Phân tích tác phẩm ông lão và biển cả

Ông già và biển cả là tác phẩm đoạt giải Nobel Văn học. Phân tích Ông già và biển cả là dạng văn quan trọng, cần chú trọng trong chương trình.

“Nguyên lý tảng băng trôi” là khái niệm nổi tiếng mà bất cứ ai cũng sẽ nghe thấy ít nhất một lần. Hê-minh-uê với quan niệm phải nhìn sự vật ở sâu bản chất, không được đánh giá chỉ thông qua phần nhỏ nổi lên trước mắt; đã sáng tạo nên nhiều tác phẩm văn học giá trị. Trong đó, “Ông già và biển cả” là tác phẩm nổi tiếng nhất của ông trong suốt cuộc đời sáng tác. Phân tích Ông già và biển cả, ta sẽ thấy rõ quan niệm này của nhà văn.

Thân bài

  • Khái quát tác giả, tác phẩm

Hê-minh-uê tên khai sinh là Ơ-nít Hê-minh-uê [1899 – 1961], sinh ra và lớn lên tại bang I-li-noi trong một gia đình trí thức. 19 tuổi, ông tham gia đội xe cứu thương của Hội chữ thập đỏ trong Chiến tranh thế giới thứ nhất ở chiến trường Italia. Sau đó ông bị thương và quay trở về Hoa Kỳ. Ra khỏi cuộc chiến, ông thất vọng về xã hội đương thời, tự nhận mình thuộc thế hệ mất mát, không hòa nhập với xã hội. Ông đã đi tìm bình yên trong men rượu và tình yêu. Sau đó, ông sang Pháp, vừa làm báo vừa bắt đầu sáng tác. Hê-minh-uê được đánh giá là nhà văn lỗi lạc nhất nước Mỹ trong thế kỉ XX với nguyên lí tảng băng trôi và lối viết súc tích, kiệm lời, không dài dòng.

Tác giả Hê-minh-uê

“Ông già và biển cả” ra đời năm 1952, sau 10 năm Hê-minh-uê sinh sống tại Cu-ba. Đây là tác phẩm nổi bật cho nguyên lí “tảng băng trôi” của tác giả. Ở đó, nhà văn chỉ đưa ra mặt giấy một phần nhỏ của sự vật, vấn đề; người đọc – cũng là người đồng sáng tạo – phải thấu hiểu và cùng nghiên cứu mới có thể hiểu được những gì tác giả đã lược bỏ.

  • Luận điểm 1: Hình tượng con cá kiếm

Trước hết, tác giả Hê-minh-uê đã khắc họa lên hình tượng Con cá kiếm em kiếm. Đó là một con cá lớn, hiện lên vô cùng đẹp đẽ: “cái đuôi lớn hơn cả chiếc hái lớn màu tím hồng dựng lên trên mặt đại dương xanh thẫm”, “một cái bóng đen vượt qua dưới con thuyền”, bộ vây to sụ nặng hơn mười tấn. Tác giả đã sử dụng biện pháp nói quá để miêu tả con cá như một biểu tượng của thiên nhiên hùng vĩ. Không chỉ có vẻ ngoài to lớn, con cá kiếm đó còn có sức mạnh vô cùng to lớn. “những vòng bơi của nó khiến ông lão hoa mắt chóng mặt”, “ông cảm nhận được cú nẩy mạnh đột ngột ở sợi dây do con cá gây ra”. Con cá ấy dường như có được sức mạnh siêu nhiên, hiện lên vô cùng mạnh mẽ và kì vĩ. Dù cho có cận kề cái chết, đối mặt với hiểm nguy, con cá ấy vẫn bất khuất, kiên cường, không lùi bước. Trong cuộc chiến ấy, “nó phóng lên khỏi mặt nước phô tầm vóc khổng lồ, vẻ đẹp và sức lực”, mang tâm thế của kẻ mạnh hơn, cho cảm giác choáng ngợp với con người nhỏ bé.

Mặc dù thua cuộc, nhưng con cá ấy đã đại diện cho vẻ đẹp và sức mạnh vĩ đại của thiên nhiên. Nó đã làm cho chiến thắng của ông lão càng thêm vẻ vang, đáng ngưỡng mộ. Sâu xa hơn, hình tượng con cá còn đại diện cho những thách thức, khó khăn trong cuộc sống mà con người phải dũng cảm đối mặt, rồi vượt qua giành lấy vinh quang cho mình. Nó còn biểu tượng cho cái đẹp, cho những ước vọng và sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sĩ. Vì vậy, dưới ngòi bút của Hê-minh-uê, con cá hiện lên đẹp và đáng trân trọng vô cùng.

  • Luận điểm 2: Hình tượng ông lão

Phân tích Ông già và biển cả, tác giả Hê-minh-uê đã đặt “ông già” lên phía trước, như nhằm ám chỉ chiến thắng và vị thế của con người. Sau 84 ngày đêm thất bại, ông lão vẫn cố gắng tìm kiếm và cuối cùng đã tìm được con cá kiếm lớn đúng như mong muốn. Điều đó đã cho thấy sự kiên trì, miệt mài không ngừng nghỉ của người lao động. Đó cũng là biểu tượng cho việc sáng tạo không ngừng, luôn luôn tìm kiếm cái mới mẻ trong nghệ thuật của người nghệ sĩ.

Cuộc chiến giữa ông lão và con cá kiếm

Vẻ đẹp của con người còn được thể hiện thông qua cuộc chiến đấu với con cá khổng lồ. Ông lão là một người đánh cá rất lành nghề, bằng kinh nghiệm và tài năng của mình đã chiến thắng thiên nhiên hùng vĩ. Chỉ cần nhìn độ chếch, độ nghiêng của sợi dây là ông đã có thể biết được hoạt động của con cá. Nó đang bơi vòng tròn hay liên tục ngoi lên trong lúc bơi ông cũng có thể dễ dàng quan sát và nắm bắt. Đồng thời bằng việc dựa trên sự căng chùng của sợi dây, người đánh cá ấy có thể đoán được con cá đang làm gì. Với cách miêu tả súc tích, tác giả đã làm nổi bật lên sự điêu điêu luyện của mình. Ông đã “phóng lao trúng tim con cá” một cách dứt khoát và vô cùng chính xác. Ông lão ấy có một sức mạnh của ý chí rất phi thường, nhờ đó mới có thể chiến thắng con cá kiếm: 

Đồng thời, nhân vật này hiện lên là một người luôn tin tưởng vào khả năng của bản thân qua lời nói: “tao sẽ tóm được mày ở đường lượn, ta sẽ di chuyển được nó”. Đó là bản lĩnh mà không phải ai cũng có được và dám khẳng định mình. Và dù cho đã rất mệt mỏi sau chuỗi ngày dài trên biển, ông vẫn cố gắng và kiên trì chiến đấu với con cá kiếm khổng lồ. Điều đó đã cho thấy vẻ đẹp của ý chí và quyết tâm chinh phục lớn lao, không chùn bước trước khó khăn, gian khổ.

Sau cuộc chiến đấu ấy, ông lão đã chiến thắng. Tác giả đã cho thấy khát vọng muốn chinh phục thiên nhiên của con người và khẳng định sức mạnh phi thường, khả năng của con người là không có giới hạn. Qua hình tượng ông lão, Hê-minh-uê thể hiện sự tin tưởng vào sức mạnh ý chí và quyết tâm của con người. Đồng thời cũng là biểu tượng vinh danh hình ảnh nghệ sĩ đã đạt được thành quả vẻ vang sau quá trình lao động nghệ thuật miệt mài.

Kết bài

Thông qua Phân tích Ông già và biển cả , ta không chỉ thấy được vẻ đẹp của con người khi đối diện với thiên nhiên hùng vĩ mà còn thấu hiểu những lời gửi gắm của Hê-minh-uê về con đường chinh phục nghệ thuật.  Đồng thời hiểu rằng, để thành công, con người phải trải qua khó khăn, phải kiên trì và vững vàng đối diện với chính bản thân mình.

>> Xem thêm: Phân tích rừng xà nu của nhà văn Nguyễn Trung Thành – Văn mẫu chuẩn 2021

Đề bài: Phân tích hình tượng ông lão trong tác phẩm Ông già và biển cả

Mục lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
II. Bài văn mẫu

Phân tích hình tượng ông lão trong tác phẩm Ông già và biển cả


I. Dàn ý Phân tích hình tượng ông lão trong tác phẩm Ông già và biển cả [Chuẩn]

1. Mở bài

Giới thiệu về tác phẩm Ông già và biển cả và nhân vật ông lão Xan-ti-a-go.

2. Thân bài

- Khái quát về hoàn cảnh của ông lão Xan-ti-a-gô:+ Là một người đánh bắt giàu kinh nghiệm, khi còn trẻ con có một "chiến tích" đánh bắt đáng tự hào.

+ Càng lớn tuổi thì công việc càng trở nên khó khăn, ông không còn bắt được bất cứ con cá nào nữa. Ông quyết định ra khơi lần cuối để bắt được con cá lớn nhất trong sự nghiệp đánh bắt của mình.

- Vẻ đẹp của ông lão Xan-ti-a-gô:

+ Kiên trì, bền bỉ:

  • 84 ngày lênh đênh trên biển, dù không bắt được con cá nào nhưng ông không bỏ cuộc.
  • Theo sát con cá kiếm, đấu trí đấu sức đến khi sức lực dần rời khỏi cơ thể nhưng quyết không chịu bỏ cuộc.

+ Tài hoa, khéo léo cùng kinh nghiệm đánh bắt dày dạn:

  • Chỉ cần nhìn vào độ nghiêng, độ chếch của sợi dây, ông lão biết được con cá đang bơi vòng hay sẽ ngoi lên mặt nước trong lúc bơi.
  • Dù thân thể dã dời nhưng ông vẫn lựa chọn được thời điểm then chốt để phóng lao "hạ gục" con cá.

+ Tin tưởng vào bản thân: Vào những giây phút khó khăn nhất, ông vẫn tự nhủ rằng bản thân sẽ làm được "ta sẽ có nó", "ta đã tóm được mày ở vòng lượn" hay "ta đã di chuyển được nó"....

- Ý nghĩa của hình tượng con cá kiếm và ông lão đánh cá:+ Con cá kiếm không chỉ là thành quả đáng tự hào của ông lão Xan-ti-a-go sau nhiều ngày rượt đuổi trên biển mà còn là biểu tượng cho những ước mơ, khát vọng chinh phục tự nhiên đầy lớn lao của con người.

+ Ông lão cũng là biểu tượng đẹp đẽ cho sức mạnh phi thường, không giới hạn của con người trong hành trình theo đuổi những lí tưởng đẹp đẽ.

3. Kết bài

Khái quát chung
 

II. Bài văn mẫu Phân tích hình tượng ông lão trong tác phẩm Ông già và biển cả [Chuẩn]

Ông già và biển cả là truyện ngắn xuất sắc được trao giải Nobel văn học [năm 1954] của nhà văn Mĩ Ơ-nít Hê-minh-uê. Thông qua hình tượng ông lão đánh cá cùng hành trình chinh phục con cá kiếm khổng lồ trên biển của ông lão Xan-ti-a-gô, Ơ-nít Hê-minh-uê đã gửi gắm được nhiều thông điệp, triết lí sâu sắc. Đây cũng chính là lí do Ông già và biển cả tạo được tiếng vang mạnh mẽ và độ phổ biến sâu rộng ngay từ khi mới được ra mắt.

Xan-ti-a-go là một người đánh bắt giàu kinh nghiệm, khi còn trẻ con có một "chiến tích" đánh bắt đáng tự hào. Thế nhưng càng lớn tuổi thì công việc càng trở nên khó khăn, ông không còn bắt được bất cứ con cá nào nữa, bởi vậy ông đã quyết định ra khơi lần cuối cùng để thử thách sự kiên trì, bản lĩnh và kinh nghiệm của bản thân. Chuyến ra khơi cuối cùng của ông lão Xan-ti-a-go lại khó khăn hơn rất nhiều so với tưởng tượng của ông. Hơn 84 ngày đêm lênh đênh trên biển ông lão mới tìm thấy được "đối tượng" săn đuổi của mình, đó là một con cá kiếm to lớn và đẹp đẽ "cái đuôi lớn hơn cả chiếc hái lớn màu tím hồng dựng lên trên mặt đại dương xanh thẫm". Không những thế, con cá còn là một "đối thủ" đáng gờm nhất mà ông lão từng đối mặt, nó sở hữu một sức mạnh to lớn với "những vòng bơi của nó khiến ông lão hoa mắt chóng mặt", "ông cảm nhận được cú nẩy mạnh đột ngột ở sợi dây do con cá gây ra".

Ông lão Xan-ti-a-go không chỉ là một người kiên trì, bền bỉ mà còn là một người nghệ sĩ tài hoa, dày dặn kinh nghiệm trên biển. Hành trình chinh phục con cá kiếm của ông lão được nhà văn Hê-ming-uê miêu tả như một cuộc chiến thực sự. Con cá không chỉ có sức mạnh kinh người mà còn là một kẻ khôn ngoan, nó quay vòng làm tiêu hao sức lực của ông lão. Thế nhưng, suốt hai giờ đồng hồ, dù đôi tay đã mỏi nhừ, sức lực cũng dần rút khỏi thân thể già yếu của ông lão thì ông vẫn cố gắng giữ chắc sợi dây, trong lòng tự nhủ "Chúa sẽ giúp ta chịu đựng. Ta sẽ đọc một trăm lần kinh Lạy Cha và một trăm lần kinh Mừng Đức Mẹ. Nhưng lúc này thì ta chưa thể đọc."

Sự bền bỉ cùng kinh nghiệm của một lão ngư dân lành nghề đã giúp ông lão chiến thắng con cá kiếm. Sau nhiều vòng lượn, con cá kiếm đã thấm mệt, không quật dây nữa mà đã bắt đầu lượn vòng chậm lại. Ông lão phân tích tình hình và tìm cách kéo con cá về phía gần mạn thuyền, dù sức lực đã cạn kiệt "Miệng lão khô khốc, không thể nói nổi, hoặc nếu có cũng bằng giọng thì thào, yếu ớt" nhưng ông lão vẫn tự động viên mình " Hãy bình, tĩnh và giữ sức, lão già ạ. Kéo đi, tay ơi... Hãy đứng vững, đôi chân kia. Hãy tỉnh táo vì tao, đầu à". Khi thời điểm quyết định đã đến, ông lão dứt khoát phóng mũi lao vào con cá khiến nó đau đớn lao vút lên khỏi mặt nước rồi rơi xầm xuống.

Qua cuộc rượt đuổi và hành trình chinh phục con cá kiếm khổng lồ, ta cảm nhận được nhiều vẻ đẹp đáng quý của ông lão đánh cá, đó không chỉ là ý chí kiên cường, không chịu bỏ cuộc dù suốt 84 ngày ông lão không đánh bắt được con cá nào, đó còn là sự tài hoa, khéo léo cùng kinh nghiệm đánh bắt dày dạn. Chỉ cần nhìn vào độ nghiêng, độ chếch của sợi dây, ông lão biết được con cá đang bơi vòng hay sẽ ngoi lên mặt nước trong lúc bơi, dù thân thể dã dời nhưng ông vẫn lựa chọn được thời điểm then chốt để phóng lao "hạ gục" con cá. Một điều đáng quý khác ở ông lão Xan-ti-a-gô đó chính là sự tin tưởng vào bản thân, vào những giây phút khó khăn nhất, ông vẫn tự nhủ rằng bản thân sẽ làm được "ta sẽ có nó", "ta đã tóm được mày ở vòng lượn" hay "ta đã di chuyển được nó"....

Con cá kiếm không chỉ là thành quả đáng tự hào của ông lão Xan-ti-a-go sau nhiều ngày rượt đuổi trên biển mà còn là biểu tượng cho những ước mơ, khát vọng chinh phục tự nhiên đầy lớn lao của con người. Ông lão cũng là biểu tượng đẹp đẽ cho sức mạnh phi thường, không giới hạn của con người trong hành trình theo đuổi những lí tưởng đẹp đẽ.

Bằng bút pháp miêu tả điêu luyện, tài hoa, nhà văn Hê-ming-uê đã dựng lên hình ảnh thật đẹp về con người, về thiên nhiên. Qua nhân vật ông lão đánh cá Xan-ti-a-gô, nhà văn Hê-ming-uê đã tái hiện hành trình chinh phục tự nhiên của con người, qua đó cũng khẳng định: Con đường đến với thành công không hề dễ dàng, để đạt được những thành tựu đáng tự hào cần phải có sự kiên trì, bền bỉ, quyết tâm.

-------------------HẾT-----------------------

Bên cạnh bài Phân tích hình tượng ông lão trong tác phẩm Ông già và biển cả, để khám phá hết những tầng sâu ý nghĩa của truyện ngắn, các em không nên bỏ qua những bài văn mẫu đặc sắc khác như: Cảm nhận về tác phẩm Ông già và biển cả của Hê-minh-uê, Chứng minh Ông già và biển cả là một bản anh hùng ca ngợi tư thế ngạo nghễ, hào hùng của con người, Phân tích Ông già và biển cả của Hemingway, Phân tích cảnh đương đầu với đàn cá dữ trong đoạn trích Ông già và biển cả.

Ông già và biển cả được viết theo nguyên lí "tảng băng trôi" với rất nhiều những tầng sâu ý nghĩa. Bài Phân tích hình tượng ông lão trong tác phẩm Ông già và biển cả sẽ giúp các em cảm nhận được vẻ đẹp của nhân vật ông lão đánh cá, qua đó thấy được những thông điệp sâu sắc về khát vọng và hành trình chinh phục ước mơ của con người.

Video liên quan

Chủ Đề