tôi rất mê văn hóa Đạo mẫu. Văn hóa Hầu đồng mang đặc trưng của Việt Nam. Từ màu sắc cho đến âm nhạc trong đó đã làm cho chúng tôi rất phiêu rồi. Đấy chính là điểm dễ nhất. Còn điểm khó chính là tính thiêng. Để đưa ra mặc hàng ngày là rất khó. Chúng tôi phải nghiên cứu để chỉ lấy cảm hứng và tiết chế nó bằng những họa tiết nhẹ nhàng hơn. Để đưa ra cho giới trẻ tiếp cận với văn hóa dân gian một cách nhẹ nhàng nhất”, nhà thiết kế Hà Minh Phúc – Mai Ly chia sẻ.

Nhà thiết Hà Minh Phúc - Mai Ly.

Nhà thiết kế Hà Minh Phúc – Nguyễn Mai Ly cũng nhắn nhủ tới những người sáng tạo nghệ thuật trẻ rằng: “Trước khi May’s House làm về áo dài đặc biệt là áo dài cách tân, đã có rất nhiều các NTK cùng với các thương hiệu khác cũng đã khai thác. Có thể là May’s House cũng rất may mắn khi mà dòng chảy về việc làm sống dậy các nét đẹp văn hóa đến thời điểm này bắt đầu mạnh mẽ hơn. Chính vì vậy các BST được ra đời trên tiêu chí như cô Hiền nói, tức là sáng tạo trong khuôn khổ cho phép để nét đẹp đấy phù hợp với đời sống đương đại, để giúp cho giới trẻ cảm nhận và sử dụng, qua đó sẽ làm sống dậy hơn.

Mình cũng rất mong muốn các NTK khác nữa, chúng ta cùng sống & cảm nhận nền văn hóa với bề dày như vậy thì chúng ta rất cần làm ra những sản phẩm đủ sức mạnh để truyền cảm hứng cho giới trẻ. Bây giờ không nên đặt kỳ vọng vào giới trẻ từ trong vô thức các lũy tre kia hay là các nét đẹp đấy được đưa vào bạn ý. Bởi môi trường đương đại bây giờ không còn có sẵn các thứ đấy nữa. Mà chúng ta là những người mang tính chất định hướng: sản xuất, sáng tạo ra những sản phẩm để giúp cho giới trẻ cảm nhận. Đó cũng là trách nhiệm của những người làm nghề”.

Chủ Đề