Cách tính đơn giá tổng hợp trong dự toán

Hiện nay giá cả vật tư, chính sách, chế độ về đơn giá xây dựng thường xuyên bị thay đổi và để các doanh nghiệp  nhanh chóng đưa ra các quyết định về giá cả trong quá trình đấu thầu được chính xác. Việc nắm vững các thông tin và nội dung đơn giá giúp các doanh nghiệp và đối tác quản lý công tác xây dựng của mình.

Cách tính đơn giá trong xây dựng [hình minh họa]

Các loại đơn giá xây dựng cơ bản 

Đơn giá xây dựng là chỉ tiêu quy định chi phí trực tiếp hay chi phí toàn bộ cần thiết để hoàn thành kết cấu công trình hoặc đơn vị khối lượng công tác. Trong xây dựng thì đơn giá dùng để xác định giá trị dự toán công trình. 

Đơn giá này bao gồm nhân công, vật liệu và cả máy thi công. Trong đó nhân công gồm chi phí lương, phụ cấp xây dựng, phụ cấp lương công nhân. Vật liệu gồm xi măng, gạch, cát, vôi. Máy thi công gồm máy vận chuyển vật liệu, chi phí sử dụng máy trộn, máy hỗ trợ. Theo yêu cầu sử dụng thì có 3 loại: đơn giá chi tiết, đơn giá tổng hợp và giá chuẩn.

Ba loại đơn giá cơ bản đều xác định chung giá trị công trình [hình minh họa]

  • Đơn giá chi tiết dùng để lập dự toán chi tiết công trình, từng giai đoạn kỹ thuật hay thi công mà các chủ đầu tư xác định giá hợp đồng xây lắp hay giá một gói thầu.
  • Đơn giá tổng hợp do nhà thầu lập ra để đấu thầu, dựa vào điều kiện sản xuất, cung ứng vật liệu và chế độ lương nhân công mà lập đơn giá. 
  • Giá chuẩn để xác định chi phí xây lắp trên tổng công trình, đơn giá này không gồm chi phí cấu thành trực tiếp như các loại chi phí xây dựng công trình mua sắm thiết bị.

Công bố đơn giá xây dựng tỉnh Bình Dương 2019 

Căn cứ vào Quyết định số 3736/QĐ-UBND mà đơn giá xây dựng tỉnh Bình Dương 2019 bao gồm các chi phí:

  • Chi phí vật liệu được tính theo mặt bằng giá quý 2 năm 2017 của tỉnh Bình Dương.

Giá cát xây dựng tại Bình Dương [hình minh họa]

  • Chi phí máy thi công: Giá máy thi công được quyết định dựa trên quyết định số 2782/QĐ–UBND ngày 12/10/2017 của UBND tỉnh Bình Dương bao gồm các chi phí:
  • Giá điện: 1.622 đồng/kwh
  • Dầu mazut 3S: 9.811 đồng/lít
  • Dầu diesel 0,05s: 12.055 đồng/lít
  • Xăng A92: 15.509 đồng/lít
  • Chi phí nhân công: Mức lương nhân công được xác định theo văn bản 4540/UBND-KTN của tỉnh Bình Dương về đơn giá trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng
  • Vùng I là  2.500.000 đồng/tháng cho các xã Thuận An, Dĩ An, Bến Cát, Tân Uyên và  huyện Bàu Bàng, Bắc Tân Uyên và thành phố Thủ Dầu Một
  • Vùng II là 2.200.000 đồng/tháng cho các huyện: Dầu Tiếng, Phú Giáo.

Đơn giá xây dựng công trình được xác định như thế nào?

Đơn giá xây dựng công trình được xác định dựa theo quy định thông tư 06/2016/TT-BXD hướng dẫn chi phí xây dựng do Bộ xây dựng ban hành. Nó phải thể hiện đầy đủ các đặc điểm của công trình, các chính sách, yêu cầu mặt thi công và giá cả vật liệu. Tùy theo công việc và thời điểm mà có mỗi đơn giá khác nhau.

Đơn giá tổng hợp xây dựng công trình: gồm đơn giá tổng hợp xây dựng không đầy đủ và đơn giá tổng hợp xây dựng đầy đủ.

Đơn giá tổng hợp xây dựng công trình không đầy đủ gồm các đơn giá về  nhân công, vật liệu trực tiếp và máy móc thi công. Để hoàn thành một đơn vị của sản phẩm xây dựng cần lập theo các bước:

  • Bước 1: Xác định nhóm danh mục công tác là bộ phận cần lập đơn giá tổng hợp của một công trình
  • Bước 2: Tính khối lượng công tác q hoàn thành đơn giá xây dựng tổng hợp
  • Bước 3: Chia chi phí nhân công, máy móc, vật liệu cho từng công tác xây lắp
  • Bước 4: Xác định nhân công nc, máy móc m, vật liệu vl so với khối lượng xây lắp q của từng công tác: nc= q x ni, m= q x mi,  vl= q x vli [ nci, mi, vli là chi phí công tác xây lắp thứ i, i=1,…,n]
  • Bước 5: Tổng hợp chi phí 

Cách xác định đơn giá nhân công xây dựng

Đơn giá tổng hợp xây dựng công trình đầy đủ được xác định theo các bước như đơn giá không đầy đủ, bên cạnh đó còn phát sinh thêm thu nhập thuế và chi phí chung. 

Đơn giá chi tiết xây dựng công trình: bao gồm đơn giá chi tiết xây dựng công trình không đầy đủ và đơn giá chi tiết xây dựng công trình đầy đủ. Cả hai đơn giá đều được thực hiện theo các bước với thành phần nhân công, máy thi công và vật liệu. Riêng đơn giá chi tiết xây dựng công trình đầy đủ có thêm phí thuế và chi phí chung.

  • Bước 1: Lập danh mục công tác và lắp đặt xây dựng với các yêu cầu đi kèm
  • Bước 2: Tập hợp định mức và lắp đặt các danh mục ở bước 1
  • Bước 3: Lập danh mục, tính giá vật liệu sử dụng, ca máy và nhân công
  • Bước 4: Xác định các chi phí thành phần của đơn giá 
  • Bước 5: Tổng hợp tính toán và giải thích đi kèm

Đối với một dự án, một công trình thì đơn giá xây dựng để quản lý chi phí đầu tư và xây dựng là rất cần thiết. Dựa vào đơn giá mới lập được dự toán xây dựng công trình. Đơn giá phụ thuộc vào nhu cầu đầu tư điều này mang tính quyết định đến giá thành xây dựng.

>> Để hiểu chi tiết hơn về báo giá xây dựng, bạn có thể tham khảo các giáo trình sau nhé 👇

Dự toán chi phí xây dựng – Nắm được cách tính chi phí xây dựng là gần như đã hoàn thành được 50% quá trình hoàn thiện quá trình lập dự toán xây dựng hãy cùng Kế toán Việt Hưng tìm hiểu chi tiết các công thức mẫu biểu bảng tính lập dự toán chi phí xây dựng đúng quy định Bộ xây dựng tránh gặp sai xót qua bài viết ngay dưới đây.

[PHẦN 1] Cách tính dự toán chi phí xây dựng công trình mới nhấtPHƯƠNG PHÁP TÍNH THEO KHỐI LƯỢNG VÀ GIÁ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

1. Cách tính dự toán chi phí xây dựng theo khối lượng và đơn giá xây dựng

– Khối lượng các công tác xây dựng được xác định từ hồ sơ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công hoặc thiết kế FEED, các chỉ dẫn kỹ thuật, yêu cầu kỹ thuật, nhiệm vụ công việc phải thực hiện của dự án, công trình, hạng mục công trình.

–  Đơn giá xây dựng chi tiết của công trình gồm: đơn giá không đầy đủ [bao gồm chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy và thiết bị thi công] hoặc đơn giá đầy đủ [gồm chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy và thiết bị thi công, chi phí gián tiếp và thu nhập chịu thuế tính trước]. Chủ đầu tư căn cứ vào đặc điểm, tính chất và điều kiện cụ thể của từng công trình, gói thầu để quyết định việc sử dụng đơn giá xây dựng chi tiết không đầy đủ hoặc đầy đủ để xác định dự toán xây dựng.

Bảng tổng hợp giá xây dựng công trình

Ghi chú:

  • Mã hiệu đơn giá, mã hiệu vật liệu, nhân công, máy thi công thể hiện bằng số và được thống nhất với mã hiệu định mức được cơ quan có thẩm quyền ban hành.
  • Trường hợp xác định giá xây dựng tổng hợp đầy đủ thì bao gồm cả chi phí gián tiếp, thu nhập chịu thuế tính trước.

2. Cách tính dự toán chi phí xây dựng theo theo khối lượng và giá xây dựng tổng hợp

2.1. Khối lượng công tác xây dựng được xác định từ hồ sơ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công hoặc thiết kế FEED, các chỉ dẫn kỹ thuật, yêu cầu kỹ thuật, nhiệm vụ công việc phải thực hiện của công trình, hạng mục công trình và được tổng hợp theo nhóm, loại công tác xây dựng để tạo thành một đơn vị kết cấu hoặc bộ phận của công trình.

2.2. Giá xây dựng tổng hợp được lập tương ứng với danh mục và nội dung của khối lượng nhóm loại công tác xây dựng, đơn vị kết cấu, bộ phận của công trình.

– Giá xây dựng tổng hợp gồm: giá xây dựng tổng hợp không đầy đủ [bao gồm chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy và thiết bị thi công] hoặc giá xây dựng tổng hợp đầy đủ [bao gồm chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy và thiết bị thi công, chi phí gián tiếp và thu nhập chịu thuế tính trước] được lập trên cơ sở đơn giá xây dựng chi tiết của công trình. Chủ đầu tư căn cứ vào đặc điểm, tính chất và điều kiện cụ thể của từng công trình, gói thầu để quyết định việc sử dụng giá xây dựng tổng hợp không đầy đủ hoặc đầy đủ để xác định dự toán xây dựng.

– Giá xây dựng tổng hợp được tổng hợp theo Bảng 3.3 Phụ lục 3 Thông tư số 09/2019/TT-BXD [mẫu bảng trên]

– Phương pháp lập giá xây dựng công trình theo hướng dẫn tại Phụ lục số 4 ban hành kèm theo Thông tư số 09/2019/TT-BXD.

Chi phí xây dựng tính theo khối lượng và đơn giá xây dựng chi tiết của công trình không đầy đủ và giá xây dựng tổng hợp không đầy đủ được xác định và tổng hợp theo Bảng 3.1 Phụ lục 1 Thông tư số 02/2020/TT-BXD.

Bảng tổng dự toán xây dựng theo đơn giá

Trong đó:

– Trường hợp chi phí vật liệu, nhân công, máy và thiết bị thi công được xác định theo khối lượng và giá xây dựng tổng hợp không đầy đủ:

+ Qj là khối lượng một nhóm danh mục công tác hoặc một đơn vị kết cấu, bộ phận thứ j của công trình [dự toán chi phí xây dựng]

+ Djvl, Djnc, Djm là chi phí vật liệu, nhân công, máy và thiết bị thi công trong giá xây dựng tổng hợp một nhóm danh mục công tác hoặc một đơn vị kết cấu, bộ phận thứ j của công trình

– Trường hợp chi phí vật liệu, nhân công, máy và thiết bị thi công được xác định theo cơ sở khối lượng và đơn giá xây dựng chi tiết của công trình không đầy đủ:

+ Qj là khối lượng công tác xây dựng thứ j

+ Djvl, Djnc, Djm là chi phí vật liệu, nhân công, máy và thiết bị thi công trong đơn giá xây dựng chi tiết của công trình đối với công tác xây dựng thứ j

Chi phí vật liệu [Djvl], chi phí nhân công [Djnc], chi phí máy và thiết bị thi công [Djm] trong đơn giá xây dựng chi tiết của công trình không đầy đủ và giá xây dựng tổng hợp không đầy đủ được tính toán và tổng hợp theo Bảng 3.4 Phụ lục này.

+ Định mức tỷ lệ chi phí gián tiếp và thu nhập chịu thuế tính trước được quy định tại Bảng 3.7, Bảng 3.8, Bảng 3.9, Bảng 3.10 và Bảng 3.11 Phụ lục 3 Thông tư số 09/2019/TT-BXD.

CHÚ Ý:

3. Bổ sung vào cuối mục ghi chú Bảng 3.7 như sau:

Đối với dự toán xây dựng xác định theo từng công trình, từng gói thầu theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 10 Nghị định số 68/2019/NĐ-CP và điểm a khoản 1 Điều 11 Thông tư này, thì chi phí chung của dự toán công trình, dự toán gói thầu xây dựng được xác định bằng định mức tỷ lệ [%] nhân chi phí trực tiếp trong dự toán công trình, dự toán gói thầu xây dựng. Trong đó, định mức tỷ lệ [%] chi phí chung được xác định theo hướng dẫn tại Bảng 3.7 Phụ lục này được điều chỉnh với hệ số k=0,9, trừ các dự toán xây dựng có chi phí trực tiếp trên 1.000 tỷ đồng.”.

4. Bổ sung mục ghi chú vào cuối Bảng 3.9 như sau:

“Ghi chú:

Đối với dự toán xây dựng xác định theo từng công trình, từng gói thầu theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 10 Nghị định số 68/2019/NĐ-CP và điểm a khoản 1 Điều 11 Thông tư này, thì chi phí nhà tạm để ở và điều hành thi công của dự toán công trình, dự toán gói thầu xây dựng được xác định bằng định mức tỷ lệ [%] nhân chi phí trực tiếp trong dự toán công trình, dự toán gói thầu xây dựng. Trong đó, định mức tỷ lệ [%] chi phí nhà tạm để ở và điều hành thi công được xác định theo hướng dẫn tại Bảng 3.9 Phụ lục này được điều chỉnh với hệ số k=0,9, trừ dự toán xây dựng có chi phí trực tiếp trên 1.000 tỷ đồng.”.

[Theo Thông tư số 02/2020/TT-BXD]

+ LT: chi phí nhà tạm để ở và điều hành thi công;+ TT: chi phí một số công việc không xác định được khối lượng từ thiết kế

+ GTk: chi phí gián tiếp khác [dự toán chi phí xây dựng]

+ G: chi phí xây dựng công trình, hạng mục công trình, bộ phận, phần việc, công tác trước thuế

+ TGTGT-XD: mức thuế suất thuế GTGT quy định cho công tác xây dựng

+ Knc: hệ số nhân công làm đêm [nếu có] và được xác định như sau:

 Knc = 1 + tỷ lệ khối lượng công việc phải làm đêm x 30% [đơn giá nhân công của công việc làm việc vào ban đêm]

+ Km: hệ số máy thi công làm đêm [nếu có] và được xác định như sau:

Km = 1 – g + g x Knc

Trong đó: g là tỷ lệ tiền lương bình quân trong giá ca máy.

Khối lượng công việc phải làm đêm được xác định theo yêu cầu tiến độ thi công xây dựng của công trình và được chủ đầu tư thống nhất.

Chi phí xây dựng tính theo khối lượng và đơn giá xây dựng chi tiết của công trình đầy đủ và giá xây dựng tổng hợp đầy đủ được xác định và tổng hợp theo Bảng 3.2 Phụ lục 3 Thông tư số 09/2019/TT-BXD.

Bảng tổng dự toán xây dựng theo đơn giá & giá xây dựng

Trong đó:

– Trường hợp chi phí xây dựng được xác định trên cơ sở khối lượng và giá xây dựng tổng hợp đầy đủ:

+ Qi là khối lượng một nhóm công tác hoặc một đơn vị kết cấu, bộ phận thứ i của công trình [i=1¸n];

+ Di là giá xây dựng tổng hợp đầy đủ [bao gồm chi phí trực tiếp về vật liệu, nhân công, máy thi công, chi phí gián tiếp và thu nhập chịu thuế tính trước] để thực hiện một nhóm công tác hoặc một đơn vị kết cấu, bộ phận thứ i của công trình.

– Trường hợp chi phí xây dựng được xác định trên cơ sở khối lượng và đơn giá xây dựng chi tiết của công trình đầy đủ:

+ Qi là khối lượng công tác xây dựng thứ i của công trình [i=1¸n]

+ Di là đơn giá xây dựng công trình đầy đủ [bao gồm chi phí trực tiếp về vật liệu, nhân công, máy thi công, chi phí gián tiếp và thu nhập chịu thuế tính trước] để thực hiện công tác xây dựng thứ i của công trình

+ G: chi phí xây dựng công trình trước thuế [dự toán chi phí xây dựng]

+ TGTGT-XD: mức thuế suất thuế giá trị gia tăng quy định cho công tác xây dựng

+ GXD: chi phí xây dựng công trình sau thuế

Trường hợp chi phí xây dựng lập cho bộ phận, phần việc, công tác thì chi phí xây dựng sau thuế trong dự toán công trình, hạng mục công trình được xác định theo công thức sau:

Trong đó:

gi: chi phí xây dựng sau thuế của bộ phận, phần việc, công tác thứ i của công trình, hạng mục công trình [i=1¸n].

Trên cơ sở mức độ tổng hợp hoặc chi tiết của các khối lượng công tác xây dựng xác định theo mục 2.1 và mục 2.2 trên để có thể kết hợp sử dụng đơn giá xây dựng chi tiết của công trình và giá xây dựng tổng hợp để xác định chi phí xây dựng trong dự toán xây dựng công trình.

THAM KHẢO: Hơn 60 Khoá học kế toán Online 1 kèm 1 Trực tiếp

Trên đây Kế toán Việt Hưng chia sẻ  Cách tính dự toán chi phí xây dựng công trình mới nhất phần 1 theo quy định Bộ Xây dựng cùng đón xem phần 2 để dowload những mẫu bảng biểu cập nhật mới nhất – Tự hào là trung tâm đào tạo kế toán Online 15 năm kinh nghiệm đào tạo hơn 20.000 học viên toàn quốc & mảng kế toán xây dựng là thế mạnh của Chúng tôi CAM KẾT KHÔNG HIỆU QUẢ HOÀN PHÍ!

Video liên quan

Chủ Đề