Bản trích lục địa chính tiếng hoa là gì năm 2024

Trích lục bản đồ địa chính là giấy tờ chứa thông tin về thửa đất. Hộ gia đình, cá nhân nắm trích lục bản đồ địa chính có được cấp sổ đỏ không là câu hỏi được nhiều người đặt ra.

Sở hữu trích lục bản đồ địa chính có được cấp sổ đỏ không là câu hỏi được rất nhiều cá nhân, hộ gia đình quan tâm. Ảnh: Phan Anh

Trích lục bản đồ địa chính là gì?

Theo Phụ lục số 13 ban hành kèm theo Thông tư 25/2014/TT-BTNMT, trích lục bản đồ địa chính là giấy tờ chứa những thông tin về thửa đất. Nói cách khác, trích lục bản đồ địa chính là một hình thức cung cấp, xác thực thông tin thửa đất, bao gồm:

- Số thứ tự thửa đất, tờ bản đồ, địa chỉ thửa đất.

- Diện tích thửa đất.

- Mục đích sử dụng đất.

- Tên người sử dụng đất, địa chỉ thường trú.

- Các thay đổi của thửa đất so với giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất.

- Bản vẽ thửa đất, gồm sơ đồ thửa đất và chiều dài cạnh thửa.

Sở hữu trích lục bản đồ địa chính có được cấp sổ đỏ không?

Theo Điểm b Khoản 3 Điều 70 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, quy định công việc của Văn phòng đăng ký đất đai khi đăng ký, cấp Giấy chứng nhận như sau:

“Trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất ở nơi chưa có bản đồ địa chính hoặc đã có bản đồ địa chính nhưng hiện trạng ranh giới sử dụng đất đã thay đổi hoặc kiểm tra bản trích đo địa chính thửa đất do người sử dụng đất nộp [nếu có].”

Theo như quy định trên, trong một số trường hợp khi thực hiện thủ tục cấp sổ đỏ [Giấy chứng nhận] thì Văn phòng đăng ký đất đai sẽ trích lục bản đồ địa chính để phục vụ việc cấp Giấy chứng nhận như việc đối chiếu về diện tích, kích thước, ranh giới thửa đất…

Đồng nghĩa với việc, trích lục bản đồ địa chính không phải là giấy tờ về quyền sử dụng đất. Nói cách khác, trích lục bản đồ địa chính không phải giấy tờ chứng minh điều kiện được cấp Giấy chứng nhận.

Hộ gia đình, cá nhân chỉ được cấp Giấy chứng nhận khi có đầy đủ các điều kiện theo trường hợp có giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc không có giấy tờ về quyền sử dụng đất theo Điều 100 và Điều 101 Luật Đất đai 2013.

Bản trích lục có sao y được không là câu hỏi cũng như thắc mắc của nhiều người. Hôm nay, Á Châu sẽ đi tìm hiểu và giúp bạn trả lời những câu hỏi đó.

Trích lục là gì?

Trích lục là việc các cơ quan có thẩm quyền cấp một văn bản chứng minh bạn đã tham gia đăng ký hộ tịch. Sau khi đăng ký hộ tịch thành công, bạn sẽ được cấp một bản chính trích lục.

Bản trích lục có sao y được không?

Vì một số lý do nào đó mà bạn bị thất lạc bản sao trích lục. Lúc này bạn có thể làm lại bằng cách thực hiện sao y trích lục.

Theo quy định hiện hành, bản sao trích lục có 2 loại:

  • Bản sao trích lục cấp từ hồ sơ gốc
  • Bản sao trích lục chứng thực từ bản chính

Chính vì vậy, bản trích lục hoàn toàn có thể được sao y và có giá trị pháp tương đương với hồ sơ gốc và bản chính.

Thủ tục chứng thực bản sao y từ bản trích lục chính

Để thủ tục sao y trích lục được hoàn tất nhanh chóng. Bạn cần thực hiện đúng theo quy trình sau:

  • Nộp bản sao cần chứng thực và bản trích lục chính tại cơ quan có thẩm quyền.
  • Sau khi được bộ phận chứng thực bản sao, nộp lệ phí và nhận bản chính và bản sao trích lục.

Bản sao trích lục có công chứng được không?

Như đã đề cập và phân tích ở nội dung trên. Bản sao trích lục được trích từ hồ sơ gốc hoặc bản chính trích lục và có giá trị pháp lý tương đương. Chính vì vậy, bản sao trích lục không cần phải công chứng.

Tổng kết

Như vậy, bản trích lục hoàn toàn có thể được sao y và có giá trị pháp lý tương đương so với hồ sơ gốc và bản chính trích lục. Bạn có thể sử dụng bản sao y để hoàn tất các thủ tục hồ sơ pháp lý cần có.

Á Châu là một công ty dịch thuật uy tín và đáng tin cậy, chuyên cung cấp dịch vụ dịch thuật chuyên ngành và dịch thuật công chứng chất lượng tại Hà Nội. Với kinh nghiệm và sự chuyên nghiệp trong ngành dịch thuật, chúng tôi cam kết mang đến cho khách hàng những bản dịch thuật chính xác, đáng tin cậy và đạt chuẩn quốc tế.

Chúng tôi có thể xử lý mọi loại tài liệu và ngôn ngữ, từ văn bản pháp luật, hợp đồng, giấy tờ xuất nhập khẩu, hồ sơ du học, giấy phép lao động đến các tài liệu kỹ thuật, y tế, tài chính, marketing và nhiều lĩnh vực khác.

Ông Duy có hỏi qua tổng đài thì Sở Tài nguyên và Môi trường cho biết, có một số đường giao thông hình thành do người sử dụng đất tự chừa đường, tự nguyện trả đất cho nhà nước vào mục đích giao thông công cộng, một số đường giao thông không phù hợp quy hoạch.

Người chủ cũ đã làm hồ sơ hiến đất và trên bản đồ địa chính đã có đường nên ông Duy mới mua, giờ cơ quan chức năng lại trả lời là không phù hợp quy hoạch. Ông Duy hỏi, trường hợp này ông phải làm thế nào?

Bộ Tài nguyên và Môi trường trả lời vấn đề này như sau:

Điều 12 Thông tư số 34/2014/TT-BTNMT ngày 30/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về xây dựng, quản lý, khai thác hệ thống thông tin đất đai quy định quy định

"Điều 12. Trình tự, thủ tục cung cấp dữ liệu đất đai

1. Việc nộp văn bản, phiếu yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai được thực hiện theo một trong các phương thức sau:

  1. Nộp trực tiếp tại cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai;
  1. Gửi qua đường công văn, fax, bưu điện;
  1. Gửi qua thư điện tử hoặc qua cổng thông tin đất đai.

2. Cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai tiếp nhận, xử lý và thông báo nghĩa vụ tài chính [trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính] cho tổ chức, cá nhân. Trường hợp từ chối cung cấp dữ liệu thì phải nêu rõ lý do và trả lời cho tổ chức, cá nhân biết.

3. Sau khi tổ chức, cá nhân thực hiện xong nghĩa vụ tài chính, cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai thực hiện cung cấp dữ liệu đất đai theo yêu cầu.

4. Thời hạn cung cấp dữ liệu đất đai thực hiện theo quy định sau:

  1. Trường hợp nhận được yêu cầu trước 15 giờ thì phải cung cấp ngay trong ngày; trường hợp nhận được yêu cầu sau 15 giờ thì cung cấp dữ liệu đất đai được thực hiện vào ngày làm việc tiếp theo;
  1. Trường hợp yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai dưới hình thức tổng hợp thông tin thì thời hạn cung cấp dữ liệu đất đai được xác định theo thỏa thuận giữa cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai và người có yêu cầu bằng hình thức hợp đồng".

Khoản 2 Điều 15 Thông tư số 34/2014/TT-BTNMT quy định:

"2. Cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai ở địa phương là Văn phòng Đăng ký đất đai.

Đối với địa phương chưa xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, Văn phòng Đăng ký đất đai, UBND cấp xã có trách nhiệm cung cấp dữ liệu đất đai từ hồ sơ địa chính theo phân cấp quản lý hồ sơ địa chính".

Theo quy định trên thì ông có thể yêu cầu trích lục hồ sơ địa chính tại cơ quan quản lý đất đai ở địa phương nơi có đất [Văn phòng Đăng ký đất đai], UBND cấp xã [đối với nơi chưa xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai] để được giải quyết theo quy định.

Chủ Đề