Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện Nghị định 60

STO - Cơ chế tự chủ về tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập nhằm giúp các đơn vị chủ động trong sử dụng kinh phí được giao, tăng cường hiệu quả công việc, nâng cao ý thức tiết kiệm trong sử dụng ngân sách Nhà nước. Ngày 21-6-2021 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 60/2021/NĐ-CP, quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, phóng viên Báo Sóc Trăng có cuộc trao đổi với đồng chí Dương Thị Kim Thúy - Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Sóc Trăng.

Phóng viên: Thưa đồng chí, Nghị định số 60/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập đã được tỉnh Sóc Trăng triển khai như thế nào?

Đồng chí Dương Thị Kim Thúy: Ngày 21-6-2021, Chính phủ ban hành Nghị định số 60/2021/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập, nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15-8-2021. Để triển khai thực hiện nghị định này, UBND tỉnh đã có Công văn số 1887/UBND-TH, ngày 1-9-2021 triển khai đến các sở, ban ngành tỉnh; đoàn thanh niên; các đơn vị sự nghiệp công lập và UBND cấp huyện. Theo đó, UBND tỉnh giao Sở Tài chính hướng dẫn, đôn đốc các cơ quan, đơn vị xây dựng phương án tự chủ tài chính giai đoạn từ năm 2022 theo quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP của Chính phủ. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh, Sở Tài chính đã hướng dẫn đến các đơn vị, địa phương, cụ thể là Công văn số 4666/STC-NS, ngày 21-10-2021 của Sở Tài chính tỉnh Sóc Trăng về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập; Công văn số 6061/STC-NS, ngày 31-12-2021 của Sở Tài chính tỉnh Sóc Trăng về việc khẩn trương triển khai thực hiện cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định số 60/2021/NĐ-CP của Chính phủ.

Phóng viên: Trong quá trình thực hiện Nghị định số 60/2021/NĐ-CP của Chính phủ có những thuận lợi, khó khăn gì thưa đồng chí?

Đồng chí Dương Thị Kim Thúy: Nghị định số 60/2021/NĐ-CP của Chính phủ ban hành có nhiều đổi mới nhằm khắc phục những hạn chế của Nghị định số 16/2015/NĐ-CP, ngày 14-2-2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập, trong đó đặc biệt đáng lưu ý là những quy định mới, chi tiết hơn về phân loại mức tự chủ tài chính; nguồn tài chính và sử dụng nguồn tài chính; tự chủ tài chính, giao quyền tự chủ cho đơn vị sự nghiệp công lập.

Tuy nhiên, đến thời điểm này, Nghị định số 60/2021/NĐ-CP chưa có thông tư hướng dẫn chi tiết thực hiện. Ngoài ra, khi thực hiện nghị định này có một số khó khăn đối với tỉnh Sóc Trăng, cụ thể: tại khoản 2, Điều 4, Chương 1 về danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước, các dịch vụ công cơ bản, thiết yếu theo quy định của pháp luật chuyên ngành và pháp luật về ngân sách nhà nước gồm: các dịch vụ giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông; y tế dự phòng, y tế cơ sở, bệnh viện ở vùng khó khăn, biên giới, hải đảo; khám, chữa các bệnh phong, lao, tâm thần; nghiên cứu khoa học cơ bản; văn hóa, nghệ thuật dân gian truyền thống, đào tạo huấn luyện vận động viên, huấn luyện viên thể thao quốc gia; chăm sóc người có công và bảo trợ xã hội và các dịch vụ thuộc danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước theo các lĩnh vực quy định tại phụ lục i ban hành kèm theo Nghị định số 60/2021/NĐ-CP này. Tại khoản 2, Điều 4, Chương 1 của Nghị định số 60/2021/NĐ-CP về thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành danh mục chi tiết dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước, cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh báo cáo UBND cấp tỉnh để trình HĐND cấp tỉnh sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước theo phân cấp thuộc phạm vi quản lý của địa phương và phù hợp với khả năng ngân sách của địa phương. Hay tại Điều 36 của Nghị định số 60/2021/NĐ-CP của Chính phủ nêu trên, có quy định trách nhiệm của các bộ, cơ quan Trung ương, cụ thể như sau: phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn các đơn vị sự nghiệp công thuộc ngành, lĩnh vực thực hiện các quy định tại nghị định này; chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý của bộ, cơ quan Trung ương theo quy định tại Điều 4 nghị định này cho phù hợp với tình hình thực tế trong từng thời kỳ; ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí [nếu có] làm cơ sở ban hành đơn giá, giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về giá và quy định của pháp luật khác có liên quan để làm cơ sở giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung ứng dịch vụ sự nghiệp công theo quy định tại Nghị định số 32/2019/NĐ-CP của Chính phủ; ban hành tiêu chí, tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước; cơ chế giám sát, đánh giá, kiểm định chất lượng và quy chế kiểm tra, nghiệm thu dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc bộ, cơ quan Trung ương; hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công; thực hiện thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm trong hoạt động cung ứng dịch vụ sự nghiệp công và tổ chức thực hiện các nội dung khác về trách nhiệm quản lý nhà nước đối với dịch vụ sự nghiệp công và đơn vị sự nghiệp công thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan Trung ương… Thế nhưng, đến nay qua theo dõi chỉ có một số bộ đã ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước như Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước trong lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch; Bộ Tư pháp ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công về sự nghiệp công, thiết yếu. Do một số bộ, ngành chưa ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước, nên các sở, ban ngành tỉnh cũng bị động trong việc tham mưu UBND tỉnh ban hành, sửa đổi, bổ sung danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương theo quy định tại Điều 4, Nghị định số 60/2021/NĐ-CP của Chính phủ cho phù hợp với tình hình thực tế trong từng thời kỳ.

Phóng viên: Thưa đồng chí, thời gian tới, Nghị định số 60/2021/NĐ-CP của Chính phủ được thực hiện như thế nào?

Đồng chí Dương Thị Kim Thúy: Trong thời gian chờ hướng dẫn, trước mắt, Sở Tài chính đã trình UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch đào tạo tập huấn Nghị định số 60/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập đối với lãnh đạo kế toán các đơn vị sự nghiệp công trên địa bàn tỉnh. Sở Tài chính sẽ phối hợp với đơn vị đào tạo để triển khai tập huấn đến các đơn vị về Nghị định số 60/2021/NĐ-CP của Chính phủ, cố gắng kịp tiến độ theo chỉ đạo của UBND tỉnh. Đồng thời, UBND cấp tỉnh, cấp huyện phê duyệt phương án tự chủ về tài chính của đơn vị sự nghiệp công thuộc phạm vi quản lý sau khi có ý kiến của cơ quan tài chính cùng cấp. Mặt khác, Sở Tài chính tiếp tục đôn đốc các đơn vị sự nghiệp công thực hiện cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập Nghị định số 60/2021/NĐ-CP của Chính phủ.

Phóng viên: Xin cảm ơn đồng chí!

K.N

Dự thảo Thông tư hướng dẫn cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị SNCL đang được Bộ Tài chính hoàn thiện. Ảnh: Internet.

Thông tin tới cử tri tỉnh Hà Tĩnh, Bộ Tài chính cho biết, Nghị định số 60/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập được ban hành từ tháng 6/2021. Để triển khai Nghị định số 60/2021/NĐ-CP, Bộ Tài chính đã dự thảo Thông tư hướng dẫn một số nội dung về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập [SNCL]; xử lý tài sản, tài chính khi tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập.

Đến nay, Bộ Tài chính đã tổng hợp, nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của các bộ, địa phương để hoàn thiện dự thảo Thông tư.

Về cơ chế tự chủ chi trả tiền lương, để cụ thể hóa định hướng đổi mới cơ chế tài chính của đơn vị SNCL; thể hiện sự khác biệt giữa các đơn vị SNCL có mức độ tự chủ tài chính khác nhau, Nghị định số 60/2021/NĐ-CP đã quy định chi trả tiền lương kể từ thời điểm chế độ tiền lương do Chính phủ quy định theo Nghị quyết số 27 NQ/TW có hiệu lực thi hành.

Tuy vậy, do ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch bệnh Covid-19 đến tinh hinh kinh tế - xã hội, ngày 13/11/2021, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 34/2021/QH15 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2022, trong đó tại khoản 1 Điều 3 đã quy định: "Lùi thời điểm thực hiện cải cách chính sách tiền lương quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị quyết số 23/2021/QH15 của Quốc hội; ưu tiên điều chỉnh lương hưu cho người nghỉ hưu trước năm 1995”.

Theo đó, khi phê duyệt phương án tự chủ tài chính theo quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP, các đơn vị SNCL sẽ chưa thực hiện ngay việc chi trả thu nhập cho người lao động theo cơ chế tiền lương mới quy định tại Nghị quyết số 27-NQ/TW và Nghị định số 60/2021/NĐ-CP.

Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cho biết, năm 2020-2021, dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng rất lớn đến nguồn thu của các đơn vị SNCL đặc biệt là đối với lĩnh vực y tế và lĩnh vực đào tạo, giáo dục nghề nghiệp, do đó việc đánh giá tình hình thực hiện phương án tự chủ của giai đoạn trước nhằm mục tiêu đề xuất phương án tự chủ cho giai đoạn tiếp theo sẽ không đảm bảo được tính đầy đủ, khách quan, từ đó, ảnh hưởng đến việc xác định mức độ tự chủ của các đơn vị trong thời kỳ ổn định tiếp theo.

Vì vậy, để có cơ sở pháp lý ban hành Thông tư hướng dẫn cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị SNCL phù hợp với bối cảnh bị ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, Bộ Tài chính đã có 2 văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ/Chính phủ đề nghị Chính phủ ban hành Nghị quyết cho phép các đơn vị SNCL tiếp tục được thực hiện cơ chế chi trả thu nhập tăng thêm như năm 2021 đến khi chính sách cải cách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW có hiệu lực thi hành. Các nội dung quy định khác về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị SNCL vẫn thực hiện theo các quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP.

Tuy vậy, Bộ Tài chính cho biết, ngày 9/3/2022, Văn phòng Chính phủ đã có công văn số 1492/VPCP-KTHH thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái về đề xuất của Bộ Tài chính tại các văn bản nêu trên. Trong đó: “Giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp và các bộ, cơ quan liên quan rà soát các quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP; trường hợp có nội dung cần sửa đổi, bổ sung, các Bộ thống nhất phương án, bảo đảm đúng quy định, đủ cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn, báo cáo Chính phủ xem xét, quyết định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 60/2021/NĐ-CP theo đúng trình tự, thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật”.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Bộ Tài chính đã có công văn số 3074/BTC-HCSN ngày 5/4/2022 đề nghị các bộ, cơ quan trung ương và các địa phương đánh giá tình hình thực tế triển khai các quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP, trên cơ sở đó đề xuất các nội dung cần sửa đổi, bổ sung.

Trên cơ sở tổng hợp ý kiến của các bộ, địa phương, Bộ Tài chính đề xuất Thủ tướng Chính phủ cho phép các đơn vị SNCL được tiếp tục thực hiện phương án tự chủ đã được duyệt đến hết năm 2022 [đối với những đơn vị SNCL chưa được phê duyệt phương án tự chủ tài chính thì thực hiện phê duyệt phương án tự chủ tài chính của năm 2022].

Bộ Tài chính cũng đề nghị Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ, Bộ Y tế tham gia ý kiến về nội dung báo cáo Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 5412/BTC-HCSN nêu trên của Bộ Tài chính. Trên cơ sở tổng hợp ý kiến tham gia của các Bộ, Bộ Tài chính đã có công văn 6520/BTC-HCSN ngày 6/7/2022 gửi Văn phòng Chính phủ đề nghị tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ/Chính phủ xem xét, quyết định.

Như vậy, các nguyên nhân khách quan nêu trên đã ảnh hưởng đến tiến độ ban hành Thông tư hướng dẫn Nghị định số 60/2021/NĐ-CP. Tuy vậy, Bộ Tài chính đã chủ động có các văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ/Chính phủ xin ý kiến tháo gỡ về cơ chế tự chủ tài chính của các đơn vị SNCL.

Hiện nay, trong khi đợi ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về nội dung đề xuất nêu trên của Bộ Tài chính, tiếp thu các ý kiến góp ý của địa phương, Bộ Tài chính đang tích cực hoàn thiện nội dung dự thảo Thông tư hướng dẫn cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị SNCL.

Video liên quan

Chủ Đề