Bầu ăn đu đủ chín có tốt không

Có nhiều tin đồn cho rằng ăn đu đủ gây sảy thai nên nhiều bà bầu hoang mang không biết có nên ăn đu đủ chín hay không. Trái ngược với những lời đồn thổi mà bạn thường nghe, thực tế bà bầu ăn đu đủ chín mang lại lợi ích cho hệ tiêu hóa, tóc, da và nhiều lợi ích khác. Bài viết dưới đây sẽ giúp các mẹ bầu giải đáp thắc mắc bà bầu ăn đu đủ chín được không và tác dụng của đu đủ chín đối với sức khỏe bà bầu.

Lợi ích của đu đủ chín với sức khỏe mẹ bầu

Tăng sức đề kháng cho mẹ bầu

Đu đủ chín chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa rất tốt cho sức khỏe. Đặc biệt hợp chất beta-carotene [tiền chất vitamin A] có thể giúp mẹ bầu ngăn ngừa một số bệnh nguy hiểm. Đu đủ cũng được đánh giá là loại trái cây có hàm lượng beta-caroten cao hơn nhiều so với các loại trái cây khác. 

Đu đủ chín chứa nhiều vitamin, chất chống oxy hóa rất tốt cho sức khỏe mẹ bầu 

Bổ sung vitamin B

Đu đủ chín chứa nhiều vitamin, đặc biệt là vitamin B, vitamin B1 hỗ trợ quá trình chuyển hóa chất dinh dưỡng và tăng cường sức khỏe tim mạch. Ngoài ra, vitamin B2 rất tốt trong quá trình phát triển chiều cao và hệ thần kinh của thai nhi. 

Cung cấp các khoáng chất khác

Đu đủ chứa nhiều khoáng chất như canxi, kẽm, kali, magie,… rất tốt để ngăn ngừa tình trạng thiếu sắt, thiếu máu ở phụ nữ khi mang thai. Bổ sung kali nói riêng cũng có thể giúp giảm nguy cơ chuột rút và cân bằng chất điện giải cho bà bầu.

Kiểm soát cân nặng

Đu đủ chín giàu chất dinh dưỡng nhưng lại rất ít calo nên bà bầu không phải quá lo lắng về vấn đề cân nặng khi ăn loại quả này. Bên cạnh đó, loại quả này có chứa vitamin B và riboflavin là những chất rất tốt cho hệ tiêu hóa và ngăn ngừa nguy cơ táo bón. 

Tăng cường xương khớp

Vitamin C trong đu đủ chín có tác dụng rất tốt trong việc bảo vệ xương khớp ở bà bầu. Bổ sung nhiều quả đu đủ bà bầu sẽ hạn chế được một số triệu chứng như đau nhức xương khớp, đau nhức đầu gối, tê nhức tay chân,...

Tuy nhiên, để nhận được những lợi ích dinh dưỡng từ đu đủ chín như trên bà bầu nên lưu ý những điều sau: 

  • Không ăn đu đủ xanh hoặc đu đủ chưa chín để tránh co bóp tử cung, giảm nguy cơ sinh non, tránh biến chứng phù nề,... 
  • Không nên ăn quá nhiều đu đủ chín vì hợp chất beta-caroten có thể là nguyên nhân khiến mẹ bầu bị vàng da.
  • Với mẹ bầu yếu bụng thì ăn nhiều đu đủ có thể gây kích ứng đường ruột, gây áp lực cho dạ dày.
  • Bà bầu nên ăn đu đủ 2 - 3 lần/tuần và mỗi lần chỉ nên ăn 1 - 2 miếng.
  • Đu đủ có thể được chế biến theo nhiều cách khác nhau như làm sinh tố hoặc kết hợp với trái cây khác. 
  • Khi ăn nên loại bỏ hoàn toàn hạt, vì hạt đu đủ chứa nhiều độc tố.
  • Đối với phụ nữ bị hen suyễn hoặc mắc các bệnh về đường hô hấp nên hạn chế ăn loại quả này vì hợp chất papain trong đu đủ có thể gây dị ứng, nghẹt mũi, khó thở,...
  • Đu đủ chín chứa nhiều đường nên mẹ bầu cần kiểm soát khi ăn để không tăng đường huyết mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.

Bà bầu ăn đu đủ chín được không thì câu trả lời là được nhưng ăn với lượng vừa phải mới có lợi cho sức khoẻ. Trong các tác dụng của đu đủ chín đối với bà bầu rõ rệt hơn cả là cải thiện tình trạng ốm nghén. 

Tuy nhiên mủ đu đủ không tốt cho phụ nữ mang thai vì có thể gây dị ứng sưng đỏ, ngứa, chóng mặt, đau bụng và buồn nôn. Chính vì thế, khi ăn đu đủ cần làm sạch nhựa mủ này. Hoặc người có tiền sử dị ứng với một số loại trái cây thì không nên ăn đu đủ khi mang thai. Do đó, trừ khi bạn có tiền sử dị ứng nếu không đây vẫn là loại trái cây lành mạnh mà bà bầu nên bổ sung vào chế độ ăn uống của mình. 

Giải đáp những thắc mắc liên quan đến vấn đề mẹ bầu có nên ăn đu đủ không

Bà bầu nên ăn đu đủ chín khi nào?

Thời điểm tốt nhất trong ngày để mẹ bầu ăn đu đủ chín là vào buổi sáng. Vì đây là lúc mẹ cần bổ sung nhiều năng lượng nhất. Không ăn đu đủ trước khi đi ngủ vì làm tăng lượng đường trong máu gây đầy bụng và ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. 

Mẹ bầu có thể ăn đu đủ gần chín không?

Đu đủ gần chín có thể còn non và nhiều mủ nên có thể gây hại hoặc không tốt cho mẹ bầu, vì vậy tốt hơn hết mẹ bầu không nên dùng đu đủ khi chưa chín hoàn toàn. 

Mang thai ăn đu đủ xanh được không?

Trong nhựa mủ của đu đủ xanh có hàm lượng papain rất cao, có thể gây co thắt cơ trơn tử cung tăng nguy cơ sảy thai, làm niêm mạc tử cung mỏng và yếu đi. Vì vậy, tuyệt đối không cho bà bầu ăn đu đủ xanh đặc biệt trong 3 tháng đầu.

Mẹ bầu không được ăn đu đủ xanh vì chứa nhựa mủ có hàm lượng papain rất cao, có thể gây sảy thai

Những món ngon từ đu đủ chín mẹ bầu có thể ăn

Biết được lợi ích của việc ăn đu đủ chín đối với bà bầu nhưng không phải ai cũng biết cách kết hợp đu đủ chín vào bữa ăn hàng ngày một cách hợp lý và dinh dưỡng.

Ăn trực tiếp

Để đảm bảo được vị ngọt của đu đủ chín mẹ bầu chỉ cần gọt bỏ lớp vỏ bên ngoài là có thể ăn trực tiếp ngay. Mỗi lần mẹ bầu có thể ăn 1 - 2 miếng đu đủ chín, không ăn quá 3 lần/tuần.

Sinh tố đu đủ

Sinh tố đu đủ là món ăn bổ dưỡng và cách làm rất đơn giản, bạn có thể dễ dàng thực hiện theo cách sau: 

  • Chuẩn bị khoảng 200g đu đủ chín, 50ml sữa tươi và một thìa sữa đặc. 
  • Cho tất cả vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn là bạn đã có ngay ly sinh tố thơm ngon béo ngậy. 
  • Lưu ý phụ nữ mang thai không ăn đu đủ quá 3 lần/tuần. 

Có nhiều cách chế biến đu đủ chín cho mẹ bầu như ăn trực tiếp, làm sinh tố, hoa quả dầm,...

Hoa quả dầm

Khi chế biến với đu đủ chín không thể bỏ qua món hoa quả dầm kết hợp với các loại trái cây khác vừa đỡ ngán và cũng rất thích hợp trong mùa hè nóng nực.

  • Chuẩn bị đu đủ chín, xoài, thanh long, dưa hấu,... hoặc các loại trái cây yêu thích.
  • Mẹ bầu cắt trái cây thành những miếng vừa ăn, thêm 1 hộp sữa chua và trộn đều là có ly trái cây dầm thơm ngon và giải tỏa cơn nóng.
  • Lưu ý bà bầu chỉ nên ăn hoa quả dầm 1-2 lần/tuần.

Với những thông tin trên có thể thấy đu đủ chín tốt cho sức bà bầu khi ăn với lượng vừa phải. Một lưu ý đặc biệt là mẹ bầu không được ăn đu đủ chưa chín hoàn toàn hoặc đu đủ xanh vì chứa độc tố có hại cho sức khỏe mẹ và bé.

Bà bầu nên ăn đu đủ chín như thế nào?

Đu đủ có chứa một loại enzyme như latex nên có thể sẽ gây phản ứng cho mẹ bầu khi ăn. ... .
Cần loại bỏ toàn bộ hạt đu đủ trước khi ăn đu đủ chín..
Chỉ nên ăn đu đủ chín từ 2 - 3 lần/tuần để tránh việc mẹ bầu có thể bị tiểu đường trong khi thai kỳ diễn ra..

Tại sao có bầu không nên ăn đu đủ?

Phụ nữ mang thai không nên ăn đu đủ chưa chín vì trong đu đủ có mủ cao su: Mủ trong đu đủ chưa chín hoặc thậm chí một phần đu đủ chín papain, thể kích thích prostaglandin và oxytocin, những hormone thể dẫn đến co thắt tử cung và chuyển dạ sớm.

Khi nào bà bầu được ăn đu đủ?

Mẹ bầu 3 tháng đầu hoàn toàn thể ăn đu đủ CHÍN Đu đủ chín giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, hạn chế các triệu chứng ốm nghén, giải quyết vấn đề táo bón, rối loạn tiêu hóa khi mang thai, đồng thời phòng ngừa bệnh tật và giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh.

Những ai không nên ăn đu đủ xanh?

2.1 Phụ nữ mang thai. Phụ nữ mang thai không nên ăn đu đủ xanh. ... .
2.2 Người bệnh suy gan không nên ăn đu đủ ... .
2.3 Những người có nhịp tim không đều. ... .
2.4 Người bị suy giáp. ... .
2.5 Những người bị dị ứng. ... .
2.6 Người bị sỏi thận. ... .
2.7 Những người tiêu hóa kém. ... .
2.8 Người bị hạ đường huyết..

Chủ Đề