Bị lừa đảo trình báo ở đâu

Vấn đề tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố có ý nghĩa vô cùng quan trọng để cơ quan tố tụng phát hiện hành vi vi phạm, tiến hành các hoạt động điều tra, khởi tố hoặc không khởi tố những hành vi đó. Đây được coi là bước khởi đầu và là công tác đặc biệt quan trọng trong tố tụng hình sự cũng như trong công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm.

1. Luật sư tư vấn pháp luật hình sự

Việc công dân nộp đơn tố giác hành vi vi phạm pháp luật đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền có ý nghĩa rất quan trọng bởi từ đó cơ quan có thẩm quyền có thể kịp thời phát hiện và xử lý hành vi vi phạm.

Tuy nhiên, khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật, nhiều người không biết cần làm gì để người vi phạm bị xử lý hay cần trình báo ra cơ quan nào? Pháp luật quy định rất rõ ràng về nhiệm vụ, quyền hạn của những cơ quan có thẩm quyền giải quyết tin báo tố giác tội phạm. Do đó, nếu bạn chưa rõ những quy định của pháp luật hoặc chưa rõ về trình tự, thủ tục để tiến hành việc tố cáo, trình báo tội phạm bạn hãy liên hệ Luật Minh Gia qua hình thức gửi Email tư vấn hoặc gọi tới số Tổng đài: 1900.6169 để chúng tôi hướng dẫn cho bạn.

2. Thẩm quyền giải quyết đơn tố giác tội phạm

Khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật, nhiều người không biết cần làm gì để người vi phạm bị xử lý hay cần trình báo ra cơ quan nào? Pháp luật quy định rất rõ ràng về nhiệm vụ, quyền hạn của những cơ quan có thẩm quyền giải quyết tin báo tố giác tội phạm. Do đó, nếu bạn chưa rõ những quy định của pháp luật hoặc chưa rõ về trình tự, thủ tục để tiến hành việc tố cáo, bạn hãy liên hệ Luật Minh Gia qua số Tổng đài: 1900.6169 để chúng tôi hướng dẫn cho bạn.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tình huống chúng tôi tư vấn sau đây, để có thể nắm rõ hơn về quy trình tiến hành trình báo tố giác tội phạm: 

CÂU HỎI TƯ VẤN: Chào luật sư! Cho tôi xin hỏi 1 vấn đề được không ạ? Tôi có đứa em gái chưa đầy 13 tuổi bị người ta dụ trốn nhà đi theo lên thành phố, ở trọ và có quan hệ tình dục. Vậy xin hỏi luật sư thì phải trình báo với công an ở thành phố hay là ở nơi em gái tôi cư trú? Mong luật sư giải thích cho tôi hiểu rõ hơn được không ạ? Xin chân thành cảm ơn.

TRẢ LỜI: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tư vấn đến công ty luật Minh Gia, trường hợp của bạn chung tôi xin tư vấn như sau:

Thứ nhất, về thẩm quyền điều tra vụ án hình sự.

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 163 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về thẩm quyền điều tra vụ án hình sự như sau:

“4. Cơ quan điều tra có thẩm quyền điều tra những vụ án hình sự mà tội phạm xảy ra trên địa phận của mình. Trường hợp tội phạm được thực hiện tại nhiều nơi khác nhau hoặc không xác định được địa điểm xảy ra tội phạm thì việc điều tra thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra nơi phát hiện tội phạm, nơi bị can cư trú hoặc bị bắt…”

Như vậy, theo quy định trên thì bạn có thể gửi đơn tố giác đến cơ quan điều tra nơi tội phạm xảy ra, tức là nơi mà người đó đã thực hiện hành vi quan hệ tình dục với người dưới 13 tuổi , nếu không xác định được rõ nơi xảy ra tội phạm thì bạn có thể tố giác ở cơ quan điều tra nơi người đó cư trú hoặc nơi em gái bạn cư trú.

Thứ hai, về trình tự, thủ tục tố giác tội phạm.

Khi phát hiện có hành vi tội phạm thì mọi công dân đều có quyền tố giác tội phạm theo quy định tại Điều 144 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 như sau:

"1. Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền.

2. Tin báo về tội phạm là thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm do cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo với cơ quan có thẩm quyền hoặc thông tin về tội phạm trên phương tiện thông tin đại chúng.

3. Kiến nghị khởi tố là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiến nghị bằng văn bản và gửi kèm theo chứng cứ, tài liệu liên quan cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có thẩm quyền xem xét, xử lý vụ việc có dấu hiệu tội phạm.

4. Tố giác, tin báo về tội phạm có thể bằng lời hoặc bằng văn bản.

5. Người nào cố ý tố giác, báo tin về tội phạm sai sự thật thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật."

Khi cơ quan, tổ chức, cá nhân trực tiếp tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố thì cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố phải lập biên bản tiếp nhận và ghi vào sổ tiếp nhận; có thể ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh việc tiếp nhận theo  quy định tại Điều 146  Bộ luật tố tụng hình sự 2015.

Về thời hạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố. Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 147 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về thời hạn giải quyết như sau:

"1. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải kiểm tra, xác minh và ra một trong các quyết định:

a] Quyết định khởi tố vụ án hình sự;

b] Quyết định không khởi tố vụ án hình sự;

c] Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố."

Như vậy, sau khi bạn gửi đơn trình báo đến cơ quan công an có thẩm quyền thì cơ quan công an sẽ giải quyết cho bạn trong thời gian 20 ngày.

Mục lục bài viết

  • 1. Cách làm đơn tố cáo hành vi lừa đảo trên facebook ?
  • 2. Đơn tố cáo tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản viết như thế nào ?
  • 3. Tư vấn thủ tục làm đơn tố cáo tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản ?
  • 4. Tư vấn về việc xử lý đối với đơn tố cáo nặc danh ?
  • 5. Mẫu đơn tố cáo hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản gửi Công an

1. Cách làm đơn tố cáo hành vi lừa đảo trên facebook ?

Kính chào các Qúy Luật sư Công ty Luật Minh Khuê, Tôi có vấn đề sau mong các quý luật sư giải đáp giúp tôi : Tôi có quen 1 người bán hàng trên mạng xã hội facebook . Cô ấy năm nay 20 tuổi. Cô ấy có giao dịch bán hàng với 1 số bạn ở tỉnh khác thông qua thẻ ngân hàng atm.

Họ chuyển tiền vào tài khoản cô ấy. Cô ấy nhận đươc tiền nhưng không gửi đồ cho họ [đồ chủ yếu là quần áo]. Có một số người thì cô ấy gửi đồ cho. Còn đa phần là không gửi . Xong cô ấy mất thẻ atm , mượn thẻ atm của bạn thân để tiếp tục hành vi trên. Nếu gộp tất cả những người đã chuyển tiền cho cô ấy mà chưa nhận được hàng thì khoảng 5,6 người . Tổng số tiền lên đến gần 15 triệu . Còn tách ra thì có người 600.000đ, có người 2.000.000đ - 3.000.000đ.

Vậy, tôi muốn hỏi quý luật sư là những bạn kia có làm đơn tố cáo cô bạn kia về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được không? Cô bạn thân cho mượn thẻ atm có bị liên quan không? Và nếu bị đưa ra pháp luật thì cô bán hàng kia mắc phải những tội gì?

Mong quý luật sự tư vấn cho tôi trường hợp này.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

>> Xem thêm: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định mới nhất năm 2022

>>Luật sư tư vấn pháp luật hình sự về hành vi lừa đảo, gọi số: 1900.6162

Trả lời:

Căn cứ Điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung 2017:

“Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a] Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b] Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c] Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d] Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ."

Dấu hiệu pháp lý: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác bằng thủ đoạn gian dối.

Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản khi thỏa mãn một trong các dấu hiệu: Tài sản chiếm đoạt có giá trị từ 2.000.000 đồng trở lên; hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt hoặc về một trong các tội quy định tại điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;...

Theo quy định trên thì hành vi phạm tội của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản gồm hai hành vi khác nhau. Đó là hành vi lừa dối và hành vi chiếm đoạt. giữa hai hành vi này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Hành vi lừa dối là điều kiện để hành vi chiếm đoạt có thể xảy ra, còn hành vi chiếm đoạt là mục đích và là kết quả của hành vi lừa dối.

Hành vi lừa dối là hành vi cố ý đưa ra thông tin không đúng sự thật nhằm để người khác tin đó là sự thật.

>> Xem thêm: Mẫu đơn tố cáo cập nhật mới nhất năm 2022 ? Cách viết đơn tố cáo, gửi đơn tố cáo ở đâu ?

Xét về mặt khách quan, hành vi lừa dối là hành vi đưa ra những thông tin giả. Về mặt chủ quan, người phạm tội biết đó là thông tin giả nhưng mong muốn người khác tin đó la sự thật. hành vi lừa dối như vậy có thể được thực hiện qua lời nói, việc xuất trình những giấy tờ sai sự thật hoặc qua những việc làm cụ thể [cân, đong, đo, đếm thiếu].

Ở mỗi hình thức như vật người phạm tội có thể có những thủ đoạn thực hiện cụ thể khác nhau. Những thủ đoạn thực hiện cụ thể này không có ý nghĩa về mặt định tội. Đã là hành vi lừa dối thì dù được thực hiện bằng thủ đoạn nào cũng đều có thể là hành vi phạm tội của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Hành vi lừa dối trong tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được thực hiện là nhằm thực hiện việc chiếm đoạt tài sản. Những hành vi lừa dối nhằm mục đích khác dù mục đích này có tính tư lợi cũng không phải là hành vi phạm tội của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Hành vi chiếm đoạt tài sản trong tội lừa đảo có hai hình thức thể hiện cụ thể:

- Nếu tài sản bị chiếm đoạt đang trong sự chiếm hữu của chủ tài sản thì hình thức thể hiện cụ thể của hành vi chiếm đoạt là hành vi nhận tài sản từ người bị lừa dối. Vì đã tin vào thông tin của người phạm tội nên người bị lừa dối đã giao nhầm tài sản. Khi nhận được tài sản cũng là lúc người phạm tội lừa đảo đã làm chủ được tài sản định chiếm đoạt và người bị lừa dối mất khả năng làm chủ tài sản đó trên thực tế. Tội lừa đảo coi là hoàn thành ở thời điểm này – thời điểm người phạm tội đã chiếm đoạt được tài sản.

- Nếu tài sản bị chiếm đoạt đang ở trong sự chiếm hữu của người phạm tội thì hình thức thể hiện cụ thể của hành vi chiếm đoạt là hành vi giữ lại tài sản đáng lẽ phải giao cho người bị lừa dối. Vì đã tin vào thông tin của người phạm tội nên người bị lừa dối đã nhận nhầm tài sản [nhận thiếu, nhận sai loại tài sản được nhận] hoặc không nhận. Khi người bị lừa dối nhận nhầm hoặc không nhận tài sản cũng là lúc người phạm tội lừa đảo đã làm cho được tài sản bị chiếm đoạt và người bị lừa dối đã mất tài sản đó. Tội phạm coi là hoàn thành từ thời điểm này – thời điểm người phạm tội đã chiếm đoạt được tài sản.

Thông thường hành vi chiếm đoạt tài sản xảy ra kế tiếp ngay sau hành vi lừa dối. Nhưng cũng có trường hợp giữa hau hành vi này có khoảng cách nhất định về thời gian. Ở đây cần chú ý tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản chỉ coi là hoàn thành khi hành vi chiếm đoạt xảy ra.

- Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp.

Người phạm tôi biết mình có hành vi lừa dối và mong muốn hành vi lừa dối đó có kết quả để có thể chiếm đoạt được tài sản.

Theo đó, căn cứ vào những dấu hiệu của “Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và những tình tiết bạn đưa ra, những người bị hại có thể thực tố cáo người có hành vi lừa đảo đó tại cơ quan công an nơi người đó đang cư trú. Kèm theo đơn tố cáo là những bằng chứng, chứng cứ chứng minh cho hành vi lừa đảo này.

>> Tham khảo ngay : Mẫu đơn tố cáo

>> Xem thêm: Hướng dẫn cách làm đơn tố cáo hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên facebook ?

Mọi vướng mắc pháp lý trong lĩnh vực hình sự vui lòng trao đổi trực tiếp với đội ngũ 1900.6162để được hỗ trợ trực tiếp.

2. Đơn tố cáo tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản viết như thế nào ?

Xin chào luật sư, tôi xin trình bày vụ việc của mình như sau:

Tôi được biết anh Ân thông qua một người bạn tên Phương, do vậy tôi có đến nhà trọ của anh Ân hai lần. Vào 10 giờ, ngày 27/3/2016, tôi có đến phòng trọ của anh Ân theo lời mời của anh.

Khi tôi đến phòng thì có anh Ân cùng vợ và anh vợ của Ân và hai người bạn khác đang ngồi nhậu. Tôi ngồi xuống uống cùng được một lúc thì anh Ân thấy tôi có đeo một chiếc nhẫn vàng 18k, nên anh Ân khen nhẫn đẹp và có ý hỏi mượn để đeo một lúc. Tôi cũng chấp nhận vì nghĩ có nhiều người thấy và anh Ân còn thốt lên với mọi người đây là nhẫn mượn. Nhậu xong mọi người ra về còn anh Ân, tôi và anh vợ của Ân, nên rủ nhau đi chơi bi-a, lúc này dù tôi có rượu trong người nhưng vẫn tỉnh táo để gợi ý lấy lại chiếc nhẫn, nhưng anh Ân nói: “mầy không tin tao hả, anh em gì mà không tin tao ?”. Thấy vậy, tôi cũng để anh Ân đeo nhẫn vì tôi nghĩ ai cũng có rượu trong người nên không muốn cãi vã, về nhà trọ có mọi người mình lấy lại cũng được. Chơi bi-a xong, anh Ân tiếp tục rủ tôi đi hát karaoke tại một quán trên đường 3/2, phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Đến 18 giờ cùng ngày, Do chi phí hát karaoke khá lớn nên khi đến lúc thanh toán thì không ai còn đủ tiền để trả nên anh Ân nói: “để tao về nhà lấy tiền, mầy tin tao thì ở lại đây đợi”. Khi đó anh Ân cùng người anh vợ nhanh chóng lên xe về tới nhà, tôi thì ở lại đợi rất lâu và gọi điện thoại cho anh Ân thì không trả lời, anh Ân chỉ bắt máy và giả vờ như không nghe tôi nói gì. Thấy vậy tôi đành bỏ xe thế chấp cho quán karaoke và gọi điện thoại nhờ người bạn đến và đưa tôi gặp anh Ân. Đến nơi tôi yêu cầu anh Ân đưa tiền để tôi trả chi phí hát karaoke nhưng anh Ân nói không có và nói với tôi chi trả hết sau này sẽ trả lại từ từ. Tôi tiếp tục yêu cầu anh Ân trả chiếc nhẫn vàng lại cho tôi thì anh Ân trả lời đã đưa cho tôi rồi.

Tôi như vừa bị sét đánh trúng, mắt tối sầm lại, vì không ngờ anh Ân lại dối trá trắng trợn như vậy. Lúc này tôi mới nhận ra rằng toàn bộ sự việc đều do anh Ân sắp đặt, đưa tôi đi chơi rồi buộc tôi trả tiền chi phí một cách gian dối và đã có ý chiếm đoạt chiếc nhẫn của tôi từ trước. Vài ngày sau tôi tiếp tục tìm gặp thì anh Ân có chi trả với tôi phí karaoke, và hứa sẽ làm từ từ và mua lại chiếc nhẫn khác đền cho tôi. Thấy vậy, tôi cũng chấp nhận vì nhận thấy vợ anh Ân vừa sinh con nên tôi không muốn gây khó khăn, mặc khác anh Ân cũng đã có lời hứa với tôi. Cho đến những ngày gần đây, tôi khó liên lạc với anh Ân, gọi điện thoại thì không ai trả lời, tôi vượt đường xá xôi đến tận phòng trọ cũng không gặp.

Vậy xin luật sư tư vấn:

>> Xem thêm: Tham nhũng thường biểu hiện dưới các hình thức nào ? Nguyên nhân dẫn đến hành vi tham nhũng ?

1. Theo nội dung sự việc như trên, tôi có thể tiến hành tố cáo tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được hay không ?

2. Khi xảy ra sự việc thì tôi trình đơn này cho Công An phường nơi đối tượng sinh sống, như vậy đúng hay không ?

Tôi xin chân thành cảm ơn !

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1.Theo nội dung sự việc như trên, tôi có thể tiến hành tố cáo tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được hay không ?

Theo khoản 1 Điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a] Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b] Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c] Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d] Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ."

>> Xem thêm: Tham nhũng là gì ? Quy định pháp luật về tham nhũng

Dấu hiệu kết tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:

+ cần dựa vào giá trị của tài sản, vậy nếu tài sản của bạn từ 2 triệu đồng trở lên thì hành vi của anh Ân có dấu hiệu của tội này.

+ sử dụng thủ đoạn gian dối: Ở đây anh Ân có hành vi nói dối mượn chiếc nhẫn đó và sẽ trả.

Vậy nếu đảm bảo 2 điều kiện trên thì anh Ân hoàn toàn có thế bị kết tôi lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định của pháp luật.

2. Khi xảy ra sự việc thì tôi trình đơn này cho Công An phường nơi đối tượng sinh sống, như vậy đúng hay không ?

Theo điều 145 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thì: Mọi tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố phải được tiếp nhận đầy đủ, giải quyết kịp thời. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận không được từ chối tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

+ Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gồm:

a] Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;

b] Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.

>> Xem thêm: Tội lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản theo quy định mới nhất

Do vậy, bạn có thể nộp tại nơi đối tượng sinh sống hoặc tại nơi xảy ra hành vi lừa đảo hoặc tại Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, tòa án theo quy định pháp luật.

3. Tư vấn thủ tục làm đơn tố cáo tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản ?

Kính chào luật sư. Tôi có một việc xin phép nhận được sự tư vấn từ luật sư Tôi có quen một người bạn, tháng 12/2014 có nhờ tôi vay một khoản tiền có giá trị là 35 triệu để lo công việc [ gần như là chạy án].

Mọi giao dịch chuyển tiền vay đều thông qua hình thức chuyển khoản ngân hàng và tin nhắn, không có hợp đồng hay giấy tờ vay mượn. Trong tin nhắn trao đổi thảo luận thì có hẹn 1 tháng sau sẽ trả lại tiền, nhưng đến thời điểm hiện tại 7 tháng trôi qua vẫn chưa thực hiện trả tiền và tôi cũng không thể liên lạc được qua số điện thoại. Trong trường hợp tôi đến nhà nhưng vẫn không tìm được thì tôi có thể làm đơn tố cáo người bạn này về hành vi chiếm đoạt tài sản không? Và nếu làm đơn tố cáo thì tôi cần chuẩn bị những thủ tục thế nào? Và tôi muốn hỏi thêm nếu làm đơn tố cáo thì có liên quan đến việc trước đây của người bạn này và trong đơn tố cáo tôi có cần phải nêu rõ lí do vay tiền không ạ?

Tôi xin cảm ơn!

>>Luật sư tư vấn luật hình sự trực tuyến, gọi: 1900.6162

>> Xem thêm: Phân tích cấu thành tội Công nhiên chiếm đoạt tài sản ? Hình phạt khi chiếm đoạt tài sản

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi thắc mắc đến Công ty Luật Minh Khuê, căn cứ vào những thông tin bạn cung cấp xin được tư vấn cho bạn như sau:

Theo quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung 2017 thì:

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a] Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b] Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c] Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d] Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a] Có tổ chức;

b] Có tính chất chuyên nghiệp;

c] Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d] Tái phạm nguy hiểm;

đ] Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

e] Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a] Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b] Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a] Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b] Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Theo quy định trên của pháp luật thì người bạn kia có thể phạm tội theo khoản 1 Điều 174 nói trên.

Theo quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì bạn có thể gửi đơn tố giác về hành vi phạm tội của người bạn kia đến các cơ quan có thẩm quyền, sau đó, các cơ quan chức năng sẽ có nhiệm vụ điều tra, truy tố, khởi tố vụ án hình sự theo quy định của pháp luật

3. Thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố:

a] Cơ quan điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố theo thẩm quyền điều tra của mình;

b] Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo thẩm quyền điều tra của mình;

c] Viện kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố trong trường hợp phát hiện Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố hoặc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm mà Viện kiểm sát đã yêu cầu bằng văn bản nhưng không được khắc phục.

4. Tư vấn về việc xử lý đối với đơn tố cáo nặc danh ?

Thưa luật sự, mẹ của em hiện nay là Hiệu Trưởng của một trường tiểu học. Cách đây 3 năm, có 1 giáo viên được phân công về trường giảng dạy, Giáo viên này đã tuyên bố một câu với mẹ em là "tôi sẽ cho chị lên bờ xuống ruộng". Đến nay, sau 3 năm, giáo viên đó đã chuyển trường. Tuy nhiên, bây giờ liên tục có những đơn tố cáo về phòng Giáo dục và Sở Giáo dục vu khống mẹ em trong thời gian gần đây. Mẹ em và toàn thể giáo viên trong trường đều biết là giáo viên kia vu khống bởi lẽ đơn vu khống không ghi họ tên đầy đủ, nạp danh, lấy những phụ huynh đã chuyển trường, chuyển nơi ở chỗ khác để viết đơn nhằm mục đích muốn cho mẹ em bị kỉ luật và ra khỏi ngành.

Và cách đây 3 năm, thời gian giáo viên đó còn đang giảng dạy, đã có những tin nhắn xúc phạm mẹ em, và thậm chí đòi hăm dọa em [năm đó em học lớp 12 và hiện nay là sinh viên năm 3]. Vì là đơn nạp danh nên các thanh tra của Giáo dục đã về điều tra, giáo viên kia đã liên kết với một người khác, không nằm trong trường mà chỉ là một người có chức vụ bên thôn mà có cụm trường của mẹ em [tức là trường mẹ em có 2 cụm trường, 1 là cụm chính, 2 là cụm tại thôn dân tộc], người đó báo cáo với thanh tra một đường, nói với mẹ em một nẻo. Vậy luật sư cho em hỏi giờ mẹ em phải làm gì để chấm dứt chuyện này ạ. Vì chỉ còn 2 năm nữa mẹ em về hưu, nhưng sự việc cứ tiếp tục như vậy mẹ em không thể nào làm việc được. ?

Em xin chân thành cảm ơn!

>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính về soạn đơn nặc danh,gọi: 1900.6162

Trả lời:

Theo Điều 25 Luật tố cáo năm 2018:

>> Xem thêm: Tội chiếm đoạt tài sản được quy định như thế nào ? Thủ tục khởi kiện hành vi lừa đảo

Điều 25. Tiếp nhận, xử lý thông tin có nội dung tố cáo

1. Khi nhận được thông tin có nội dung tố cáo nhưng không rõ họ tên, địa chỉ của người tố cáo hoặc qua kiểm tra, xác minh không xác định được người tố cáo hoặc người tố cáo sử dụng họ tên của người khác để tố cáo hoặc thông tin có nội dung tố cáo được phản ánh không theo hình thức quy định tại Điều 22 của Luật này thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không xử lý theo quy định của Luật này.

2. Trường hợp thông tin có nội dung tố cáo quy định tại khoản 1 Điều này có nội dung rõ ràng về người có hành vi vi phạm pháp luật, có tài liệu, chứng cứ cụ thể về hành vi vi phạm pháp luật và có cơ sở để thẩm tra, xác minh thì cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tiến hành việc thanh tra, kiểm tra theo thẩm quyền hoặc chuyển đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền để tiến hành việc thanh tra, kiểm tra phục vụ cho công tác quản lý.

Như vậy, các cơ quan nhà nước cần xem xét, xử lý thận trọng đối với những đơn thư không rõ họ tên, địa chỉ, đặc biệt là phải căn cứ vào nội dung đơn và những bằng chứng được người tố cáo đưa ra để quyết định có tiến hành thẩm tra xác minh hay không.

Trong trường hợp của bạn đưa ra mẹ bạn thường xuyên bị gửi đơn tố cáo nặc danh, nhằm vu khống mẹ bạn. Nếu mẹ bạn có chứng cứ rằng người đó đã viết đơn tố cáo hoặc mẹ bạn có chứng cứ rằng người đó đã dùng họ tên của người khác trái phép để tố cáo mẹ bạn thì mẹ bạn có thể viết đơn tố cáo trở lại người đó

Điều 8 khoản 10 Luật tố cáo 2018 thì hành vi tố cáo của người đó vi phạm pháp luật tố cáo cụ thể là :

Điều 8. Những hành vi bị nghiêm cấm trong tố cáo và giải quyết tố cáo

10. Cố ý tố cáo sai sự thật; cưỡng ép, lôi kéo, kích động, dụ dỗ, mua chuộc người khác tố cáo sai sự thật; sử dụng họ tên của người khác để tố cáo.

Mẹ của bạn có thể viết đơn tố cáo cộng với các bằng chứng chứng minh đến cơ quan có thẩm quyền là ủy ban nhân dân dân xã, để được UBND xã giải quyết kịp thời.

5. Mẫu đơn tố cáo hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản gửi Công an

Công ty Luật Minh Khuê hỗ trợ tư vấn về mẫu đơn tố cáo hành vi lừa đảo chiếm đoạt mới tới cơ quan công an theo quy định của luật tố tụng hình sự và các văn bản hướng dẫn chuyên ngành:

>> Xem thêm: Tác hại của tham nhũng đối với nền kinh tế hiện nay

Bạn có thể tham khảo mẫu đơn tố cáo dưới đây:

>> Tải ngay: Mẫu đơn tố cáo hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản gửi công an

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập-Tự do-Hạnh phúc

Hà Nội, ngày …..tháng……..năm 20…

ĐƠN TỐ CÁO

[Về hành vi lừa đảo của …………………..]

Kính gửi: CÔNG AN QUẬN THANH XUÂN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

>> Xem thêm: Phân tích cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản ? Hình phạt tội lừa đảo

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN QUẬN THANH XUÂN

Họ và tên tôi: … Nguyễn Thị A… Sinh ngày:… 23/12/1987 ...

Chứng minh nhân dân số: ………………………

Ngày cấp: …./…../20…….Nơi cấp: Công an tỉnh …

Hộ khẩu thường trú: ………… [Ghi theo nơi cư trú ghi trên Sổ hộ khẩu của gia đình]

……………………………………………………………

Chỗ ở hiện tại:…………[ghi theo địa chỉ nơi ở hiện tại] ….

…………………………………………………………

Tôi làm đơn này tố cáo và đề nghị Quý cơ quan tiến hành điều tra, khởi tố hình sự đối với hành vi vi phạm pháp luật của:

Anh: …[điền tên của người có hành vi lừa đảo]: Nguyễn Văn A Sinh ngày:…

>> Xem thêm: Cơ quan nào có thẩm quyền tiếp nhận đơn tố cáo ? Thủ tục tố cáo cần những gì ?

Chứng minh nhân dân số: ………………………

Ngày cấp:……………… Nơi cấp: ……………

Hộ khẩu thường trú: ……………………………

Chỗ ở hiện tại: ……………………………………

Vì anh đã có hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của tôi với số tiền là Nguyễn Văn A Sự việc cụ thể như sau:

………………………………………………………

…………………………………………………………

Từ những sự việc trên, có thể khẳng định anh Nguyễn Văn A đã dùng thủ đoạn gian dối khi tạo cho tôi sự tin tưởng nhằm mục đích chiếm đoạt tiền của tôi.

Qua thủ đoạn và hành vi như trên, anh Nguyễn Văn A đã chiếm đoạt số tiền là ………… triệu đồng của tôi.

Tôi cho rằng hành vi của anh ………………. có dấu hiệu phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định của Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản của Bộ luật hình sự năm 2015: “Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:…”

>> Xem thêm: Quy định về tố cáo hành vi tham nhũng và hướng dẫn viết đơn tố cáo tham nhũng ?

Để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của mình, nay tôi viết đơn này tố cáo anh ………………….. Kính đề nghị Quí cơ quan giải quyết cho những yêu cầu sau đây:

- Xác minh và khởi tố vụ án hình sự để điều tra, đưa ra truy tố, xét xử anh Nguyễn Văn A về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

- Buộc anh Nguyễn Văn A phải trả lại tiền cho tôi.

Tôi cam kết toàn bộ nội dung đã trình bày trên là hoàn toàn đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những điều trình bày trên.

Kính mong được xem xét và giải quyết. Xin chân thành cảm ơn.

Người tố cáo

[ký và ghi rõ họ tên]

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê. Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng ./.

Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự - Công ty luật Minh Khuê

>> Xem thêm: Đơn tố cáo hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm nộp ở đâu ?

>> Xem thêm: Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định mới nhất ?

Video liên quan

Chủ Đề