Đánh giá quản lý lớp học là gì

周四, 2016年 04月 14日 03:51

QUẢN LÍ HIỆU QUẢ LỚP HỌC [CLASSROOM MANAGEMENT THAT WORKS]

Tác giả: Robert J. Marzano,
Jana S.Marzano, Debra J. Pickering ...

Dịch giả : Phạm Trần Long

Hiệu đính: Lê Văn Canh

Số trang : 196 trang

Trong cuốn Quản lí hiệu quả lớp học, Robert J. Marzano khẳng định : Giáo viên là người đóng nhiều vai trò khác nhau trong một lớp học, nhưng chắc chắn một trong những vai trò quan trọng nhất đó là quản lí lớp học. Chính giáo viên là nhân tố quan trọng duy nhất ảnh hưởng đến thành tích học tập của học sinh, hay ít nhất đó cũng là nhân tố quan trọng nhất và duy nhất mà chúng ta có thể tác động đến.

Tác động của giáo viên đến thành tích học tập của học sinh là rõ ràng. Nhưng để đạt được hiệu quả giảng dạy, người giáo viên phải thực hiện nhiều nhiệm vụ và các nhiệm vụ này có thể phân thành ba vai trò chính : [1] Lựa chọn và áp dụng biện pháp giảng dạy một cách hiệu quả nhất, [2] Thiết kế chương trình giảng dạy tạo thuận lợi cho việc học của học sinh và [3] Sử dụng hiệu quả các biện pháp phản lí lớp học. Ba vai trò này được tác giả luận giải một cách rất thuyết phục và khoa học trên cơ sở các thành tựu nghiên cứu mới nhất về giáo dục nói chung và quản lí lớp học nói riêng. Trong đó, vai trò thứ ba - Quản lí hiệu quả lớp học - được tác giả đặc biệt nhấn mạnh và chính là chủ để của
cuốn sách.

Trong toàn bộ nội dung cuốn sách, giáo viên có thể tìm thấy những phương pháp, những thủ thuật được trình bày một cách vừa chi tiết vừa cụ thể nhưng rất gợi mở để vận dụng vào trong từng lớp học, từng tình huống sư phạm cụ thể như đã từng gặp phải trong lớp học của mình. Các chi tiết, minh họa cho các yếu tố, tình huống khác nhau của việc quản lí lớp học được tác giả trình bày rất sinh động, súc tích trong 8 chương của Quản lí hiệu quả lớp học.

Phương pháp quản lý lớp học hiệu quả có rất nhiều. Nhằm mục đích giữ kỷ luật cho tập thể và nâng cao hiệu quả học tập hơn. Những phương pháp này sẽ có ích với những giáo viên đứng lớp hoặc các thành viên có chức vụ như lớp trưởng, lớp phó. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây, Seoul Academy sẽ cùng bạn tìm hiểu về những phương pháp này!

Xây dựng nội quy lớp học

Phương pháp quản lý lớp học hiệu quả đầu tiên là xây dựng nội quy cho lớp. Mỗi tập thể cần có những quy luật và kỷ luật riêng. Các nội quy phải được thiết lập theo chuẩn mực hành vi, đạo đức và kỳ vọng của tất cả mọi người. Các quy định này không được quá cứng nhắc, cũng không được quá mềm mỏng. Bạn có thể tham khảo những quy định của nhà trường và các tập thể khác.

Phương pháp quản lý lớp học hiệu quả đầu tiên phải kể đến là xây dựng nội quy, trật tự kỷ luật cho lớp học

>>> Xem thêm: KINH NGHIỆM DẠY HỌC TRỰC TUYẾN CÁC GIÁO VIÊN NHẤT ĐỊNH PHẢI NẮM

Việc xây dựng và duy trì các nội quy là rất cần thiết trong một tập thể chung. Sau khi xây dựng bảng nội quy rành mạch, hãy thông báo kỹ càng cho cả lớp. Tiếp theo, cần thống nhất và kiên định thực hiện để thiết lập kỷ luật, trật tự cho cả tập thể. Những quy định này cần có ngay từ những ngày đầu thành lập lớp học và áp dụng càng sớm càng tốt để tạo nề nếp.

Luôn giữ thái độ tốt

Phương pháp quản lý lớp học hiệu quả quan trọng nhất là phải kiểm soát cảm xúc bản thân. Dù bạn là giáo viên hay cán bộ lớp, bạn cũng phải giữ phong thái và không được mất bình tĩnh. Bạn không nên thể hiện những cảm xúc tiêu cực như buồn bã, giận dữ, thất vọng hay mệt mỏi trong lớp học,, Như vậy, bạn mới có thể làm tấm gương tốt về thái độ cho cả tập thể.

Kinh nghiệm cho bạn là phải luôn giữ bình tĩnh trong mọi tình huống. Ví dụ có một học sinh ngang ngược, cãi bướng, bạn chỉ cần đứng im lặng và nhìn thẳng vào mắt học sinh đó. Đây là đòn tâm lý khá hiệu quả để cảnh báo đối phương. Khi bạn làm vậy, đối phương sẽ nhận ra hành vi sai trái của bạn thân và thay đổi thái độ sớm.

Luôn giữ thái độ tốt, bình tĩnh, không thể hiện cảm xúc tiêu cực để trở thành tấm gương sáng cho học sinh

Tương tác và thân thiện

Tương tác bằng cách nói chuyện hoặc sử dụng ngôn ngữ hình thể tích cực. Hãy sử dụng những thuật ngữ đơn giản khi nói chuyện để không khí lớp học thoải mái hơn. Tránh thuyết trình hay giảng đạo quá nhiều cũng như hạn chế sử dụng từ ngữ trịnh trọng, cứng nhắc với học sinh. Giao tiếp tốt sẽ thu hút và tạo sự hòa đồng, thân thiện hơn với cả tập thể.

Kết nối và xây dựng mối quan hệ

Bạn cần phải xây dựng bầu không khí tích cực, vui vẻ, hòa đồng trong lớp học. Đừng quá hà khắc với học sinh. Hãy đặt bản thân vào vị trí của người khác để hiểu rõ hơn những tâm tư, đồng hành cùng những suy nghĩ, trải nghiệm của họ. Với sự đồng cảm, bạn sẽ nhìn thấy mọi thứ từ góc nhìn của học sinh.

Khi làm vậy, bạn sẽ có được mối quan hệ tốt với cả tập thể. Sẵn sàng hỗ trợ học sinh và nhiệt tình hơn. Từ đó, xây dựng một mối quan hệ tốt, đáng tin cậy cho bản thân và tập thể lớp học.

Kết nối, xây dựng mối quan hệ, để bầu không khí lớp học luôn vui vẻ, hòa đồng là phương pháp quản lý lớp học hiệu quả

Với phương pháp quản lý lớp học hiệu quả này bạn có thể thử niềm nở chào hỏi học sinh khi bắt đầu và kết thúc buổi học. Điều này sẽ giúp tạo năng lượng tích cực trong suốt buổi học và khiến học sinh vui vẻ chờ đón buổi học tiếp theo hơn. Ngoài ra, bạn có thể quan tâm đến sở thích, cá tính, phong cách và cả thần tượng của học sinh. Điều này sẽ giảm bớt các hành vi sai trái, không kỷ luật của học sinh một cách đáng kể đấy!

Đảm bảo học sinh tích cực

Luôn đưa ra những nhiệm vụ, câu hỏi cần phải hoàn thành. Đảm bảo rằng học sinh luôn có việc để làm, được trải nghiệm, được sai và được sửa chữa, làm lại. Khi để học sinh nhàn rỗi, các vấn đề, hành vi xấu rất dễ dàng phát sinh. Hãy tạo một học hấp dẫn, sôi động để học sinh tích cực tham gia. Điều này sẽ giúp tâm trí học sinh không đi lang thang. Là một phương pháp quản lý lớp học hiệu quả và nâng cao chất lượng học tập tốt.

Đưa ra nhiều câu hỏi, nhiệm vụ để học sinh luôn tích cực và chủ động trong học tập cũng như các hoạt động tập thể khác

Thường xuyên giao nhiệm vụ và giới hạn thời gian

Thường xuyên giao nhiệm vụ về nhà như bài tập, soạn đề cương,… cho học sinh. Kèm với nhiệm vụ là thời hạn hoàn thành. Việc này sẽ giúp cả tập thể nhận thức được giới hạn và tầm quan trọng của việc học tập. Từ đó, học sinh sẽ không trì hoãn các nhiệm vụ học tập và khẩn trương thực hiện theo đúng thời gian đã đặt ra.

Thay đổi cách giảng dạy phù hợp

Một trong những phương pháp quản lý lớp học hiệu quả, để học sinh học tốt hơn là thay đổi phương pháp giảng dạy mới, phù hợp hơn. Hãy áp dụng nhiều cách dạy học để lôi cuốn học sinh hơn.

Sự nhàm chán trong giảng dạy sẽ khiến học sinh không nghe lời giáo viên. Tạo nên các hành vi không tốt như không ghi chép bài, không lắng nghe, không thực hiện nhiệm vụ, không tiếp thu kiến thức,…

Đừng cố chấp và bảo thủ, đôi khi lý do bạn quản lý lớp học không tốt lại đến từ chỉnh bản thân bạn. Hãy theo dõi, cập nhật tình hình và luôn sẵn sàng đổi mới để trở nên tốt hơn.

Trao phần thưởng cho học sinh chăm chỉ

Một lời khích lệ hay phần thưởng đơn giản cũng có thể là nguồn động lực tuyệt vời. Hãy tạo ra phần thưởng cho những hành vi tốt, cho những học sinh tuân thủ kỷ luật và chăm chỉ.

Khen thưởng cho học sinh tốt, chăm chỉ là phương pháp quản lý lớp học hiệu quả tốt hơn so với kỷ luật

Các phần thưởng này cũng là lời thúc đẩy cải thiện hành vi rất hiệu quả. Hãy nhớ, lời khen ngợi, sự động viên kịp thời có tác dụng lớn hơn rất nhiều so với kỷ luật và hình phạt.

Đưa ra hình phạt cho các học sinh làm sai

Hãy đưa ra hình phạt cho những hành vi trái kỷ luật. Đối thoại trực tiếp với những học sinh làm sai. Trong quá trình nói chuyện, cần giữ thái độ bình tĩnh và tôn trọng cũng như thể hiện sự kiên định của bản thân. Hãy cố gắng tìm hiểu nguyên nhân đằng sau các hành vi sai trái của học sinh. Từ đó, bạn có thể giải quyết triệt để các hành vi sai trái, ngăn chặn chúng về sau.

Các hành vi này cần được phát hiện và phạt ngay lập tức. Một hành vi sai được bỏ qua đồng nghĩa với sự bảo vệ và nuôi dưỡng cho sự sai trái. Đây là phương pháp quản lý lớp học hiệu quả và cần thực hiện kịp thời.

Tạo mối quan hệ với phụ huynh học sinh

Phụ huynh cũng là những người có đóng góp tích cực cho việc học tập của học sinh. Hãy kết nối với phụ huynh học sinh. Cho họ có cơ hội phối hợp cùng với bạn để hỗ trợ việc học tập của học sinh. Cần cho phụ huynh biết những điểm tích cực lẫn tiêu cực của con em mình. Để phụ huynh cũng có những lời khen thưởng hay hình phạt tương xứng, để học sinh nhận ra được hành vi của mình.

Trên đây là một số phương pháp quản lý lớp học hiệu quả dành cho giáo viên. Các bạn cán bộ lớp cũng có thể áp dụng một số phương pháp để lớp học của mình trở nên tốt hơn. Những phương pháp này sẽ giúp nâng cao khả năng quản lý của bạn và cải thiện thành tích học tập của cả tập thể. Trên đây là bài viết được chia sẻ bởi Trường Đào Tạo Thẩm Mỹ Quốc Tế Seoul Academy.

Chủ Đề