Bao lâu mới quên dk tình cũ

02-04-2017 Lucy Ruan

Bạn muốn quên đi. Bạn muốn tha thứ. Nhưng bạn không thể.

Bạn nghĩ bạn đã quên đi những kỉ niệm đẹp, vui vẻ trong quá khứ. Nhưng bất cứ khi nào đi ngang qua những nơi mà hai người gặp nhau lần đầu tiên, những hồi ức tươi đẹp lại tràn về trong tâm trí và bạn không thể kiềm được lòng mình.

Bạn nghĩ rằng bạn đã hoàn toàn tha thứ cho anh ấy, cho tất cả những gì anh ấy đã làm với bạn. Nhưng cứ nhìn thấy khuôn mặt của chàng xuất hiện trên facebook, bạn lại thấy tim mình đau nhói và sự uất hận lại trỗi dậy không ngừng. 

Để những nỗi đau qua đi chẳng phải là điều dễ dàng, nhưng dưới đây là những gì bạn có thể làm để xua đi buồn đau và mất mát trong tim mình.

Elisabeth Kübler-Ross, một nhà tâm lý học người Thụy Sĩ, đã giới thiệu 5 giai đoạn đau buồn trong cuốn sách "On Death and Dying" [1969]. Quyển sách này ban đầu được lấy cảm hứng từ công việc của cô với những bệnh nhân sắp lìa đời. Nhưng giờ đây nó cũng được áp dụng rộng rãi cho cả những người đau buồn và mất mát vì tình cảm.

Dưới đây là 5 giai đoạn của sự đau buồn và mất mát mà chúng ta phải trải qua sau khi chia tay:

1. Từ chối sự thật: Điều này KHÔNG THỂ xảy ra

Phản ứng đầu tiên của con người đối với việc mất đi mối quan hệ tình cảm chính là từ chối sự thật. Đây là một cơ chế tự nhiên bảo vệ bản thân khỏi những cảm giác đau đớn.

Bạn cố giả vờ mọi thứ đều ổn nhưng sâu tận trong tim bạn biết nó không phải như vậy.

Khi bạn có cảm giác rằng bạn đang từ chối việc người yêu mình rời bỏ, bạn nên tập trung và chấp nhận sự thật tàn bạo này:

- Nhắc nhở bản thân rằng mọi thứ đều thay-đổi-mỗi-ngày.

Dừng nhắn tin hoặc gọi điện cho anh ấy như bạn đã từng.

Cho phép bản thân được khóc bất cứ khi nào bạn thấy đau.

Ở lại bên cạnh người mà có thể giúp bạn nhận ra sự thật.

Ghi lại nhật kí những gì bạn trải qua hàng ngày. 

2. Tức giận: Làm thế nào mà anh ấy/cô ấy có thể đối xử với mình như vậy?

Thời gian trôi qua, sự lạnh nhạt ở người ấy sẽ khiến bạn dần cảm nhận được nỗi đau. Và khi đau đến một giới hạn nào đó, nó sẽ chuyển hướng sang sự tức giận. Bạn cần một người để đổ tội vì nỗi đau này: bạn bè, những người xung quanh, cả thế giới và thậm chí là cả bản thân bạn. Bạn vẫn ý thức được rằng mọi người không phải người làm bạn đau nhưng lại không thể kiểm soát được cảm xúc của mình.

Những gì bạn cần làm để tha thứ:

Biết rằng việc chia tay là lỗi ở cả hai.

Tha thứ cho bất kì sự bất công nào trong cuộc sống vì chẳng ai là hoàn hảo.

Nhận ra rằng bạn không phải là người duy nhất gánh chịu nỗi đau này.

Hãy thừa nhận rằng tạm thời bạn không được bình tĩnh.

Làm mình tự phân tâm thông qua việc học thể dục. 

3. Thương lượng với người cũ: Chúng ta có thể cho nhau một cơ hội không?

Khi bạn nhận ra rằng thực tế đang đẩy bạn hướng đến bờ vực của vách đá, bạn hoảng sợ và cố gắng để tồn tại bằng mọi cách. Bạn sẽ làm mọi thứ để đảo ngược tình thế. Bạn làm đủ mọi điều để có thể giành lại trái tim của người ấy - bao gồm cả thương lượng lẫn đe dọa. Bởi bạn không muốn đón nhận nỗi đau.

Nhưng tiếc là mọi thứ sẽ không xảy ra như bạn muốn, bạn nên để cho nó đi thì hơn:

Tạm thời tránh tiếp xúc trực tiếp.

Tránh xa cả những phương tiện truyền thông mà bạn có cơ hội tiếp xúc với người ấy.

Khẳng định rõ ràng với bản thân rằng hai bạn không thể trở lại với nhau.

Đừng cố gắng giành lại trái tim họ thêm lần nữa.

Nhận ra rằng bạn hoàn toàn đủ độc lập để độc thân một mình. 

4. Trầm cảm: Tất cả đã kết thúc

Khi cuối cùng bạn nhận ra rằng không thể làm bất cứ điều gì để thay đổi thực tại, bạn thấy chán nản, mệt mỏi... Không muốn làm bất cứ việc gì, tránh mặt bạn bè và người thân, mất ăn mất ngủ hoặc ăn ngủ vô độ. Sự tuyệt vọng khiến bạn cảm thấy dường như không thể tiếp tục sống nữa.

Không ai nói là chuyện đó dễ quên nhưng bạn nên lấy lại sức khỏe tinh thần và thể chất trước khi quá muộn:

Ở cùng với những người có suy nghĩ tích cực.

Dành thời gian để nghỉ ngơi nhiều hơn.

Nói chuyện với ai đó sẵn lòng lắng nghe bạn.

Đi đến những vùng đất ít người để hít thở không khí trong lành.

Nghe bài hát buồn [một vài nghiên cứu khoa học đã chứng minh chúng có thể giúp bạn thấy hạnh phúc]. 

5. Chấp nhận sự thật: Được rồi, cố gắng thôi!

Bây giờ bạn gần như đã sắp thành công. Khi bạn bắt đầu chấp nhận mọi chuyện xảy ra với mình, bạn sẽ dần dần thấy hòa bình với sự mất mát này. Tuy là nó không khiến bạn hạnh phúc ngay bởi vì bạn vẫn còn đang ở trong giai đoạn đau buồn, nhưng ít ra bạn sẽ không cảm thấy quá đau khổ như ngày đầu. Hơn thế, bạn còn bắt đầu tìm thấy một chút ánh sáng le lói dọc con đường phía trước. Và ánh sáng ấy sẽ dẫn bạn tìm thấy lối ra hạnh phúc hơn.

Những điều gợi lên kí ức vẫn có thể kích hoạt cảm xúc của bạn, nhưng bạn có thể ngăn cản chúng bằng cách:

Cất các bức ảnh cũ ở những nơi không dễ nhìn thấy.

Tránh xa những địa điểm khiến bạn dễ xúc động.

Tập trung vào những lợi ích của việc chia tay.

Chỉ liên lạc lại với người cũ khi bạn đã sẵn sàng trở thành bạn bè với họ.

Tin rằng tất cả mọi thứ sẽ ổn, vấn đề chỉ là thời gian.

Mai này, khi bạn ở tương lai nhìn về bản thân của bây giờ, bạn sẽ ngạc nhiên vì sự trưởng thành của mình đấy.

Theo: //yan.thethaovanhoa.vn/ban-than-phai-dep/muon-quen-duoc-moi-tinh-cu-ban-can-trai-qua-5-giai-doan-sau-24262.html

Tin liên quan

Bạn có thể không thích câu trả lời này.

Vài năm trước, có một số tạp chí công bố kết quả nghiên cứu cho thấy cần phải mất đến 11 tuần để một người có thể gượng dậy sau cú sốc đổ vỡ.

Đó là gần ba tháng dành cho việc nghe nhạc sầu não trong khi mang một bộ mặt dũng cảm như chuyện chia tay chẳng ảnh hưởng gì. Bạn có thể cảm thấy lâu hơn nhưng nghĩ mà xem, rốt cuộc chỉ một vài thao tác vuốt trên ứng dụng lịch là đã qua. Không có gì to tát, phải không?

 

Vầng, nhưng thật không may, nó không đơn giản như vậy. Trên thực tế, nghiên cứu đó chưa bao giờ nói bất cứ điều gì về việc mất bao lâu để vượt qua một cuộc chia tay. Nó chỉ tập trung vào hậu quả của việc kết thúc một mối quan hệ, đặc biệt là giữa những sinh viên. Để thực sự trả lời câu hỏi về việc mất bao lâu để vượt qua một cuộc chia tay, bạn sẽ cần phải thực hiện một nghiên cứu dài hạn, một nghiên cứu cần theo dõi rất nhiều người từ thời điểm chia tay và theo dõi sự tiến bộ của họ năm này qua năm khác. Nhưng những nghiên cứu như vậy rất tốn kém và phức tạp để thực hiện.

Vì không có dữ liệu đầy đủ, tôi quyết định tìm kiếm sự trợ giúp của chuyên gia. Tôi đến gặp nhà trị liệu cặp đôi, Tiến sĩ Hod Tamir. Anh ấy có kinh nghiệm với vô số người trong các mối quan hệ và tiết lộ đầy đủ rằng anh ấy cũng là bác sĩ trị liệu cho các cặp đôi. Vì vậy, tôi hỏi anh ấy rằng anh ấy nghĩ phải mất bao lâu để vượt qua một cuộc chia tay. "Tôi không nghĩ rằng có một con số kỳ diệu”, ý là không thể ngắn được.

Nếu chúng ta cảm thấy mình có thể thể hiện bản thân theo cách chúng ta đang cảm thấy, chúng ta không cần phải kiềm chế lại. Bởi có thể đến một lúc nào đó bạn nhìn lại và nhận ra, 'Ồ đúng rồi, đó là người yêu cũ của mình'. Và bạn nhận thấy rằng cảm xúc mà bạn có với người đó không còn nguyên vẹn. Hai người có thể mặt đối mặt mà không thấy đau, không thấy trời sắp sập như ngày mới chia tay”.

Dữ liệu cũng củng cố cho lý luận của Tiến sĩ Tamir. Một nghiên cứu đã chỉ ra những chiến lược khác nhau để điều tiết tình yêu. Nói cách khác, liệu có thể có một vài biện pháp đơn giản thay đổi mức độ bạn yêu một người không? Nghiên cứu phát hiện ra rằng khi những người tham gia khảo sát bị phân tâm vì một vấn đề gì đó hơn là người cũ của họ, giống như sở thích hoặc công việc lý tưởng, cảm giác của họ với người cũ vẫn như vậy, nhưng nó làm cho họ cảm thấy dễ chịu hơn.

 

Sử dụng những thứ gây xao nhãng để bắt đầu cảm thấy tốt hơn chính xác là những gì Tamir khuyên. Nghiên cứu cũng cho thấy chiến lược “xét lại” tiêu cực, có nghĩa là gợi nhớ tất cả nhược điểm, tính xấu của người yêu đã nói và đã làm, sẽ làm giảm tình cảm của bạn dành cho người yêu cũ. Nhưng nó cũng khiến bạn cảm thấy khó chịu, buồn. Cuối cùng, chiến lược thứ ba, mềm mại hơn được gọi là đánh giá lại cảm xúc tình yêu. Đối với điều này, những người tham gia phải ngâm nga những câu như "Tình yêu là một phần của cuộc sống" và "Yêu người không còn thuộc về mình cũng được". Nhưng, điều đó không thay đổi gì đối với họ.

Nhìn chung, các nhà nghiên cứu kết luận, việc tập trung vào những điều tồi tệ về người yêu cũ có thể giúp bạn cảm thấy bớt yêu họ hơn. Như bác sĩ trị liệu đã gợi ý, đánh lạc hướng bản thân bằng các đối tượng khác thực sự có thể khiến bạn cảm thấy tốt hơn. Tuy nhiên, cả nghiên cứu và Tiến sĩ Tamir đều cho biết mặc dù sự phân tâm là tốt trong ngắn hạn, nhưng nó không phải là giải pháp lâu dài.

Cuối cùng, vì lợi ích của bản thân và các đối tác tương lai, chúng ta sẽ phải đối mặt với cảm xúc của mình.

Vậy mất bao lâu để vượt qua cơn sốc sau một cuộc chia tay? Chúng ta không có đủ nghiên cứu dài hạn để biết. Nhưng quan trọng hơn, tôi đã học được rằng thay vì đếm ngược từng ngày, tốt hơn hết chúng ta nên kết nối lại với những việc mình thích làm. Tìm thứ gì đó để đánh lạc hướng chúng ta và giải phóng cảm xúc khi chúng ta đã sẵn sàng. Nếu chúng ta có thể làm được tất cả những điều đó, thì hy vọng một ngày nào đó chúng ta sẽ thoát khỏi ám ảnh chia tay. Đó không phải là những gì chúng ta thực sự đang theo đuổi hay sao?

Nguồn: TED Talk

Video liên quan

Chủ Đề