Bệnh viện chấn thương chỉnh hình nằm ở đường nào năm 2024

Sau gần 3 tuần khẩn trương sửa chữa, Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình cơ sở 2, địa chỉ 201 Phạm Viết Chánh, phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1 [cơ sở cũ của Bệnh viện Truyền máu Huyết học] đã hoạt động

Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình cơ sở 2, địa chỉ 201 Phạm Viết Chánh, phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1 [cơ sở cũ của Bệnh viện Truyền máu Huyết học] đã chính thức nhận khám bệnh ngoại trú từ ngày 20-11.

Theo ghi nhận của Tuổi Trẻ Online sáng 22-11, lượng bệnh nhân đến cơ sở 2 thăm khám bệnh còn khiêm tốn do bệnh nhân chưa biết đến nhiều.

Phía trong, cơ sở vật chất bệnh viện khang trang, sạch sẽ.

Khu vực lầu 1 được bố trí để khám bệnh, cấp cứu, lầu 2 trở lên đang được tu sửa liên tục để sớm tiếp nhận bệnh nhân nội trú.

Các phòng như: siêu âm, xét nghiệm, phòng bó bột, khám chuyên khoa… phía trong luôn có bác sĩ sẵn sàng khám cho bệnh nhân.

Phía ngoài cổng, đội ngũ y bác sĩ, điều dưỡng liên tục túc trực phía ngoài trông ngóng, tiếp đón bệnh nhân đến khám bệnh.

Khoảng 2h sáng 22-11, anh V.T. [37 tuổi, Bình Thuận] bị gãy cổ xương đùi có lịch tái khám tranh thủ bắt xe khách đến cơ sở 2 thăm khám vì sợ đông và không kịp giờ bắt xe về.

“Tưởng bệnh viện đông nên tôi tranh thủ đến sớm, thế nhưng bệnh viện không chật chội, đông đúc như cơ sở 1. Khoảng 7h tôi lấy số khám chỉ 30 phút là xong, ngồi đến 9h đón xe về kịp tới nhà.

Cơ sở 2 rộng rãi, thoáng mát, không phải ngồi chờ đợi lâu như cơ sở 1 trước đây tôi đến khám. Đến đây cơ sở mới cũng cảm thấy tâm trạng thoải mái hơn.

Nhưng do mới hoạt động, chưa nắm rõ giờ mở cửa nên tranh thủ đi sớm, lần sau có khám bệnh tôi không còn lo lắng nhiều”, anh T. cho hay.

Bác sĩ Khương Thiện Nhơn - phó khoa khám bệnh, Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình - cho biết ngày đầu, tại cơ sở 2 bệnh viện tiếp nhận khoảng 40 bệnh nhân [20-11], ngày 21-11 có hơn 30 bệnh nhân. Chủ yếu là những bệnh nhân chuyển đến từ cơ sở 1 và bệnh nhân mới đến đăng ký khám.

Dự kiến đến đầu tháng 12, bệnh viện sẽ tiếp nhận bệnh nhân ngoại trú. Hiện tại khu nội trú đang dần hoàn thiện sẵn sàng tiếp đón người bệnh.

“Do mới đưa vào hoạt động nên lượng bệnh nhân đến bệnh viện còn ít, nguyên nhân là do mọi người chưa biết đến”, bác sĩ Nhơn cho hay.

Đề xuất xây mới tại chỗ Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình

Sáng 20-11, ông Tăng Chí Thượng - giám đốc Sở Y tế TP.HCM - đã kiểm tra công tác đón bệnh nhân tại Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình cơ sở 2.

Ông Thượng yêu cầu đến cuối tháng 12-2023 phải hoàn thiện tất cả các hạng mục còn dang dở để đón bệnh nhân nội trú, đầu năm 2024 toàn bộ cơ sở 2 sẽ đi vào hoạt động. Nếu cơ sở 2 đi vào hoạt động sẽ giảm áp lực được 80-100 giường nội trú tại cơ sở 1.

Theo ông Thượng, cơ sở 2 là giải pháp tạm thời nhưng rất quan trọng, trong thời gian chờ đợi thành phố có kế hoạch xây mới Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình.

Hiện dự án xây mới bệnh viện ở Bình Chánh vẫn chưa thể triển khai sau 13 năm. Sở Y tế đã đề xuất thay đổi kế hoạch, xây mới bệnh viện ngay tại khu đất hiện hữu.

Bệnh nhân đến khám bệnh tại Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình cơ sở 2

Do mới đưa vào hoạt động, lượng bệnh nhân đến bệnh viện còn rất khiêm tốn. Bệnh viện phấn đấu cuối tháng 12-2023 phải hoàn thiện tất cả các hạng mục còn dang dở để đón bệnh nhân nội trú, đầu năm 2024 toàn bộ cơ sở 2 sẽ đi vào hoạt động

Chỉ tiêu lớp tài năng là bao nhiêu % ngành? Em được biết, ngành CNTT, đăng ký học lớp tài năng gồm có xét tuyển tài năng và thi tài năng, chỉ tiêu phần trăm giữa 2 cách này là bao nhiêu? Học sinh giỏi quốc gia môn Lý, lọt vào danh sách 48 thí sinh tham dự kỳ thi chọn ĐTQG tham dự kỳ thi học sinh giỏi quốc tế năm lớp 12, ở thứ hạng không cao [44/48] có khả năng được tham gia học tập ở lớp tài năng ngành CNTT không ạ?

Câu hỏi này có hữu ích không?

Vui lòng đăng nhập để đánh giá câu hỏi này!

0 trong số 0 đánh giá câu hỏi này hữu ích!

TPO - Bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TPHCM đặt tại quận 5, là một trong những bệnh viện lâu đời nhất tại TPHCM, hiện đã xuống cấp trầm trọng nhưng phải điều trị hàng nghìn bệnh nhân mỗi ngày. Tình trạng quá tải, xuống cấp khiến người bệnh thiệt thòi, khó khăn, chưa tương xứng với tầm phát triển của một bệnh viện chuyên khoa đầu ngành.

Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập vào năm 1962. Đây là đơn vị chuyên khoa chỉnh hình hàng đầu ở khu vực miền Nam nói riêng và cả nước nói chung. Với đội ngũ y bác sĩ có tay nghề cao cùng với trang thiết bị hiện đại, nơi đây đã trở thành nơi thăm khám và chữa bệnh đáng tin cậy của nhiều bệnh nhân.

Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình thành phố Hồ Chí Minh là một trong những bệnh viện xương khớp trọng điểm trong khu vực miền Nam.

Vài nét sơ lược về bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình thành phố Hồ Chí Minh

Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình thành phố Hồ Chí Minh là bệnh viện chuyên khoa hạng nhất về chấn thương chỉnh hình ở miền Nam. Bệnh viện có trách nhiệm khắc phục các bệnh lý liên quan đến lĩnh vực Cơ xương khớp. Với đội ngũ y bác sĩ có trình độ và tay nghề cao, được đào tạo bài bản trong và ngoài nước cùng với trang thiết bị hiện đại đã góp phần không nhỏ vào sự nghiệp nâng cao và bảo vệ sức khỏe người dân.

Và để hiểu rõ hơn về quá trình thành lập và phát triển cũng như quy trình và chi phí thăm khám tại đây, bạn hãy theo dõi những thông tin hữu ích ngay sau sau đây.

1. Tổng quan về bệnh viện

Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình thành phố Hồ Chí Minh do một thương nhân người Hoa phát động thành lập vào năm 1962. Khi mới khánh thành bệnh viện được xây dựng trên khuôn viên gần 6000 m2 với tên gọi Sùng Chính.

Đến năm 1978, bệnh viện chuyển thành bệnh viện công và đổi tên thành bệnh viện Trần Hưng Đạo. Và cơ sở vật chất lúc bấy giờ là 320 giường. Cho đến năm 1985, khi Khoa Chấn thương Chỉnh hình Bình Dân sát nhập vào bệnh viện Trần Hưng Đạo. Lúc này, bệnh viện đổi tên thành Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình TPHCM.

Năm 1996: Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình được xếp loại Trung tâm chuyên khoa đầu ngành hạng I. Nơi đây trở thành Trung tâm thực hành của Trung tâm đào tạo Bồi dưỡng cán bộ Y tế của trường Đại học Y Dược TP.HCM.

Trải qua nhiều giai đoạn phát triển, cho đến năm 2002, dựa theo quyết định số 3398/QĐ - UB của Chủ tịch UBND Thành Phố đã cho phép đổi tên Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình thành bệnh viện Chấn thương chỉnh hình thành phố Hồ Chí Minh.

Cho đến nay, bệnh viện đã không ngừng đầu tư và lớn mạnh với cơ sở hạ tầng khang trang bao gồm 500 giường nội trú và 1100 giường ngoại trú.

2. Đội ngũ bác sĩ

Đội ngũ bác sĩ, nhân viên y tế có trình độ chuyên môn vững chắc và kinh nghiệm lâu năm. Trải qua thời gian hình thành và phát triển, nơi đây đã nhận được sự cống hiến của khá nhiều bác sĩ, y sĩ giỏi, giàu y đức. Cụ thể như sau:

+ Ths.BSCKII Lê Gia Ánh Thỳ [Trưởng khoa Chi Trên]

+ Tiến sĩ, bác sĩ Trương Trí Hữu [Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp]

+Bác sĩ chuyên khoa II Võ Hòa Khánh [Trưởng phòng Quản lý Chất lượng]

+ BS Võ Quang Đình Nam [Phó trưởng khoa chỉnh hình Nhi]

+ Bác sĩ Võ Văn Thành [Trưởng khoa Cột sống A]

+ Bác sĩ Phan Đức Minh Mẫn [Trưởng khoa chỉnh hình Nhi]

+ Bác sĩ Trần Quang Hiển [Phó khoa Cột sống A]

+ Bác sĩ Võ Văn Sĩ [Trưởng khoa Cột sống B]

3. Cơ sở vật chất

Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình thành phố Hồ Chí Minh tính đến thời điểm hiện tại có 500 giường nội trú và 1100 giường ngoại trú. Ngoài ra, bệnh viện còn có một số thiết bị phục vụ nhu cầu khám và điều trị như:

  • Máy siêu âm
  • Siêu âm Doppler màu tim/mạch máu
  • Máy chụp X - quang
  • Chụp CT Scanner
  • Máy chụp cộng hưởng từ MRI
  • Máy nội soi

4. Chuyên khoa

Tính đến thời điểm hiện tại, bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình thành phố Hồ Chí Mình có 16 khoa, bao gồm:

+ Khoa phẫu thuật chi trên

Nhiệm vụ chính của khoa là điều trị các trường hợp bị dị tật và chấn thương ở chi trên. Bên cạnh đó, khoa còn là nơi đào tạo sinh viên y khoa của các trường khác.

+ Khoa phẫu thuật chi dưới

Khoa đảm nhận vai trò cấp cứu và khám chữa các bệnh lý liên quan đến chi dưới. Ngoài ra, khoa còn có hoạt động chính đó là đào tạo sinh viên y khoa, nghiên cứu sinh, bác sĩ sơ bộ chuyên khoa Chấn thương Chỉnh hình. Một hoạt động khác nổi bật của khoa là tham gia nghiên cứu khoa học.

Đồn thời, khoa còn phối hợp với báo đài và các cơ sở Y tế tuyên truyền, phòng chống các chấn thương có thể xảy ra trong quá trình lao động hoặc thực hiện các hoạt động thể dục thể thao, nhất là tai nạn giao thông.

+ Khoa cột sống A

Khoa chuyên khám và điều trị các bệnh lý về cột sống. Ngoài ra, khoa cũng có nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển các phương pháp chữa trị cột sống. Bên cạnh đó, khoa Cột sống A còn giúp đào tạo bác sĩ, sinh viên chuyên khoa, giúp chuyển giao khoa học kỹ thuật cho các bệnh viện.

+ Khoa Cột sống B

Khoa hoạt động với 3 nhiệm vụ chính đó là nghiên cứu y khoa, đào tạo giảng dạy cho sinh viên và quan hệ hợp tác với các bệnh viện, tổ chức y tế trong và ngoài nước.

+ Khoa bệnh học cơ xương khớp

Khoa liên kết với các trường đại học khác nhằm mục đích hoạt động khoa học như đào tạo và giảng dạy cho sinh viên y khoa.

+ Khoa vi phẫu tạo hình

Khoa đảm nhận nhiệm vụ nối hoặc tái tạo các ngón tay, đồng thời giúp xử lý các vấn đề về dây thần kinh ở tay.

+ Khoa cấp cứu

Khoa thường tiếp nhận các hoạt động cấp cứu do bệnh nhân tự đến hoặc từ nơi khác chuyển về. Các hoạt động chuyên môn của khoa bao gồm:

  • Cấp cứu 24/24 giờ.
  • Đảm bảo cấp cứu kịp thời và hiệu quả
  • Luôn trang bị đầy đủ các phương tiện chẩn đoán và điều trị.

+ Khoa chỉnh hình nhi

Tiếp nhận và ứng dụng các kỹ thuật cao trong việc điều trị các bệnh lý liên quan đến dị tật bẩm sinh như thừa ngón tay, vẹo cột sống hay dính ngón,...

+ Khoa khám chuyên khoa

Tiếp nhận, thăm khám và điều trị các bệnh lý về chi trên, chi dưới hoặc cột sống, nhi.

+ Khoa dược

Đảm nhận vai trò quản lý, cung ứng và cấp phát thuốc cho bệnh nhân. Mặt khác, khoa cũng phối hợp nghiên cứu, đào tạo sinh viên, cao đẳng liên quan đến ngành dược.

+ Khoa xét nghiệm

Khoa thực hiện các xét nghiệm từ đơn giản đến chuyên sâu với mục đích chẩn đoán bệnh. Bên cạnh đó, khoa còn chịu trách nhiệm trong việc kiểm tra chất lượng xét nghiệm và quản lý ngân hàng máu.

+ Khoa phục hồi chức năng

Gồm 3 bộ phận chính là điện trị liệu, vật lý trị liệu và đo điện cơ. Các bộ phận này giúp hỗ trợ bác sĩ và bệnh nhân trong quá trình khám và phục hồi sức khỏe sau phẫu thuật.

+ Khoa kiểm soát nhiễm khuẩn

Khoa giúp kiểm tra giám sát quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn, đồng thời hỗ trợ các khoa khác tiệt khuẩn dụng cụ y tế, nhất là các dụng cụ liên quan đến y tế. Mặt khác, khoa cũng tham gia vào các nghiên cứu khoa học.

+ Khoa dinh dưỡng

Giúp kiểm tra chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân.

+ Khoa vệ tinh an bình

Là khoa điều trị phẫu thuật cho bệnh nhân trước và sau khi phẫu thuật.

5. Quy trình khám chữa bệnh

+ Quy trình khám và chữa bệnh có bảo hiểm y tế

Bước 1: Tại bàn hướng dẫn của bệnh viện

Đầu tiên, bệnh nhân đến quầy và bóc số thứ tự. Sau đó, tại quầy tiếp nhận bạn nộp CMND [bản chính], BHYT và giấy chuyển viện [nếu có] kèm theo sổ khám chữa bệnh. Tiếp đến, bạn đến phòng 11 để duyệt BHYT, chờ phân phòng khám chuyên khoa và nhận số thứ tự khám.

Bước 2: Nộp sổ khám, khám và nhận kết quả

Bạn nộp sổ khám vào trước cửa phòng khám và chờ đến số thứ tự. Sau khi khám xong, nếu không có chỉ định thực hiện các xét nghiệm hoặc kỹ thuật khác, bạn sẽ nhận toa thuốc và ra về.

Lưu ý: Trong trường hợp bệnh nhân nhập viện, nhân viên tư vấn hoặc chuyên viên y tá sẽ hướng dẫn cụ thể hơn.

+ Quy trình thăm khám không có bảo hiểm y tế

Bước 1: Tại quầy hướng dẫn

Bạn mua sổ khám bệnh, điền đầy đủ thông tin vào phiếu khám và lấy số thứ tự. Tiếp đó, bạn đến phòng số 11 và chờ phân phòng khám chuyên khoa cùng với số thứ tự.

Bước 2: Nộp sổ khám, khám và nhận kết quả

Bệnh nhân nộp sổ khám bệnh trước phòng khám và chờ khám. Sau khi có kết quả nếu bác sĩ không yêu cầu thêm, bạn có thể nhận đơn thuốc và ra về.

Bước 3: Thực hiện cận lâm sàng

Trong trường hợp bác sĩ yêu cầu thực hiện cận lâm sàng, bạn đến phòng thu phí số 1 hoặc 2 để đóng tiền. Sau đó, đến khu cận lâm sàng để làm các xét nghiệm hoặc chụp X - quang. Sau khi có kết quả chẩn đoán, bệnh nhân quay lại phòng khám ban đầu để nhận đơn thuốc.

6. Chi phí khám và bảng giá dịch vụ

Hiện tại, bệnh viện có một số dịch vụ không được bảo hiểm chi trả nhưng cũng có một số được bảo hiểm cho trả. Điển hình như:

+ Dịch vụ được bảo hiểm chi trả

  • Khám bệnh: 20.000 VNĐ
  • Xét nghiệm: 8.000 - 350.000 VNĐ
  • Siêu âm: 30.000 - 171.000 VNĐ
  • X - quang kỹ thuật số: 58.000 - 108.000 VNĐ
  • Công chích hội chẩn để xác định những ca bệnh khó: 200.000 VNĐ
  • Vật lý trị liệu: 5.000 - 1.756.000 VNĐ
  • Cung cấp máu: 35.000 - 1.095.000 VNĐ
  • Bó bột: 104.000 - 654.000 VNĐ
  • Chụp cộng hưởng từ MRI: 1.700.000 - 2.500.000 VNĐ
  • EMG: 117.000 VNĐ
  • Chụp CT: 1.377.000 - 4.037.000 VNĐ
  • Cấp cứu: 8.000 - 239.000 VNĐ
  • Thay băng: 30.000 - 188.000 VNĐ
  • Phẫu thuật: 174.000 - 14.016.000 VNĐ
  • Chụp và nong cầu nối mạch chi: 5.175.000 VNĐ

+ Dịch vụ không được bảo hiểm chi trả

  • Xét nghiệm: 6.000 - 200.000 VNĐ
  • SAT và ống chích: 19.000 VNĐ
  • Mời bác sĩ siêu âm ngoài giờ: 30.000 VNĐ
  • Siêu âm khớp [siêu âm màu]: 100.000 VNĐ
  • Công chích thuốc tương phản: 80.000 VNĐ
  • Thủ cơ: 25.000 VNĐ
  • Máy nội soi: 800.000 VNĐ
  • Cung cấp máu: 130.000 - 8.580.000 VNĐ
  • Công chích khớp: 10.000 VNĐ
  • Oxy: Tùy loại oxy đồng mà giá khác nhau từ 5.000 - 105.000 VNĐ
  • Bột tăng cường khi bó, nẹp: 16.500 - 135.000 VNĐ

7. Thời gian làm việc

Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình làm việc tất cả các ngày trong tuần và thời gian làm việc như sau:

  • Thứ Hai đến thứ Sáu: Bắt đầu từ 7h00 đến 20h00.
  • Thứ Bảy cho đến Chủ Nhật: Từ 7h00 đến 12h00.

8. Địa chỉ liên hệ

Bệnh nhân có thể liên hệ với bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình thành phố Hồ Chí Minh qua những thông tin dưới đây:

  • Địa chỉ: 929 Trần Hưng Đạo - phường 1 - quận 5 - TP. Hồ Chí Minh.
  • Website chính thức: www.bvctch.vn
  • Email: bvctchtphcm@gmail.com; bvctch@bvctch.vn

Trên đây là những thông tin hữu ích về bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình được chúng tôi tổng hợp, người bệnh có thể tham khảo. Tuy nhiên, để biết thêm chi tiết về chi phí thăm khám và dịch vụ nơi đây, bạn có thể liên hệ trực tiếp để được nhân viên tư vấn cụ thể.

Chủ Đề