Bánh khọt bao nhiêu một phần?

Hơn 18 năm nay, tiệm bánh khọt nép trong hẻm nhỏ đường Văn Cao, quận Tân Phú níu chân thực khách không chỉ nhờ giá bình dân mà chất lượng món ăn khiến nhiều người hài lòng. Quán nằm cuối hẻm, vị trí hơi khó tìm. Cô chủ quán kê chiếc bàn nhỏ trước hiên nhà, bày vài hũ nguyên liệu, bên cạnh là bốn chiếc bếp lò xô [bếp dầu] đổ bánh khọt liên tục. Quán bán tính tiền theo cái với giá 2.000 đồng, ăn bao nhiêu trả tiền bấy nhiêu. Còn rau mắm ăn kèm thoải mái.

Bàn bánh khọt tự chọn. Ảnh Thi Thi

Thực đơn của quán gồm hai loại bánh khọt, nhân tôm và nhân đậu xanh. Mỗi ngày, chủ quán đi chợ từ sớm, chuẩn bị sẵn nguyên liệu cho món ăn. Tôm to làm sạch, cắt bỏ đầu đuôi, giữ nguyên vỏ rồi xào sơ với gia vị cho thấm. Đậu xanh bóc vỏ rửa sạch, luộc sơ qua cho mềm. Rau ăn kèm khá đơn giản như xà lách, cải cay, diếp cá và tía tô, không có nhiều rau thơm như một số quán khác.

Mỗi chiếc bánh khọt làm từ một vá bột nhỏ, có pha chút hành lá. Tiếp đến cô chủ cho một con tôm hoặc một ít đậu xanh lên trên, chiên ngập trong dầu cho tới khi chín vàng. Lớp vỏ bánh mỏng, giòn, nhờ vậy mà dù để lâu bên ngoài vẫn không bị ỉu. Cô chủ thường tranh thủ chiên bánh trước, chất đầy trên bàn để khách đến là có bánh ăn ngay, đỡ phải chờ lâu. Nếu bạn muốn ăn nóng thì có thể nhờ chủ quán hâm lại một chút là xong.

Bánh khọt tôm. Ảnh Phucvo98

Trên bàn đặt sẵn hũ mắm ngọt và đồ chua làm từ củ cải và cà rốt bào sợi, khách ăn bao nhiêu thì lấy bấy nhiêu. Nước mắm pha loãng không bị mặn, cũng không quá ngọt, kết hợp với rau củ ngâm chua giúp trung hòa hương vị làm không ít thực khách thích đến nỗi muốn húp cả nước mắm. Khi ăn, bạn kẹp bánh khọt và rau rồi chấm ngập trong nước mắm. Vỏ bánh giòn rụm, tôm thấm vị, đậu xanh thì bùi bùi quyện với nước mắm trở thành món lót dạ lý tưởng chiều mưa. Rau sống giúp món ăn không bị ngấy.

Chiếc bánh nhỏ nên trung bình mỗi người có thể ăn ít nhất 10 cái. Người ăn khỏe dễ dàng chén 20 cái một lúc là chuyện thường. Đa phần khách quen đến mua mang về do chỗ ngồi hạn chế. Cạnh quán là tiệm nước giải khát cho thực khách có nhu cầu. Quán mở cửa từ 11h30 đến 18h, nghỉ ngày rằm và mồng một hàng tháng.

Hàng ăn vặt của cô Gái tồn tại gần 40 năm ở đất Sài Gòn, mỗi ngày một món khác nhau, chỉ duy nhất thứ năm và chủ nhật là bán bánh khọt.

Bánh khọt cô Gái có bột bánh dày, chiên ít dầu mỡ nên không bị ngấy, gồm ba loại nhân khác nhau gồm tôm, thịt xay và đậu xanh.

Giá mỗi chiếc bánh chỉ 3.000 đồng, khách đến ăn thường mua... cả ký bánh khọt để ăn cho đã.

Chỉ cần đến trễ 30 phút [tức là khoảng 2h30 chiều], hàng bánh khọt có thể hết sớm. Chẳng hạn như hôm tôi đến, dù trời đang mưa rất to, nhưng cô Gái cười bảo khách tới sớm mua gần hết rồi con!

Bột bánh được trộn với cốt dừa, có vị beo béo bùi bùi bắt miệng - Ảnh: Minh Đức

Cũng may, vẫn còn một ít bánh nhân tôm và đậu xanh để bán trong vài phút! Không chỉ giá thành rẻ, bánh khọt thơm ngon, mềm, chứ không chiên giòn nên dễ ăn, thấm nước mắm mặn ngọt.

Rau xanh được cô Gái rửa sạch, cắt vừa, trộn với nước mắm ngon tuyệt. Ai thích ăn kiểu cuốn có thể dặn cô cho rau chưa cắt để cuốn bánh chấm nước mắm.

Sau 2h30 chiều thứ năm và chủ nhật, hàng bánh khọt chỉ còn lại một ít, chậm chân có khi không kịp ăn! - Ảnh: Minh Đức

Bánh khọt là loại bánh thuần Việt đặc trưng miền Nam, được làm bằng bột gạo hoặc bột sắn, bột làm bánh được nướng với các loại nhân khác nhau.

Mặc dù là món ăn được đánh giá có nhiều chất béo, nhưng hương vị thơm ngon và dễ ăn của món bánh này, khiến nó nổi tiếng và trở thành một phần văn hóa ẩm thực trong Nam.

Bánh khọt cô Gái dùng tôm lớp, loại tôm có vỏ mỏng, khi chế biến vẫn giữ được độ giòn nhưng không quá cứng và dày, khi ăn với lớp bánh mềm mịn lại cân bằng.

Hàng ăn vặt cô Gái ngoài món bánh khọt thơm ngon, còn có bán các loại chè và các món ăn vặt theo thực đơn thay đổi mỗi ngày. Địa chỉ: 211/116 Hoàng Hoa Thám, phường 5, Phú Nhuận.

Hàng ăn vặt "thần sầu" của "bà trùm" theo cách gọi vui của dân mạng - Ảnh: Minh Đức

Cô Gái [tên thật là cô Thu] chia sẻ gần 60 năm sinh ra và lớn lên ở đất Sài Gòn, từ một tiểu thương buôn bán trong chợ trời Cây Quéo, quận Bình Thạnh nhưng do sức khỏe không còn được như trước, cô Thu mở hàng ăn vặt trong hẻm gần nhà, vẫn bán với giá rất bình dân, để giữ chân thực khách thân quen.

Về Phan Thiết thì cứ “tối mì quảng, sáng bún bò dơ”

TTO - Giữa lòng thành phố Phan Thiết [tỉnh Bình thuận] có một quán bún bò đã thu hút thực khách suốt mấy chục năm nay, không chỉ vì hương vị đặc biệt, mà còn nhờ cái tên rất lạ, là “bún bò…dơ”.

Chủ Đề