Cây bản địa là gì

Cây giống chuẩn bị trồng. Ảnh: Ula Thủy.

Đại diện của tổ chức giới thiệu về mục đích của chương trình, cảm ơn mọi người tham dự. Nhà sinh thái học giới thiệu về các loại cây trồng và kỹ thuật trồng cây plantout. Plantout nghĩa là trồng cây trong một cái khung bảo vệ. Tình nguyện viên đào hố có chiều sâu bằng độ cao của hộp đựng cây giống, bỏ cây xuống và lấp đất lên. Sau đó dùng miếng xơ dừa hình vuông đặt lên trên để giữ nước cho cây và ngăn cỏ dại mọc quanh gốc cây.

Bốn cọc tre nhỏ được đóng 4 góc tại các lỗ có sẵn của miếng xơ dừa và lồng vào đó 1 miếng nhựa để bảo vệ cây khỏi gió bão, côn trùng. Sau 3 năm, miếng nhựa và cọc tre sẽ được lấy ra để cây phát triển tự nhiên. Hình thức trồng cây plantout này phổ biến rộng khắp ở New Zealand. Vì thế hầu hết cây được trồng theo hình thức này đều lớn lên, phát triển tốt.

100 tình nguyện viên tham gia với đủ mọi lứa tuổi. Từ em bé lên 3 đi cùng bố mẹ cho đến các bạn học sinh cấp 3 và cả các cô chú đã đến tuổi nghỉ hưu. Đây cũng là cơ hội tuyệt vời để cho các em bé, các gia đình, các bạn trẻ và cả người lớn tuổi cùng nhau trải nghiệm. Các em bé, các bạn trẻ được học những bài học thực tế về trách nhiệm đối với cộng đồng, ý thức bảo vệ môi trường sống và làm việc theo nhóm.

Một khu rừng trống đã được nhóm tình nguyện trồng xong cây bản địa.

Người trưởng thành thì được trải nghiệm cách thức trồng cây, gặp gỡ bạn mới và đóng góp công sức của mình cho cộng đồng. Tôi có trò chuyện với một cặp vợ chồng đã ngoài 50 tuổi người Indonesia sang đây đã 5 năm. Cô chú nói rằng năm nào cũng đi trồng cây tình nguyện cho các tổ chức khác nhau. Cô chú muốn được đóng góp một phần nhỏ bé cho cộng đồng, trồng cây ở những vùng đất khác nhau và gặp gỡ được rất nhiều người bạn mới.

Việt Nam, New Zealand chính thức nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược

Ngày 24/6/2020, Trung tâm Con người và Thiên nhiên [PanNature] phối hợp với Chi hội Phụ nữ bản Thín tiến hành trồng rừng phục hồi trên đất rừng cộng đồng bản Thín, xã Xuân Nha, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La.

Mục tiêu của hoạt động nhằm phục hồi rừng tự nhiên tại các diện tích đất sau nương rẫy thuộc rừng cộng đồng, từ đó tạo nguồn thu nhập ổn định cho cộng đồng dựa trên các lâm sản phụ khai thác từ rừng trồng phục hồi.

Trẩu, Trám, Xạ Đen và Vối là các loài cây bản địa được lựa chọn trồng rừng phục hồi.

Hoạt động trồng rừng phục hồi thu hút sự tham gia của hơn 50 chị em thuộc Chi hội Phụ nữ bản Thín, dưới sự hướng dẫn kỹ thuật của cán bộ PanNature.

Anh Phan Văn Thăng, cán bộ dự án của PanNature hướng dẫn kỹ thuật trồng cây cho người dân.
Người dân địa phương lắng nghe hướng dẫn trồng rừng phục hồi trước khi tiến hành.

Nội dung thiết kế trồng rừng được xây dựng dựa trên ý kiến của cộng đồng địa phương bản Thín, xã Xuân Nha. Loài cây được cộng đồng lựa chọn để trồng rừng phục hồi là Giổi, Trẩu, Trám, Vối và Xạ đen. Trong đó, Giổi là cây gỗ chính lâu năm; Trẩu và Vối là cây gỗ phụ đa mục đích trồng đan xen; Xạ đen là cây dược liệu trồng dưới tán. 

Người dân di chuyển đến các điểm trồng rừng phục hồi.

Chia sẻ về hoạt đồng trồng rừng phục hồi, chị Hà Thị Thúy thuộc Chi hội Phụ nữ xã bản Thín cho biết: “Tuy chị đã nhiều tuổi nhưng khi được chị em trong Chi hội huy động đi trồng rừng thì chị rất phấn khởi và hưởng ứng lời kêu gọi của Chi hội. Rừng là tài sản quý báu nhất đối với cá nhân chị và cho sự sống của con người. Mọi người phải cùng nhau trồng rừng để giữ lấy rừng.”

Chị Hà Thị Nga, Chi hội trưởng Phụ nữ bản Thín chia sẻ: “Chị từng chứng kiến cảnh người dân địa phương phá rừng làm rẫy, gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường tự nhiên. Khi được PanNature hướng dẫn triển khai hoạt động phục hồi rừng, chị đã thông tin tới các chị em trong Chi hội và nhận được sự hưởng ứng tham gia đông đảo. Việc trồng rừng phục hồi vừa giúp bảo vệ môi trường, vừa tạo nên sinh kế bền vững cho người dân địa phương.”

Kết thúc hoạt động, 595 cây bản địa đã được trồng phục hồi trên diện tích 3ha của bản Thín, gồm 350 cây Giổi, 120 cây Trám, 80 cây Vối, 20 cây Xạ Đen và 25 cây Trẩu.

PanNature chân thành cảm ơn các nhà tài trợ cá nhân đã tin tưởng và góp sức ủng hộ cho hoạt động phục hồi rừng của PanNature. 

Video liên quan

Chủ Đề