Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống

.

Cập nhật lúc: 04:11, 15/08/2022 [GMT+7]

Việc phục hồi, bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số luôn được cấp ủy, chính quyền xã Đạ Tông [Đam Rông] triển khai đồng bộ, hiệu quả, nhận được sự đồng tình, ủng hộ của Nhân dân. Các giá trị văn hóa truyền thống về trang phục, dân ca, sử dụng nhạc cụ, nghề thủ công, ẩm thực được phục dựng, bảo tồn và phát huy. 

Tuổi trẻ Đạ Tông bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống

Nói đến vùng đất Đạ Tông là nói đến cái nôi hình thành nhiều giá trị truyền thống văn hóa của đồng bào dân tộc gốc Tây Nguyên như: Lễ hội cầu mưa, Mừng lúa mới, chế tác các nhạc cụ kèn môi, đàn tre, lưu giữ cồng chiêng và các nghề truyền thống như đan gùi, làm rượu cần, dệt thổ cẩm, ẩm thực truyền thống... Thế nhưng, do tác động của quá trình phát triển kinh tế thị trường, sự bùng nổ của công nghệ thông tin, đặc biệt là thanh, thiếu niên tiếp cận nhiều với văn hóa hiện đại, ít coi trọng đến việc lưu giữ các giá trị truyền thống văn hóa của dân tộc nên các giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng dân tộc thiểu số ở địa phương có nguy cơ bị mai một.

Trước thực trạng đó, cấp ủy, chính quyền xã Đạ Tông đã có nhiều cách làm hay để góp phần giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Trong đó, Nghị quyết số 45 ngày 8 tháng 6 năm 2022 về phục hồi, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng cảnh quan thôn, xóm, đón đầu phát triển du lịch từ nay đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 như một luồng gió mới để Đạ Tông khôi phục các giá trị văn hóa truyền thống. Mục tiêu của nghị quyết phấn đấu đến năm 2025, mỗi thôn có ít nhất 2 bộ chiêng và 2 đội biết chơi cồng chiêng, 1 đội văn nghệ dân ca; xây dựng được một bộ sưu tập hiện vật và sưu tầm hình ảnh, tư liệu văn hóa nơi đồng bào Cil, M’nông cư trú thành cộng đồng; huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng 1 nhà rông truyền thống để trưng bày, giới thiệu văn hóa và dụng cụ, lưu giữ các sản phẩm văn hóa truyền thống của đồng bào Cil. M’nông; xây dựng ít nhất 3 cơ sở, hộ kinh doanh đăng ký giấy phép, thương hiệu các sản phẩm nông sản, ẩm thực đặc trưng của vùng đồng bào dân tộc như: gạo nếp đen, rượu cần, măng, cơm lam, heo địa phương, cá suối... nhằm góp phần tạo tiền đề đón đầu cho việc phát triển du lịch khi thông tuyến đường 722 kết nối với huyện Lạc Dương và TP Đà Lạt được đưa vào khai thác; quy hoạch các khu, điểm du lịch, đặc biệt là khu du lịch sinh thái lòng hồ, sông gắn với trải nghiệm văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số, phấn đấu đến năm 2030 trên địa bàn xã có ít nhất 4 điểm du lịch. 

Ông Hoàng Mạnh Huỳnh - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Đạ Tông, cho biết, hiện nay, giới trẻ trên địa bàn tập trung hướng tới các loại nhạc hiện đại nhiều hơn là nhạc truyền thống, cho nên văn hóa bản địa, đặc biệt là văn hóa đặc trưng như là cồng chiêng, mừng lúa mới đang mai một dần. Trước tình hình đó, Thường trực Đảng ủy xã đã tổ chức một cuộc họp với các ngành, các cơ quan trên địa bàn; rồi Mặt trận, đoàn thể tổ chức buổi họp các già làng, các cụ cao niên, các nghệ nhân bàn giải pháp. Trên tinh thần đó, Đảng ủy đã ban hành nghị quyết chuyên đề để phục dựng văn hóa và vừa qua, đã tổ chức ra mắt câu lạc bộ cồng chiêng và các lễ hội dân gian của địa phương tại Thôn Đạ Nhinh 1 và Đạ Nhinh 2. Đồng thời lấy 2 thôn này làm điểm, sau đó cuối năm phát triển và phục dựng trên địa bàn toàn xã.

Thực hiện Nghị quyết số 45 của Đảng ủy xã về phục hồi, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng cảnh quan thôn, xóm, đón đầu phát triển du lịch từ nay đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030, UBND xã đã chỉ đạo ban, ngành, đoàn thể phối hợp với Ban Nhân dân thôn tổ chức tuyên truyền sâu rộng nghị quyết đến toàn thể cán bộ, đảng viên và Nhân dân biết và thực hiện; rà soát các loại hình văn hóa truyền thống bị mai một hoặc có nguy cơ mai một để thực hiện phục hồi, bảo tồn ngay chính trong đời sống cộng đồng như: lễ hội cầu mưa, mừng lúa mới, trò chơi dân gian, các nhạc cụ đàn tre, kèn môi, cồng chiêng. Khuyến khích các hộ gia đình làm nghề truyền thống đan gùi, làm rượu cần, dệt thổ cẩm, ẩm thực truyền thống; quy hoạch, lựa chọn, phục dựng không gian văn hóa vùng dân tộc tại các khu vực như sông Đạ Nhinh, suối Đạ Tông, suối nước nóng, thác Tình Tang...

Mặt khác, xã Đạ Tông còn phát huy vai trò của các già làng, người có uy tín, các chức sắc tôn giáo trong việc bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng các mô hình câu lạc bộ cồng chiêng, câu lạc bộ dân ca truyền thống ở các thôn để truyền dạy cho con cháu, đoàn viên, thanh niên trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Ông Đa Cát Ha Tư, người có uy tín xã Đạ Tông, cho biết: “Mục đích thành lập câu lạc bộ cồng chiêng để các con, cháu sau này lưu giữ và phát huy các nét văn hóa truyền thống của dân tộc, nhất là các bài hát dân gian cũng như nhạc cụ, cồng chiêng của dân tộc khỏi bị mai một”.

Cùng với đó, xã Đạ Tông còn tổ chức các đợt liên hoan, hội diễn văn hóa, văn nghệ nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, của địa phương như: Dịp mừng Đảng, mừng xuân; kỷ niệm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 3/2; Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước 30/4; Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh 19/5; Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9... Đây là dịp để bà con Nhân dân các dân tộc trên địa bàn giao lưu văn hóa, văn nghệ, góp phần giữ vững khối đại đoàn kết toàn dân tộc, gắn kết cộng đồng và giao lưu các nét đẹp văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số.

VĂN TÂM

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch [VHTTDL] vừa có hướng dẫn triển khai thực hiện Dự án “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch”.

Đây là dự án số 6 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, triển khai giai đoạn 1 từ năm 2021 - 2025. Dự án nhằm khôi phục, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống; bồi dưỡng, đào tạo cán bộ văn hóa.

Bảo tồn văn hoá truyền thống của dân tộc sẽ gắn với phát triển du lịch.

Dự án đồng thời hỗ trợ cơ sở vật chất, trang thiết bị văn hóa cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, nâng cao mức thụ hưởng về văn hóa cho đồng bào các dân tộc gắn với phát triển du lịch cộng đồng, trong đó ưu tiên các dân tộc thiểu số rất ít người.

Kinh phí thực hiện được bố trí từ nguồn trung ương và địa phương. Trong đó, nguồn vốn đầu tư Trung ương hỗ trợ đầu tư bảo tồn làng, bản văn hóa truyền thống tiêu biểu của các dân tộc thiểu số; tu bổ, tôn tạo di tích quốc gia đặc biệt, di tích quốc gia có giá trị tiêu biểu của các dân tộc thiểu số; hỗ trợ đầu tư xây dựng điểm đến du lịch tiêu biểu.

Nguồn vốn Trung ương cũng sẽ hỗ trợ đầu tư xây dựng thiết chế văn hóa, thể thao tại các thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; hỗ trợ xây dựng mô hình bảo tàng sinh thái nhằm bảo tàng hóa di sản văn hóa phi vật thể trong cộng đồng các dân tộc thiểu số, hướng tới phát triển cộng đồng và phát triển du lịch.

  • Đẩy lùi hủ tục trong đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao Mèo Vạc

Minh – Hoa

Theo đó, Chương trình hành động này là căn cứ để các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đề ra giải pháp, tổ chức thực hiện đồng bộ, hiệu quả nhiệm vụ liên quan tới lĩnh vực công tác dân tộc do cơ quan, đơn vị quản lý. Từ đó, tổ chức quán triệt và thực hiện hiệu quả các nội dung, nhiệm vụ để đạt được các mục tiêu đề ra tại Nghị quyết số10/NQ-CP; triển khai kịp thời, đồng bộ, có hiệu quả các chủ trương, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Nhà nước liên quan đến công tác dân tộc.

Chương trình hành động nhấn mạnh việc thu hút đầu tư và đầu tư đúng trọng tâm, trọng điểm để phát huy tiềm năng, lợi thế, văn hóa của từng vùng, từng dân tộc nhằm rút ngắn khoảng cách phát triển giữa vùng đồng bào DTTS và miền núi với các vùng, miền khác trong cả nước; tiến tới phát triển nhanh, đồng bộ, bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ngang bằng với các vùng miền khác trong cả nước.

Bộ VHTTDL yêu cầu việc triển khai, thực hiện nghiêm, thống nhất, chặt chẽ và hiệu quả các nội dung của Chương trình hành động đề ra. Xác định công tác dân tộc là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài và là nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn tới. Xác định cụ thể các nhiệm vụ, thời hạn, tiến độ hoàn thành cho các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ và tiếp tục phối hợp hiệu quả để thực hiện tốt các nội dung công việc đúng với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo tinh thần của Chiến lược công tác dân tộc. Chủ động huy động, lồng ghép, cân đối nguồn lực, bảo đảm tính khả thi, tránh chồng chéo để tổ chức thực hiện hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm. Phát huy vai trò, chức năng của cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc từ Trung ương đến địa phương trong thực hiện các chính sách dân tộc.

Mô hình CLB văn hóa dân tộc Mường tại xã Khả Cửu, huyện Thanh Sơn, Phú Thọ do Bộ VHTTDL phối hợp tổ chức

Bộ VHTTDL cũng đề nghị đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng trong Đảng, cơ quan, đơn vị, địa phương và các tầng lớp nhân dân về nội dung Nghị quyết số 10 và Chương trình hành động này bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú, phù hợp với điều kiện của đơn vị. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về văn hóa, gia đình, thể thao và du lịch cho trưởng thôn/bản, nghệ nhân, Người có uy tín, đồng bào DTTS ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới. Tổ chức tuyên truyền việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; phát huy vai trò của gia đình, cộng đồng trong xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, đẩy lùi mê tín dị đoan trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Bố trí nguồn lực để tu bổ, tôn tạo các di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh; xây dựng và triển khai các chương trình, dự án, kế hoạch bảo vệ và phát huy các di sản văn hóa vùng đồng bào các DTTS. Đồng thời, tổ chức kiểm kê, lập danh mục kiểm kê và xây dựng hồ sơ di sản văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số.

Bộ VHTTDL cũng nhấn mạnh, cần triển khai thực hiện có hiệu quả Dự án “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.

Kết hợp lồng ghép chương trình, đề án, dự án của Trung ương và các địa phương để tăng cường nguồn lực đầu tư thực hiện các nhiệm vụ trong Chương trình hành động với Chương trình mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS, Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và các chương trình, đề án, dự án nghiên cứu, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số.

Khuyến khích, đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa, tạo điều kiện cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủ đầu tư cho công tác bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS. Kiểm tra, đánh giá định kỳ và cơ chế giám sát thực hiện.

Bộ VHTTDL giao Vụ Văn hóa dân tộc là đơn vị đầu mối, theo dõi, đôn đốc kiểm tra tiến độ và kết quả thực hiện; phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng Chương trình hành động. Tổng hợp tình hình thực hiện Chương trình hành động báo cáo Lãnh đạo Bộ, Uỷ ban Dân tộc và Chính phủ. 

Video liên quan

Chủ Đề