Bệnh giảm tiểu cầu bao lâu thì hết

Xuất huyết giảm tiểu cầu là một căn bệnh nguy hiểm với những biến chứng khá nặng nề có thể gây ảnh hưởng rất xấu tới sức khỏe. Chảy máu đường tiêu hóa, tiết niệu, xuất huyết não,... là những biến chứng khá phổ biến mà căn bệnh này gây ra. Vậy hiện tượng này là gì? Nguyên nhân và cách điều trị như thế nào?

1. Tìm hiểu về bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu

Những khái niệm về tiểu cầu, vai trò cũng như dấu hiệu của trạng thái giảm tiểu cầu sẽ giúp bạn nhận biết kịp thời về những dấu hiệu của bệnh.

Tiểu cầu là gì? Tầm quan trọng của chúng đối với cơ thể

Tiểu cầu được tạo ra từ tủy xương và truyền đi khắp nơi trong cơ thể, chúng là một thành phần tế bào của máu.

Vai trò của tiểu cầu:

Tiểu cầu có chức năng tham gia vào quá trình đông cầm máu giúp chúng ta không bị mất máu quá nhiều khi tổn thương và đảm bảo sự nguyên vẹn của mạch máu khi bình thường.

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu còn cho rằng: Bằng cách trực tiếp tiêu diệt vi khuẩn hay hỗ trợ các tế bào bạch cầu tăng hiệu quả bảo vệ cơ thể của các tế bào bạch cầu, chúng còn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân bên ngoài như vi sinh vật.

Số lượng các tế bào tiểu cầu đo được thông qua thiết bị xét nghiệm huyết học trong cơ thể chúng ta sẽ nằm trong khoảng từ 150.000/mcL đến 400.000/mcL.

Xuất huyết giảm tiểu cầu là gì?

Hình ảnh của bệnh nhân với những nốt xuất huyết dưới da do giảm tiểu cầu

Xuất huyết giảm tiểu cầu là trạng thái xuất huyết do giảm sinh tiểu cầu ở tủy xương hay tiểu cầu bị phá hủy quá nhiều ở máu ngoại vi gây ra những biến chứng khá nặng nề như: chảy máu đường tiêu hóa, tiết niệu, xuất huyết não,... Căn bệnh này khá nguy hiểm, quá trình điều trị cũng cần một khoảng thời gian dài gây ảnh hưởng xấu lên sức khỏe thậm chí là tính mạng chúng ta. Bệnh lý này thường xuất hiện ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ em và người trẻ tuổi, nữ giới.

Dấu hiệu của bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu

Xuất huyết giảm tiểu cầu là căn bệnh khá phức tạp, chúng có thể không biểu hiện một triệu chứng nhất định. Tuy nhiên, trong một số trường hợp sau chúng ta có thể nhận biết dấu hiệu của bệnh như sau:

  • Chảy máu kéo dài ở vết thương bị cắt da

  • Người bệnh rất dễ bị chảy máu mũi, răng lợi thường xuyên

  • Xuất hiện máu trong nước tiểu hoặc phân

  • Cơ thể luôn ở trong trạng thái mệt mỏi

  • Ở phụ nữ, thời kỳ kinh nguyệt sẽ kéo dài hơn

  • Rất dễ bị bầm tím hoặc ban xuất huyết

  • Xuất hiện các nốt xuất huyết có kích thước nhỏ màu tím hoặc đỏ, thường sẽ xuất hiện ở cẳng chân

Dấu hiệu da bị xuất huyết do giảm tiểu cầu ở trẻ em

Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh lý này là tên gọi tắt của bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch. Theo bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh.

Chẳng hạn khi cơ thể bị vi trùng, virus, ký sinh trùng,… tấn công thì tế bào bạch cầu sẽ tự sinh ra một chất gọi là kháng thể để chống lại các tác nhân trên. Trường hợp bệnh tự miễn, do nhận diện sai về tác nhân gây hại là một cơ quan, bộ phận nào đó trong cơ thể, kháng thể được sinh ra lại chống lại tiểu cầu. Kháng thể phá vỡ tiểu cầu và làm giảm số lượng của tiểu cầu trong máu, do đó cơ thể người bệnh rất dễ bị chảy máu khi gặp tác động nhẹ, hoặc có dấu hiệu xuất huyết dưới da.

Ngoài ra, có một số trường hợp bị xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn do không xác định được nguyên nhân.

2. Một số biến chứng nguy hiểm của bệnh

Khi số lượng tiểu cầu quá thấp, cơ thể người bệnh sẽ có thể bị xuất huyết tự nhiên hoặc xuất huyết khi va chạm rất nhẹ. Từ đó, gây nên nhiều biến chứng khá nặng nề ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe bạn như: Chảy máu đường tiêu hóa, tiết niệu, sinh dục, thậm chí có thể gây ra xuất huyết não - màng não ảnh hưởng tới tính mạng. Vì thế, khi phát bệnh bạn phải thật cẩn thận trong sinh hoạt, không nên chạy nhảy và hoạt động nặng, hạn chế đánh răng hoặc xỉa răng, không nên ăn những vật cứng như mía, xương.

Khi phát hiện những triệu chứng xuất huyết dưới da, xuất huyết niêm mạc như chảy máu cam, chảy máu nướu răng, giác mạc thì nên đến các bệnh viện hoặc cơ sở y tế để kiểm tra số lượng tiểu cầu, tránh trường hợp xuất huyết do giảm tiểu cầu và tìm ra nguyên nhân, cách điều trị dứt điểm nhằm không xảy ra những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

Quá trình tiến triển của bệnh đối với trường hợp mạn tính có thể kéo dài trong vài năm. Tuy nhiên, bệnh nhân có thể sống khỏe mạnh nếu biết cách quản lý tình trạng bệnh tốt, thậm chí cả với những trường hợp nặng.

3. Điều trị xuất huyết giảm tiểu cầu như thế nào?

Phác đồ điều trị tình trạng này nhằm mục đích giữ lượng tiểu cầu ổn định nhằm ngăn chặn xuất huyết. Dưới đây là các phương pháp điều trị đúng cách:

  • Xuất huyết giảm tiểu cầu ở trẻ em có thể tự khỏi hoàn toàn trong vòng 6 tháng. Với các trường hợp mạn tính vẫn có thể tự bình phục trong vài năm. Vì thế, nếu bạn đang thắc mắc bệnh lý mạn tính này có chữa được không thì câu trả lời là có thể.

  • Đối với người lớn trường hợp mắc bệnh nhẹ cần theo dõi và kiểm tra định kỳ tránh tình trạng bệnh phát triển nặng hơn. Tuy nhiên, nếu tiên lượng xấu đi thì cần phải có biện pháp điều trị. Liệu trình điều trị bệnh có thể bao gồm dùng thuốc, ngoại khoa [cắt lách].

Sử dụng thuốc có phải giải pháp tốt nhất?

Trường hợp bệnh tự phát nặng thì bác sĩ có thể chỉ định làm phẫu thuật.

Xuất huyết giảm tiểu cầu là căn bệnh nếu không điều trị đúng cách sẽ gây nên những nguy hiểm nghiêm trọng đến sức khỏe bạn. Vì vậy, nếu có biểu hiện của bệnh lý này hãy đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế tốt nhất để bác sĩ có thể tìm ra nguyên nhân và có liệu trình điều trị phù hợp.

Nếu bạn đang phân vân không biết lựa chọn cơ sở y tế khám chữa bệnh uy tín, chất lượng thì MEDLATEC là sự lựa chọn phù hợp với đội ngũ y bác sĩ tay nghề cao và cơ sở vật chất tiên tiến nhất. Hãy quan tâm đến sức khỏe của bạn ngay từ bây giờ. Để được tư vấn và đặt lịch khám tại bệnh viện hãy liên hệ qua hotline 1900 56 56 56.

GIỚI THIỆU

  • Lịch sử hình thành
  • Sơ đổ tổ chức
  • Các khoa/ phòng
  • Thư viện
  • Văn bản bệnh viện

HOẠT ĐỘNG BỆNH VIỆN

  • Khám chữa bệnh
  • Ghép tế bào gốc
  • Ngân hàng máu
  • Ngân hàng tế bào gốc
  • Bản tin BTH
  • Thông cáo báo chí
  • Quan hệ Quốc tế
  • Lịch họp

DỊCH VỤ

  • DNA huyết thống
  • Dịch vụ máu cuống rốn
  • Giữ hồng cầu đông lạnh
  • Khám chữa bệnh
  • Xét nghiệm
  • HLA
  • Đào tạo - Chỉ đạo tuyến

Y HỌC THƯỜNG THỨC

  • Điểm tin bệnh
  • Dinh dưỡng
  • Bệnh lý huyết học
  • Truyền thông giáo dục sức khỏe
  • Tạp chí APBMT

TIN TỨC - SỰ KIỆN

  • Điểm tin
  • Hội nghị - Hội thảo
  • Hoạt động Đảng và tổ chức Đoàn thể
  • Bảng giá dịch vụ
  • Câu lạc bộ bệnh nhân
  • Tin tức vận động hiến máu
  • Câu lạc bộ hiến máu
  • Cập nhật kỹ thuật
  • Lịch hiến máu
  • Tuyển dụng

HỎI ĐÁP

BỆNH XUẤT HUYẾT GIẢM TIỂU CẦU

Tiểu cầu là gì?

Máu là một loại dịch trong cơ thể gồm hai thành phần:

-Thành phần chất lỏng gọi là huyết tương.

-Thành phần tế bào bao gồm các tế bào hồng cầu tạo nên màu đỏ của máu, các tế bào bạch cầu màu trắng và cáctế bào tiểu cầu màu vàng.

Hồng cầu: cung cấp chất dinh dưỡng và khí Oxy cho mô, tế bào.

Bạch cầu: chống lại vi khuẩn bảo vệ cơ thể.

Tiểu cầu: giúp đông máu khi cơ thể có vết thương, ngăn cản sự chảy máu.

Bệnh Xuất huyết giảm tiểu cầu là bệnh gì?

Bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu là tên gọi tắt của Bệnh Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch là một loại bệnh lý miễn dịch.

Bình thường khi cơ thể bị vật lạ xâm nhập, ví dụ như vi trùng, vi rút, ký sinh trùng…, tế bào bạch cầu sẽ tạo ra một chất gọi là kháng thể để chống lại các vật lạ này. Khi mắc bệnh tự miễn, cơ thể nhận diện lầm một cơ quan, bộ phận nào đó trong cơ thể mình là vật lạ và tự sinh ra kháng thể để chống lại cơ quan, bộ phận đó. Trong trường hợp này cơ thể người bệnh tự sinh ra kháng thể chống lại tiểu cầu . Các kháng thể này gắn vào tiểu cầu và làm tiểu cầu bị phá hủy ở lách, hậu quả là giảm số lượng tiểu cầu trong máu, cơ thể sẽ dễ bị chảy máu với một tác động nhẹ.

Dấu hiệu nhận biết bệnh Xuất huyết giảm tiểu cầu?

Người bệnh có thể chưa có dấu hiệu nào bất thường, chỉ tình cờ xét nghiệm máu phát hiện số lượng tiểu cầu giảm thấp.

Trong đa số trường hợp, người bệnh dễ bị chảy máu ở nhiều mức độ khác nhau từ nhẹ đến nặng như: chấm xuất huyết ngoài da, bầm da, chảy máu nướu răng, chảy máu mũi, rong kinh, tiểu máu, ói máu, xuất huyết não….

Bác sĩ cần làm xét nghiệm gì để chẩn đoán?

Các xét nghiệm để chẩn đoán bao gồm: công thức máu, phết máu ngoại biên và tủy đồ

Xét nghiệm tủy đồ là một xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán bệnh: bác sĩ sẽ dùng một kim lớn đâm xuyên vào xương chậu người bệnh để rút dịch tủy xương soi dưới kính hiển vi để quan sát tế bào máu. Bác sĩ sẽ dùng thuốc gây tê tại chỗ nên người bệnh không có cảm giác đau đớn.

Ngoài ra bác sĩ sẽ thực hiện thêm một số xét nghiệm khác để chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh như:

Các xét nghiệm vi sinh: HBsAg, anti HCV, anti HIV, huyết thanh chẩn đoán H.Pylory…

Các xét nghiệm miễn dịch: ANA, Anti DsDNA, LE cell, ANA 8 profile, TSH, FT3, FT4…

Các xét nghiệm nếu có kèm thiếu máu: Hồng cầu lưới, Sắt huyết thanh, Ferritin, Billirubin, Haptoglobin, LDH, nghiệm pháp Coombs trực tiếp…

Bệnh điều trị như thế nào?

Bác sĩ bắt đầu điều trị khi: Số lượng tiểu cầu của người bệnh dưới 20 x 109/L hoặc khi số lượng tiểu cầu của người bệnh dưới 30 x 109/L kèm xuất huyết da niêm nhiều.

Thuốc lựa chọn điều trị hàng đầu là các thuốc nhóm Corticoids.

Khi sử dụng các thuốc này, các bác sĩ thường dùng liều cao và kéo dài để ức chế miễn dịch của người bệnh. Các thuốc này khi ngưng đột ngột sẽ gây ra biến chứng suy tuyến thượng thận cấp. Vì vậy người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ từ liều dùng cho đến thời gian dùng thuốc.

Thuốc nhóm Corticoids khi dùng kéo dài có thể gây ra một số tác dụng phụ: viêm dạ dày, tăng huyết áp, tăng đường huyết, giữ nước, loãng xương, đục thủy tinh thể….Tuy nhiên vì bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu là một bệnh nguy hiểm đến tính mạng nên việc sử dụng thuốc là việc cần thiết. Bác sĩ sẽ theo dõi sát và xử trí các biến chứng và tiến hành giảm liều thuốc Corticoids phù hợp với tình trạng bệnh.

Trong trường hợp cấp cứu: người bệnh bị xuất huyết đe dọa tính mạng: bác sĩ có thể lựa chọn các thuốc: Gamma globulin truyền tĩnh mạch, anti D truyền tĩnh mạch, corticoids liều cao. Tuy nhiên những thuốc này chỉ có tác dụng nâng tiểu cầu trong thời gian ngắn, số lượng tiểu cầu sẽ có thể giảm thấp trở lại sau một thời gian.

Bệnh Xuất huyết giảm tiểu cầu có nguy hiểm không? Có chữa khỏi không?

Bệnh có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Khi số lượng tiểu cầu quá thấp, cơ thể người bệnh sẽ có thể bị xuất huyết tự nhiên hoặc xuất huyết khi va chạm rất nhẹ. Các trường hợp xuất huyết nặng bao gồm: xuất huyết tiêu hóa [ói ra máu], xuất huyết dường niệu [tiểu đỏ], xuất huyết não màng não [tai biến]….Tuy nhiên tỉ lệ xuất huyết não màng não rất thấp, chỉ khoảng 0.5-1% người bệnh.

Về dự hậu: bệnh diễn tiến khác nhau giữa người lớn và trẻ em. 70% trẻ em sẽ hồi phục tự nhiên sau 3 tháng, 20% - 30% sẽ chuyển thành dạng mạn tính. Ngược lại ở người lớn, bệnh thường diễn tiến thành mạn tính và hay tái phát nhiều lần.

Trường hợp người bệnh kháng thuốc Corticoids hoặc có quá nhiều biến chứng, có phương pháp nào khác để điều trị bệnh không?

Trong trường hợp tái phát nhiều lần, người bệnh phụ thuộc thuốc Corticoids hoặc khi có quá nhiều biến chứng do thuốc mà tình trạng bệnh không ổn định [số lượng tiểu cầu còn thấp], các phương án điều trị tiếp theo được đề nghị:

  • Cắt lách : cắt lách nội soi tương đối an toàn, tỉ lệ đáp ứng tăng tiểu cầu là 70-80% và tỉ lệ giữ được đáp ứng lâu dài là 60-70%. Tuy nhiên sau khi cắt lách, hệ miễn dịch của người bệnh sẽ suy yếu, một khi nhiễm trùng thì có thể nhiễm trùng rất nặng. Chính vì vậy trước khi cắt lách người bệnh cần được chích ngừa và sau khi cắt lách người bệnh cần được uống kháng sinh phòng ngừa một thời gian dài [ ít nhất là 2 năm liên tục]. Ở trẻ em, cắt lách được trì hoãn đến khi đứa trẻ lớn hơn 5 tuổi.
  • Rituximab: đây là một loại thuốc mới. Tỉ lệ đáp ứng điều trị 60% nhưng tỉ lệ giữ đáp ứng lâu dài khoảng 40%. Thuốc tương đối đắt tiền và thời gian để có đáp ứng tương đối dài. Thuốc này sẽ được bác sĩ lựa chọn nếu người bệnh không đáp ứng với nhóm Corticoids và không thể cắt lách.
  • Thuốc kích thích tăng tạo tiểu cầu: là một loại thuốc mới được chỉ định khi người bệnh kháng với các phương pháp nêu trên. Tuy nhiên thuốc rất đắt tiền và phải sử dụng lâu dài. Khi ngưng thuốc, đại đa số các trường hợp sẽ có số lượng tiểu cầu giảm thấp trở lại.
  • Ngoài ra khi người bệnh không đáp ứng với tất cả các phương án điều trị kể trên, bác sĩ có thể chỉ định một loại thuốc ức chế miễn dịch khác để điều trị sau khi cân nhắc lợi ích điều trị lớn hơn tác dụng phụ của nó gây ra.

Một số lưu ý khác đối với người bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu

  • Hạn chế vận động mạnh, hạn chế chơi những môn thể thao có tính đối kháng và va chạm nhiều
  • Theo dõi kinh nguyệt đối với trẻ em gái đến tuổi dậy thì, nếu lượng máu kinh nhiều nên báo với bác sĩ để có điều trị thích hợp.
  • Khi bị một bệnh lý khác như huyết khối tĩnh mạch, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim cấp… người bệnh cầnphải sử dụng thuốc kháng đông phải khai rõ tình trạng bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu và thuốc đang sử dụng nếu có với bác sĩ.
  • Khi người bệnh cần nhổ răng, làm thủ thuật xâm lấn hoặc phải phẫu thuật cũng cần khai rõ tiền sử bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu của minh.
  • Phụ nữ trong lứa tuổi sinh đẻ nếu tình trạng bệnh chưa ổn định thì nên tránh mang thai vì có thể không an toàn cho cả mẹ và thai nhi.
  • Điều quan trọng nhất là người bệnh phải tái khám và tuân thủ điều trị vì tính chất nguy hiểm và dễ tái phát của bệnh cũng như các tác dụng phụ thường gặp của thuốc

Trần Thị Thiên Kim

Trần Thị Thiên Kim

TIN KHÁC

  • NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ UNG THƯ HẠCH 1/2/2021
  • ASH 2020: BỔ SUNG MYCOPHENOLATE VÀO STEROID CÓ LỢI CHO VIỆC ĐIỀU TRỊ GIẢM TIỂU CẦU MIỄN DỊCH MỚI CHẨN ĐOÁN 1/2/2021
  • THIẾU MÁU THIẾU SẮT 6/1/2021
  • EINSTEIN-JR : NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VÀ TÍNH AN TOÀN TRONG SỬ DỤNG RIVAROXABAN Ở TRẺ EM BỊ HUYẾT KHỐI TĨNH MẠCH 5/1/2021
  • BỆNH THẦN KINH NGOẠI BIÊN TRONG ĐA U TỦY 5/6/2020

Video liên quan

Chủ Đề