Bao nhiêu người đã phải chết do chiến tranh

TPO - Xét trên số lượng thương vong, trang tin The National Interest ngày 26/7 liệt kê 5 cuộc chiến mà tổng cộng đã giết chết 1/4 tỷ người trên thế giới.

Nội chiến Trung Quốc

Cuộc chiến này diễn ra giữa lực lượng của Cộng hòa Trung Hoa [ROC] và Đảng Cộng sản Trung Quốc [CCP]. Nó kéo dài hơn 20 năm, từ năm 1927 - 1950 với kết quả thiết lập nước Công hòa Nhân dân Trung Hoa trên lục địa và Cộng hòa Trung Hoa trên đảo Đài Loan.

Nhật Bản là nhân tố gây gia tăng phức tạp của cuộc nội chiến khi tiến hành các chiến dịch tàn bạo để đàn áp, xâm lược Trung Quốc. Khoảng 8 triệu người đã thiệt mạng trong một cuộc xung đột với sự tham gia của lực lượng Nhật Bản.

Trước tình hình đó, ROC và CCP đã tạm thời gác lại mâu thuẫn để cùng hợp tác chống phát xít Nhật dưới Mặt trận thống nhất Quốc – Cộng thứ hai.

Kết thúc Thế chiến thứ II, với sự hỗ trợ của các vũ khí Liên Xô thu được từ Nhật Bản, CCP đã nhanh chóng đánh bại hoàn toàn ROC trong 5 năm, buộc lực lượng này phải tháo chạy ra Đài Loan và một số khu vực thuộc Đông Nam Á.

Cuộc nổi dậy Thái Bình [Trung Quốc]

Hồng Tú Toàn, một nhà nho tin vào Chúa Jesus đã lãnh đạo nổi dậy chống triều đình nhà Thanh. Ông này thành lập Thái Bình Thiên Quốc và lãnh đạo quân đội lật đổ nhà Thanh.

Cuộc chiến kéo dài từ năm 1850 - 1864 này có thể là cuộc xung đột đẫm máu nhất từng thấy trong lịch sử. Phe nổi dậy xuất phát từ Nam Trung Hoa, tuyển quân từ Quảng Tây cho tới Quảng Châu, tiến lên phía Bắc và giành nhiều thắng lợi liên tiếp, sau đó đóng đô ở Nam Kinh.

Bước tiến của quân đội Thái Bình đã bị Quân Thường Thắng của nhà Thanh với các sỹ quan châu Âu chặn lại, không thể tiến vào Bắc Kinh, Thượng Hải, và cuối cùng bị đẩy lui.

Khoảng 400.000 binh lính và 20.000 – 1 triệu thường dân thiệt mạng. Gần cuối cuộc chiến, quân nhà Thanh đã càn quét quê hương của lực lượng nổi dậy, và giết chết hàng triệu người tại Quảng Châu.

Các cuộc chinh phạt và xâm lược của quân Mông Cổ

Mông Cổ, một bộ tộc cưỡi ngựa du cư ở Trung Á đã tiến hành cuộc chinh phạt hàng trăm năm khắp Á – Âu. Trong thế kỷ 13, Đế chế Mông Cổ đã chinh phục các vùng đất thuộc Nga, Trung Quốc, Myanmar, Triều Tiên, toàn bộ Trung Á, Ấn Độ, Iran, Irắc, Thổ Nhĩ Kỳ, Bulgari, Hungari và Ba Lan ngày nay.

Cuộc chinh phạt diễn ra hết sức tàn bạo, từ năm 1221 tới 1337 đã giết giết khoảng 18,4 tiệu người tính riêng ở Đông Á. Thành phố Nishapur, vùng Vịnh đã bị quân Mông phá hủy và quét sạch 1,7 triệu người dấn ở đây. Tại Baghdah, quân Mông giết 200.000 – 1 triệu người.

Khó có được số liệu chính xác, nhưng theo số liệu của phái xét lại thì cho rằng, số người thiệt mạng trong 120 năm chinh phạt của Mông Cổ là khoảng 11,5 triệu chứ không phải tới 40 triệu người.

Thế chiến thứ nhất

16 triệu người đã bị giết hại trong cuộc chiến này, trong đó có 9 triệu binh lính và 7 triệu thường dân. Tỷ lệ thương vong cao do một số nguyên nhân như: sự tham gia của các quân đội lớn, hiếu chiến, coi trọng tấn công hơn phòng thủ…

Đây là cuộc chiến đầu tiên sau Cách mạng Công nghiệp diễn ra trên quy mô toàn cầu với súng máy, xe tăng và pháo binh. Trong cuộc chiến Marne lần 1, Pháp thiệt hại 250.000 quân, Đức thiệt hại không kém.

Cuộc chiến Verdun giết chết khoảng 714.000 người trong 300 ngày. Tống số thương vong trong trận chiến Somme vào khoảng 700.000 – 1,1 triệu người. Tình hình Mặt trận châu Âu tồi tệ hơn với 300.000 người Đức, 2,4 triệu người Nga thiệt mạng.

Thế chiến thứ nhất cũng có thể là cuộc chiến cuối cùng mà số thương vong binh lính lớn hơn thường dân. Dù hầu như toàn bộ cuộc chiến diễn ra trên đất Pháp, nhưng thương dân Pháp thiệt mạng chỉ khoảng 40.000 người.

Thế chiến thứ hai

Tới nay, đây là cuộc chiến gây chết chóc lớn nhất trong lịch sử loài người. 60 – 80 triệu người thiệt mạng từ năm 1939 – 1945. 21 – 25 triệu trong số đó là binh lính, còn lại là thường dân.

Khái niệm Chiến tranh Tổng lực với các cuộc đánh bom chiến lược vào sâu trong lòng đối phương gây thiệt mạng nhiều dân thường. Không như Thế chiến thứ nhất, đây thực thực là một cuộc chiến toàn cầu, trong đó diễn ra rộng khắp châu Á - Thái Bình Dương.

Liên Xô thiệt hại nhiều nhất với khoảng 27 triệu binh lính và thường dân. Trung Quốc mất 20 triệu người, Đức 6 – 7 triệu người và Nhật Bản 2,5 – 3,2 triệu người. Mỹ chỉ mất 420.000 người với 10.000 binh sỹ.

Thường dân thiệt mạng rất lớn tại các vùng lãnh thổ chiếm đóng bởi phe Trục [phe phát xít], như Yugoslivia, Liên Xô, Ba Lan, Trung Quốc và Philippines…

Phát xít Đức phạm nhiều tội ác diệt chủng chống người Do Thái, Xla-vơ, Di-gan, người đồng tính, những người Đức chống đối và người tàn tật, gây ra cái chết của khoảng 11 triệu người.

Thông tin trên được WHO đưa ra trước thềm ngày Thế giới ngăn ngừa tự tử 10-9. Tổ chức này thúc giục các chính phủ thực hiện các kế hoạch ngăn ngừa tự tử để giúp đỡ người dân đương đầu với căng thẳng và giảm việc tiếp cận những phương tiện được sử dụng để tự tử. "Tự tử là một vấn đề sức khỏe công cộng toàn cầu. Mọi lứa tuổi, giới tính và khu vực trên thế giới đều bị ảnh hưởng và mỗi mất mát đều là quá nhiều" - báo cáo của WHO nhấn mạnh.

Tự tử là nguyên nhân gây tử vong thứ hai ở những người từ 15 đến 29 tuổi, chỉ sau tai nạn giao thông. Đối với thiếu nữ từ 15 đến 19 tuổi, nguyên nhân này xếp thứ hai đứng sau biến chứng thai kỳ. Còn đối với thiếu niên nam, tự sát là nguyên nhân gây tử vong đứng vị trí thứ 3 sau tai nạn giao thông và bạo lực. Theo Reuters, báo cáo cũng cho thấy số đàn ông tự tử nhiều gần gấp 3 lần phụ nữ ở các quốc gia giàu có. Hai con số này tỏ ra ngang bằng hơn ở các nước thu nhập thấp và trung bình.

Một cuộc tuần hành về ngăn ngừa tự tử tại thủ đô Washington - Mỹ gần đây Ảnh: The Washington Post

Theo WHO, gần 800.000 người chết vì tự tử mỗi năm, nhiều hơn số người chết vì sốt rét, ung thư vú, chiến tranh hoặc tội phạm giết người. Tỉ lệ tự tử trên toàn cầu đã giảm trong những năm gần đây - giảm 9,8% trong giai đoạn 2010-2016. Tuy nhiên, sự sụt giảm này không đồng đều tại các khu vực, như Tây Thái Bình Dương chứng kiến tỉ lệ giảm gần 20% và Đông Nam Á ghi nhận mức giảm 4,2%. Ở chiều ngược lại, tỉ lệ này lại tăng 6% tại châu Mỹ trong giai đoạn trên. Xu hướng giảm nói trên phần nào đến từ việc 38 quốc gia có chiến dịch ngăn ngừa tự tử nhưng WHO cho rằng con số này còn quá ít.

Tỉ lệ tự tử toàn cầu trong năm 2016, năm gần đây nhất được thống kê, đạt mức 10,5 vụ trên mỗi 100.000 người. Quốc gia có tỉ lệ tự tử cao nhất được ghi nhận là Guyana với 30 vụ tự tử/100.000 người, theo sau là Nga [26,5 vụ/100.000 người]. Giữ vị trí cao trong danh sách còn có Lithuania, Lesotho, Uganda, Sri Lanka, Hàn Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản, Mỹ... Ở hầu hết quốc gia, đàn ông có nguy cơ tự sát cao hơn phụ nữ. Riêng 5 quốc gia Bangladesh, Trung Quốc, Lesotho, Morocco và Myanmar ghi nhận tỉ lệ nữ giới tự tử cao hơn nam giới.

"Tự tử có thể ngăn ngừa được. Chúng tôi kêu gọi tất cả các nước đưa chiến lược phòng chống tự tử đã được kiểm chứng vào các chương trình giáo dục và y tế quốc gia" - Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nhấn mạnh. WHO cho biết một trong những biện pháp hữu hiệu nhất để nhanh chóng giảm số lượng vụ tự tử là hạn chế sự tiếp cận với thuốc trừ sâu.

Lý do là thuốc trừ sâu thường được sử dụng trong các vụ tự tử và dễ gây tử vong. Ngoài ra, chúng thường được sử dụng để tự tử ở những khu vực xa xôi, ít có sự hỗ trợ về y tế. WHO đã dẫn một nghiên cứu tại Sri Lanka cho thấy số vụ tự tử ở nước này giảm 70% sau khi thuốc trừ sâu bị cấm. Ước tính 93.000 người đã được cứu sống tại nước này trong giai đoạn 1995-2015.

Chiến tranh thế giới 2 chết bao nhiêu người?

Chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc xung đột đẫm máu nhất trong lịch sử nhân loại, gây nên cái chết của 70 đến 85 triệu người, với số lượng thường dân tử vong nhiều hơn quân nhân. Hàng chục triệu người đã phải bỏ mạng trong các vụ thảm sát, diệt chủng [trong đó có Holocaust], chết vì thiếu lương thực hay vì bệnh tật.

Lính Mỹ chết trong chiến tranh Việt Nam là bao nhiêu?

Tổng thương vong của Hoa Kỳ lên tới hơn 362.000 lính, còn cao hơn cả tổn thất trong Chiến tranh Thái Bình Dương [khoảng 354.500 lính] và Chiến tranh thế giới thứ nhất [khoảng 320.000 lính] và là số thương vong cao thứ hai trong một cuộc chiến tranh đối với Hoa Kỳ.

Thế chiến thứ 2 Đức chết bao nhiêu người?

Khoảng 70 triệu người đã chết do cuộc chiến này [con số thương vong vẫn tiếp tục được nghiên cứu], kể cả các hành động tàn sát diệt chủng của Đức Quốc xã [Holocaust]. Trong số thương vong, 60% người chết là thường dân, chết vì bệnh dịch, nạn đói, nạn diệt chủng và bom đạn.

Chiến tranh thế giới thứ 1 chết bao nhiêu người?

Đây là cuộc chiến tranh có chiến trường chính bao trùm khắp châu Âu và ảnh hưởng ra toàn thế giới, lôi kéo tất cả các cường quốc châu Âu và Bắc Mỹ vào cuộc chiến với số lượng người chết trên 19 triệu người, đồng thời có sức tàn phá và ảnh hưởng về vật chất lẫn tinh thần của nhân loại rất sâu sắc và lâu dài.

Chủ Đề