Bệnh thuỷ đậu đi khám ở đâu

Trang chủ / Hỏi - BS trả lời

Tác giả: ThS.BS Vũ Thành Đô

Chuyên khoa: Tim - Thận - Khớp - Nội tiết

Cập nhật: 05 Th8, 2020

Khi bạn hoặc con bạn có các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh thủy đậu, hãy đến khám bác sĩ chuyên khoa Truyền Nhiễm ngay. Thế nhưng bạn đã biết những điều cần chuẩn bị trước khi đến gặp bác sĩ khám bệnh Thủy đậu chưa? Dưới đây là một số thông tin giúp bạn sẵn sàng cho buổi khám bệnh.

1. Thông tin bạn cần chuẩn bị trước khi khám bệnh Thủy đậu

  • Những yêu cầu cần tuân thủ trước khi đến khám bệnh, chẳng hạn như cách ly để không lây nhiễm cho người khác trong thời gian này.
  • Các triệu chứng đã xảy ra với bạn và chúng diễn ra trong bao lâu.
  • Gần đây bạn có tiếp xúc với nguồn lây nhiễm không? Cố gắng nhớ lại, trong vài tuần qua, bạn hoặc con bạn có tiếp xúc với người bị thủy đậu không.
  • Liệt kê các bệnh khác mà bạn hoặc con bạn đang mắc và tất cả các loại thuốc mà bạn hoặc con bạn đang dùng.
  • Chuẩn bị những câu hỏi của bạn để có thể hỏi bác sĩ trong buổi khám bệnh.

2. Một số câu hỏi để hỏi bác sĩ về bệnh Thủy đậu là gì?

  • Nguyên nhân gây ra triệu chứng của tôi là gì?
  • Có nguyên nhân nào khác không?
  • Bác sĩ sẽ điều trị như thế nào?
  • Bao lâu thì các triệu chứng của tôi sẽ cải thiện?
  • Có các phương pháp tự chăm sóc nào giúp làm giảm các triệu chứng không?
  • Tôi hoặc con tôi có khả năng lây bệnh cho người khác không? Bao lâu thì hết lây?
  • Tôi cần làm gì để không lây nhiễm cho người khác?

Đừng ngần ngại đặt câu hỏi khác cho bác sĩ nếu bạn còn thắc mắc bất kỳ điều gì.

3. Những câu hỏi mà bác sĩ có thể hỏi bạn

  • Triệu chứng của bạn là gì và chúng xuất hiện lần đầu tiên khi nào?
  • Bạn có tiếp xúc với ai có các dấu hiệu của bệnh thủy đậu trong vài tuần qua không?
  • Bạn hoặc con bạn đã tiêm vắc-xin thủy đậu chưa? Tiêm bao nhiêu mũi?
  • Gần đây bạn hoặc con bạn có đang điều trị bệnh gì khác không?
  • Liệt kê những loại thuốc mà bạn hoặc con bạn hiện đang dùng, bao gồm thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn, vitamin và thực phẩm chức năng.
  • Con bạn có đang đi học hay đi nhà trẻ không?
  • Bạn có đang mang thai hoặc cho con bú không?

Bạn có thể làm gì trong thời gian chờ khám?

Bệnh nhân nên nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt, tránh tiếp xúc với người xung quanh. Thủy đậu sẽ giảm lây lan khi các tổn thương trên da bị đóng vảy hoàn toàn.

Hi vọng bạn đã có được sự chuẩn bị tốt nhất cho buổi khám bệnh của mình. Điều đó sẽ giúp bác sĩ đưa ra hướng điều trị tốt nhất cho bạn.

Biên dịch: Cao Hữu Hậu

Mời bạn xem thêm:

Nguồn tham khảo / Source

26 Tháng Mười Hai , 2018

Mặc dù chưa phải mùa cao điểm nhưng những ngày cuối năm này Khoa Nội Bệnh viện Bưu điện đã tiếp nhận một số bệnh nhân bị thủy đậu [dân gian còn gọi là bệnh phỏng rạ]. Người mắc thủy đậu chủ yếu là trẻ em và phụ nữ mang thai. Thông thường, bệnh thủy đậu không quá đáng sợ nhưng sẽ rất nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời dẫn đến những biến chứng gây tổn hại cho sức khỏe và tinh thần của người bệnh. Bác sĩ Trịnh Lan Anh – Khoa Nội, Bệnh viện Bưu điện sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về triệu chứng, cách chăm sóc và phòng tránh căn bệnh này.

Bệnh thủy đậu do một loại vi rút mang tên Varicella Zoster Virus [VZV] gây nên. Đây là một bệnh rất dễ lây truyền: khi 1 người mang vi rút thủy đậu nói, hắt hơi, chảy nước mũi hoặc ho… thì các vi rút đó sẽ theo nước bọt, nước mũi bắn ra ngoài, tan thành bụi và người khác hít phải bụi sẽ lây bệnh ngay.

  1. NHỮNG NGƯỜI DỄ MẮC BỆNH THỦY ĐẬU

– Người có tiền sử tiếp xúc với người bệnh thủy đậu

– Người chưa tiêm phòng vacxin thủy đậu

– Bệnh xảy ra phần nhiều ở trẻ em, nhưng cũng không ít người lớn mắc bệnh này.

– Từ lúc nhiễm phải vi rút đến lúc phát ra bệnh thông thường là 10 -14 ngày [có thể lâu hơn là 21 ngày].

– Ban ngứa có thể là dấu hiệu đầu tiên của bệnh và làm cho người bệnh dễ nhầm lẫn với một số bệnh ngoài da khác.

– Dấu hiệu thường gặp: sốt, mệt mỏi, chán ăn. Sau 24- 48h, các phỏng nước xuất hiện trên da và niêm mạc…

– Khởi phát bệnh thường đột ngột với triệu chứng nổi mụn nước. Mụn nước nổi ở vùng đầu mặt, chi và thân; những tổn thương này xuất hiện rất nhanh trong vòng 12 – 24 giờ và có thể lan ra toàn thân. Mụn nước có kích thước từ l – 3 mm đường kính, chứa dịch trong; tuy nhiên những trường hợp nặng mụn nước sẽ to hơn hay khi nhiễm thêm vi trùng thì mụn nước sẽ có màu đục do chứa mủ. Người bị nhiễm bệnh có thể bị từ chỉ vài mụn cho đến hơn 500 mụn [mọc trên toàn cơ thể].

– Bên cạnh dấu hiệu mọc mụn nước thì trẻ nhỏ thường kèm sốt nhẹ, biếng ăn; ở người lớn hay trẻ lớn thường kèm sốt cao, đau đầu, đau cơ, nôn ói. Bệnh thường kéo dài từ 7 – 10 ngày nếu không có biến chứng, các mụn nước sẽ khô dần, bong vảy, thâm da và không không để lại sẹo; trường hợp bị nhiễm thêm vi trùng [hay còn gọi là bội nhiễm] thì mụn nước có thể để lại sẹo.

  1. NHỮNG TRƯỜNG HỢP NÀO CẦN TỚI BÁC SĨ KHÁM?

Trẻ em có sốt cao, mụn thủy đậu bị vỡ, loét trên da, bỏ bú; phụ nữ có thai trong 03 tháng đầu, cuối; người bệnh thủy đậu có các bệnh mạn tính kèm theo… nên đến cơ sở y tế khám và điều trị kịp thời.

Thuỷ đậu là bệnh lành tính, không có triệu chứng nặng nề ngoài những hồng ban mụn nước lan tràn. Tuy nhiên, bệnh có thể có những biến chứng rất quan trọng như sau:

– Biến chứng nhẹ của bệnh là nhiễm trùng da nơi mụn nước; nặng hơn vi trùng có thể xâm nhập từ mụn nước vào máu gây nhiễm trùng huyết. Các biến chứng nặng như viêm phổi, viêm não, viêm tiểu não… là các biến chứng có thể nguy hiểm đến tính mạng và thường để lại di chứng sau này.

– Phụ nữ mang thai nếu mắc bệnh thủy đậu sẽ rất nguy hiểm vì sẽ dễ bị biến chứng nặng, đặc biệt là viêm phổi.

– Khi phụ nữ mang thai bị thủy đậu ở 3 tháng đầu của thai kỳ, vi rút dễ gây sẩy thai, hay khi sinh ra trẻ sẽ bị thủy đậu bẩm sinh với nhiều dị tật như đầu nhỏ, co gồng tay chân, bại não, sẹo bẩm sinh…

– Còn nếu bị trong những ngày sắp sinh hay sau sinh trẻ bị lây bệnh sẽ thường diễn biến nặng với mụn nước nổi rất nhiều và dễ bị biến chứng viêm phổi.

  1. CÓ CẦN PHẢI LÀM XÉT NGHIỆM BỆNH THỦY ĐẬU KHÔNG?

Thông thường bệnh thủy đậu không cần làm xét nghiệm mà chẩn đoán dựa vào dấu hiệu lâm sàng và dịch tễ.

  1. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ CHÍNH HIỆN NAY

Bệnh thủy đậu được điều trị chủ yếu là thuốc kháng vi rút, phòng ngừa nhiễm trùng và các thuốc nâng đỡ cơ thể nhằm giúp cho bệnh sớm hồi phục và ít bị biến chứng nhất.

  1. NHỮNG LƯU Ý KHI DÙNG THUỐC

Bệnh cần được phát hiện sớm, điều trị đúng và kịp thời để giảm tối đa nguy cơ biến chứng và tránh bị sẹo xấu.

– Hàng năm, bệnh thủy đậu thường bắt đầu xuất hiện vào khoảng cuối tháng 12 và bùng phát vào thời điểm cuối xuân đầu hè [từ tháng 2 đến tháng 4, tháng 5]. Vì thế, đây là khoảng thời gian cần được bố mẹ chú ý bảo vệ sức khỏe, vệ sinh cá nhân sạch sẽ giúp con tránh được những căn bệnh theo mùa như vậy.

Bên cạnh đó, người lớn cũng cần cẩn trọng để phòng tránh bệnh thủy đậu bởi rất nhiều trường hợp trẻ nhỏ bị thủy đậu vì lây lan từ người thân.

– Khoảng 90% những nguời chưa từng bị thuỷ đậu trong gia đình thì sẽ bị thủy đậu nếu tiếp xúc với nguời thân bị nhiễm bệnh.

– Vaccine chống thuỷ đậu có hiệu quả cao và lâu dài, giúp cơ thể tạo kháng thể chống lại vi rút thủy đậu, được áp dụng đối với các đối tượng sau:

+ Tất cả trẻ em từ 12-18 tháng tuổi được tiêm 1 lần.

+ Trẻ em từ 19 tháng tuổi đến 13 tuổi chưa từng bị thuỷ đậu lần nào cũng tiêm 1 lần.

+ Trẻ em trên 13 tuổi và người lớn chưa từng bị thủy đậu lần nào thì nên tiêm 2 lần, nhắc lại cách nhau từ 4-8 tuần.

– Hiệu quả bảo vệ của vaccine thủy đậu có tác dụng lâu bền.

– Nếu đã được chủng ngừa vaccine thủy đậu thì đại đa số [từ 80-90%] có khả năng phòng bệnh tuyệt đối. Tuy nhiên, cũng còn khoảng 10% còn lại vẫn có thể bị thủy đậu sau khi tiêm chủng; nhưng các trường hợp này cũng chỉ bị nhẹ, với rất ít nốt đậu [khoảng dưới 50 nốt] và thường là không bị biến chứng.

– Thời gian ủ bệnh của thuỷ đậu là từ 1-2 tuần sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh. Do đó, nếu một người chưa được tiêm phòng vaccine thuỷ đậu mà có tiếp xúc với bệnh nhân thuỷ đậu nhưng ngay sau đó được tiêm phòng vaccine trong vòng 3 ngày thì vaccine vẫn có thể phát huy tác dụng bảo vệ ngay sau đó giúp phòng ngừa thủy đậu

  1. CÁCH CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH KHI MẮC THỦY ĐẬU

–  Theo quan điểm xưa kia, thủy đậu cần kiêng gió và nước. Tuy nhiên, ngày nay khi mắc thủy đậu vẫn nên tắm rửa với nước ấm có pha thuốc tím [tỷ lệ 1/10000] trong phòng kín, tắm nhanh, nhẹ nhàng… sau đó chấm Xanh methylene hoặc đắp dung dịch Jarish lên mụn tổn thương, giữ ấm cơ thể. Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với mọi người. Cần cách ly cho đến khi tất cả các nốt phỏng nước đã đóng vảy

– Bệnh nhân bị thủy đậu nên được vệ sinh và bôi thuốc đúng cách để giảm nguy cơ bị nhiễm trùng và hạn chế sẹo.

– Cho người bệnh ăn uống đầy đủ vitamin và dưỡng chất, bổ sung thêm nhiều rau tươi và hoa quả trong các bữa ăn hàng ngày, nâng cao sức đề kháng. Nên ăn thức ăn lỏng, mềm, dễ tiêu hóa. Tránh ăn các loại thực phẩm cay, nóng, nhiều dầu mỡ.

Video liên quan

Chủ Đề