Bảo hành điều hòa toshiba máy bay điều khiển từ xa

Siêu thị điện máy Mạnh Nguyễn xin chia sẻ với các bạn 12 kinh nghiệm sử dụng điều hòa đúng cách để đảm bảo an toàn, tiết kiệm điện, đảm bảo độ bền của điều hòa và đảm bảo sức khỏe cho gia đình bạn.

► Xem thêm: Cách sử dụng quạt phun sương

1.Khi điều khiển chập chờn [lúc được, lúc không], hoặc không hoạt động?

Kiểm tra pin của điều khiển từ xa Nếu pin còn tốt: Gọi điện tới Trung tâm bảo hành để được giúp đỡ. [Có thể mang điều khiển đến trung tâm Bảo Hành sửa chữa điều hòa]

2.Khi điều hoà làm lạnh kém?

Kiểm tra sơ bộ tình trạng máy: Vị trí lắp máy [hướng lắp máy bị ánh nắnh mặt trời chiếu vào không giải nhiệt được hoặc không gian lắp máy chật chội nên không giải nhiệt được] Tình trạng vệ sinh của máy Diện tích phòng đang sử dụng Kiểm tra điện áp cấp cho máy [ từ 200V – 240V] Gọi điện tới trung tâm bảo hành để được giúp đỡ.3.Khi sưởi kém? Kiểm tra tình trạng vệ sinh của máy, nếu máy bẩn cần vệ sinh Kiểm tra diện tích phòng đang sử dụng Kiểm tra điện áp cấp cho máy[ từ 200V – 240V] Gọi điện tới trung tâm bảo hành để được giúp đỡ.4.Máy bị rò nước? Kiểm tra đường nước thải xem có bị tắc hoặc nhiều đoạn bị gấp khúc Vệ sinh đường nước thải. Gọi điện tới trung tâm bảo hành để được giúp đỡ.

5.Làm thế nào tiết kiệm điện khi sử dụng điều hoà?

Hãy để nhiệt độ mức trên 25 độ C. Cứ cao hơn 10 độ C là bạn đã tiết kiệm được 10% điện năng, thường xuyên lau chùi bộ phận lọc thì sẽ tiết kiệm được từ 5 – 7% điện năng. Không nên đặt máy ở gần tường, như vậy sẽ tiêu phí từ 20 – 25% điện năng. Nếu bạn vắng nhà trong khoảng 1h đồng hồ thì tốt nhất là nên tắt máy điều hòa đi.

5.Sử dụng và bảo quản điều hoà?

Một hiện tượng thường gặp khi sử dụng máy điều hòa: khi không sử dụng thường xuyên, không khí trong phòng có thể bị ủ độc, làm nhiều người khi mới bước vào phòng thường bị choáng váng, hắt hơi, sổ mũi. Đó là do khi máy không hoạt động độ ẩm trong phòng tăng lên khiến các vi khuẩn, vi nấm phát triển. Phòng lắp máy điều hòa phải luôn được giữ khô ráo [độ ẩm tốt nhất là từ 30 – 60%] để các loại vi khuẩn vi nấm không có điều kiện phát triển. Khi máy không hoạt động, trước khi vào phòng cần mở cửa cho phòng thoáng, sáng rồi mới mở máy lại. Thường xuyên hút bụi, làm vệ sinh phòng ốc sạch sẽ, lau rửa tường và trần nhà. Phòng lắp máy điều hòa phải được thiết kế sao cho có sự trao đổi không khí với bên ngoài một cách tối đa. Các thiết bị thải ra chất hữu cơ bay hơi [như máy photocopy, fax, laser] phải được đặt ở nơi thông thoáng và lau chùi bảo dưỡng thường xuyên. Hạn chế tối đa việc sử dụng máy điều hòa nếu thấy không cần thiết, nhất là đối với người cao tuổi. Trong quá trình sử dụng, máy điều hòa cần được bảo dưỡng thường xuyên, bằng cách: tháo vỏ ngoài của máy, lấy khăn mỏng lau các bộ phận làm lạnh, thiết bị sấy, cánh quạt, motor điện, dùng máy hút bụi hút hết bụi trong máy. Chú ý khi lau không va chạm làm ảnh hưởng đến các thiết bị điện tử và tấm tản nhiệt. Đối với bộ phận lọc khí trong quá trình sử dụng, thông thường 1 tháng phải lau rửa một lần hoặc nhiều lần với môi trường nhiều bụi bẩn. Rửa bằng nước sạch pha thêm một chút xà phòng rồi lau khô bằng vải mềm. Nếu máy sử dụng liên tục thì phải nhỏ dầu khoảng 2 – 3 lần/năm vào quạt gió và motor điện.

7.Dàn bay hơi có tuyết bám?

Nguyên nhân: Nhiệt độ không khí bên ngoài quá lạnh Nhiệt độ không khí trong phòng quá lạnh Tấm lọc không khí bị bẩn, bí, tuần hoàn gió qua dàn bay hơi bị ngưng trệ Quạt dàn bay hơi quá yếu Cần kiểm tra và điều chỉnh lại các chế độ vận hành trên ví dụ, kiểm tra quạt, tấm lọc không khí, vệ sinh tấm lọc, điều chỉnh lại thermôstat lên nấc cao hơn.

8.Máy làm việc bình thường nhưng quá ồn?

Cân bằng của quạt không tốt, động cơ quạt có trục trặc, khô dầu mỡ, lệch trục, cánh quạt có thể quệt vào hộp gió. Cần kiểm tra quạt trước tiên vì là bộ phận dễ gây ra tiếng ồn nhất. Khi hoạt động máy bị rung do quạt và máy nén rung. Các ống nối hoặc ống dẫn có thể bị chạm vào vỏ . Có thể uốn đoạn ống đó dịch ra hoặc dùng xốp, cao xu ép chặt vào vỏ hoặc vào thành máy. Tiếng ồn có thể do một vài tấm ốp bị lỏng viết, tháo vỏ ra cho chạy dùng tay giữ từng chi tiết để phát hiện và khắc phục chỗ gây ồn Động cơ quạt bị mòn bạc phải thay bạc mới hoặc động cơ mới Động cơ máy nén và máy nén bị “dão” hoặc trục trặc cũng gây ra tiếng ồn. Trường hợp này phải thay máy nén mới.

9.Chọn công suất điều hòa cỡ nào cho ph ù hợp với gia đình?

Việc này còn tùy thuộc vào không gian của mỗi căn phòng, phòng có bị “ hấp thu” nhiệt lượng mặt trời nhiều hay ít, hướng đông hay tây, vật dụng trong phòng có nhiều không? Trung bình thường sử dụng loại có công suất 1 ngựa [HP] cho căn phòng có thể tích 45m3 là vừa đủ.

10.Điều hòa thường bị hỏng ở bộ phận nào?

Máy lạnh thường hư board mạch điều khiển dàn nóng. Vì không làm vệ sinh máy tốt, hoặc nhiều khi tháo ra làm vệ sinh chùi rửa máy gắn lại không đúng chỗ gây cảm biến nhiệt cũng gây hư. Do đó việc vệ sinh máy lạnh khá quan trọng, việc chùi rửa cả dàn nóng và lạnh. Ở dàn lạnh, có thể tháo mặt nạ và lưới lọc bụi bên trong để chùi rửa. Cần vệ sinh định kì 3 tháng/lần, tùy môi trường nơi đặt máy, mức độ ô nhiễm có đậm đặc hay không?

11.Thỉnh thoảng máy lạnh có hiện tượng nước chảy, nhỏ xuống?

Có thể do nghẹt ống thoát nước hay đặt máy nghiêng chúc vào phía trong nhà. Khi lắp đặt phải cân cho máy thăng bằng cũng như gắn máy vững vàng tránh để máy không lay, lệch. Nhất là dàn nóng của máy 2 cục cần đặt ổn định, chắc chắn và chọn nơi thích hợp vì cục nóng có chứa máy và quạt giải nhiệt họat động liên tục.

12.Tại sao máy chạy nhưng không được lạnh bình thường?

Có nhiều nguyên nhân như bị xì gas, yếu bơm, dàn nóng lạnh bị bám bẩn, hay quạt không giải nhiệt được. Xì ga có thể do rắc-co nối bị hở, van hỏng hoặc vì va chạm dẫn đến ống đống ống ga bị hư. Hiện tượng yếu bơm là nén không được mạnh, block nén đã yếu, có thể thay bộ phận bơm ở block máy hoặc phải thay luôn block. Quạt không chạy cũng dẫn đến hiệu suất làm lạnh yếu và như vậy kéo theo việc dễ bị hư block máy và mạch điều khiển. Do đó, cần phải vệ sinh và kiểm tra định kỳ để phát hiện, nếu quạt giải nhiệt kêu phải kịp thời thay bạc đạn.

Trên đây là 12 câu hỏi phổ biến nhất về điều hòa mà chúng tôi tìm hiểu được. Hy vọng các bạn sẽ có cho mình những kinh nghiệm sử dụng điều hòa tiết kiệm và hợp lý nhất.

Chúc các bạn thành công!

Các bạn quan tâm đến điều hòa có thể tham khảo một số loại điều hòa của chúng tôi tại đây!

  • Tất cả danh mục

    • Tivi, Loa, Dàn Karaoke

    • Máy lạnh, Quạt điều hoà

    • Đồ dùng nhà bếp, Bếp điện

    • Lọc nước, Thiết bị làm đẹp

    • Điện thoại, Laptop, Tablet

  • Tivi
  • Tủ lạnh
  • Máy lạnh
  • Máy giặt
  • Gia dụng
  • Điện thoại
  • Laptop
  • Loa
  • Đồng hồ
  • Quạt điều hoà
  • Nồi chiên không dầu
  • Tủ đông
  • Máy lọc nước

Điều hòa Toshiba có thông báo máy bị lỗi như thế nào thông qua chiếc điều khiển từ xa, mỗi lỗi của điều hòa có một mã riêng hiển thị.

Điều hòa Toshiba bên cạnh những chức năng cơ bản thì còn có chức năng thông báo máy hư hỏng bị lỗi như thế nào thông qua chiếc điều khiển từ xa [remote]. Mỗi lỗi của điều hòa có một mã riêng. Dưới đây sẽ là phần hướng dẫn qua cách kiểm tra mã lỗi điều hòa Toshiba và bảng đối chiếu mã lỗi cơ bản để chúng ta áp dụng trong một số trường hợp cần thiết, dù việc sửa chữa chủ yếu vẫn phải gọi trung tâm bảo dưỡng.

Hướng dẫn cách check mã lỗi điều hòa Toshiba

Để kiểm tra mã lỗi điều hòa Toshiba, chúng ta hướng remote về bộ cảm biến dàn lạnh, dùng đầu bút bi nhấn giữ nút CHECK [hoặc CHK] trên remote cho đến khi màn hình hiển thị hai số không [00]. Sau đó chúng ta nhấn tiếp nút lên/xuống [trong vùng cài đặt thời gian TIMER]. Mỗi lần như thế trên màn hình sẽ hiển thị lần lượt các mã lỗi, đồng thời dàn lạnh sẽ phát ra tiếng "bíp" và đèn timer nhấp nháy liên tục.

Đến lúc xác định đúng lỗi, lúc này dàn lạnh sẽ phát ra tiếng "bíp" trong vòng 10 giây và tất cả các đèn tại dàn lạnh đều nhấp nháy. Mã lỗi hiện trên màn hình chính là lỗi hư hỏng của máy gặp phải.


Để kiểm tra mã lỗi điều hòa Toshiba, chúng ta hướng remote về bộ cảm biến dàn lạnh, dùng đầu bút bi nhấn giữ nút CHECK [hoặc CHK] trên remote...

Bảng mã lỗi điều hòa Toshiba 000C: Lỗi cảm biến TA, mạch mở hoặc ngắt mạch. 000D: Lỗi cảm biến TC, mạch mở hoặc ngắt mạch. 0011: Lỗi moto quạt. 0012: Lỗi PC board. 0013: Lỗi nhiệt độ TC. 0021: Lỗi hoạt động IOL. 0104: Lỗi cáp trong, lỗi liên kết từ dàn lạnh đến dàn nóng. 0105: Lỗi cáp trong, lỗi liên kết tín hiệu từ dàn lạnh đến dàn nóng. 010C: Lỗi cảm biến TA, mạch mở hoặc ngắt mạch. 010D: Lỗi cảm biến TC, mạch mở hoặc ngắt mạch. 0111: Lỗi môtơ quạt dàn lạnh. 0112: Lỗi PC board dàn lạnh. 0214: Ngắt mạch bảo vệ hoặc dòng Inverter thấp. 0216: Lỗi vị trí máy nén khí. 0217: Phát hiện lỗi dòng của máy nén khí. 0218: Lỗi cảm biến TE, ngắt mạch hoặc mạch cảm biến TS hoặc TE mở. 0219: Lỗi cảm biến TD, ngắt mạch hoặc cảm biến TD mở. 021A: Lỗi mô tơ quạt dàn nóng. 021B: Lỗi cảm biến TE. 021C: Lỗi mạch drive máy nén khí. 0307: Lỗi công suất tức thời, lỗi liên kết từ dàn lạnh đến dàn nóng. 0308: Thay đổi nhiệt bộ trao đổi nhiệt dàn lạnh. 0309: Không thay đổi nhiệt độ ở dàn lạnh. 031D: Lỗi máy nén khí, máy nén đang bị khoá rotor. 031E: Nhiệt độ máy nén khí cao. 031F: Dòng máy nén khí quá cao. 04: Tín hiệu tiếp nối không trở về từ dàn nóng, lỗi liên kết từ dàn nóng đến dàn lạnh. 05: Tín hiệu hoạt động không đi vào dàn nóng. 07: Tín hiệu hoạt động lỗi giữa chừng. 08: Van bốn chiều bị ngược, thay đổi nhiệt độ nghịch chiều. 09: Không thay đổi nhiệt độ ở dàn lạnh, máy nén không hoạt động. 0B: Lỗi mực nước ở dàn lạnh. 0C: Lỗi cảm biến nhiệt độ phòng, lỗi cảm biến TA, mạch mở hoặc ngắt mạch. 0D: Lỗi cảm biến trao đổi nhiệt, lỗi cảm biến TC, mạch mở hoặc ngắt mạch. 0E: Lỗi cảm biến Gas. 0F: Lỗi cảm biến làm mát trao đổi nhiệt phụ. 11: Lỗi quạt dàn lạnh. 12: Các lỗi bất thường khác của board dàn lạnh. 13: Thiếu Gas. 14: Quá dòng mạch Inverter. 16: Bất thường hoặc bị ngắt mạch phát hiện vị trí ở cuộn dây máy nén. 17: Lỗi mạch phát hiện dòng điện. 18: Lỗi cảm biến nhiệt độ cục nóng, lỗi cảm biến TE, mạch mở hoặc ngắt mạch. 19: Lỗi cảm biến xả của dàn nóng, lỗi cảm biến TL hoặc TD, mạch mở hoặc ngắt mạch. 20: Áp suất thấp. 21: Áp suất cao. 25: Lỗi mô tơ quạt thông gió. 97: Lỗi thông tin tín hiệu. 98: Trùng lặp địa chỉ. 99: Không có thông tin từ dàn lạnh. 1A: Lỗi hệ thống dẫn động quạt của cục nóng. 1B: Lỗi cảm biến nhiệt độ cục nóng. 1C: Lỗi truyền động bộ nén cục nóng. 1D: Sau khi khởi động bộ nén, lỗi báo thiết bị bảo vệ quá dòng hoạt động. 1E: Lỗi nhiệt độ xả, nhiệt độ xả máy nén khí cao. 1F: Bộ nén bị hỏng. B5: Rò rỉ chất làm lạnh ở mức độ thấp. B6: Rò rỉ chất làm lạnh ở mức độ cao. B7: Lỗi 1 bộ phận trong nhóm thiết bị thụ động. EF: Lỗi quạt gầm phía trước.

TEN: Lỗi nguồn điện quá áp.

Theo: internet

Video liên quan

Chủ Đề