Biến dạng đàn hồi của nền đường bằng bao nhiêu

- Phục vụ cho công tác thiết kế áo đường, kiểm tra đánh giá mô đun đàn hồi của nền đất và các lớp kết cấu áo đường mềm.

  1. Thiết bị, dụng cụ thí nghiệm

- Hệ thống chất tải: xe tải, khung chất tải hoặc khung neo cho phép tạo ra phản lực yêu cầu trên bề mặt thí nghiệm. Khoảng cách từ gối tựa của hệ thống chất tải [là bánh xe trong trường hợp sử dụng xe tải] tới mép ngoài của tấm ép tối thiểu là 2,4m.

- Kích thuỷ lực: Kích thủy lực được hiệu chuẩn và cho phép tạo ra áp lực trên tấm ép với độ chính xác tới 0,01 Mpa.

- Tấm ép cứng: Bằng thép hình tròn, đủ độ cứng với chiều dày không nhỏ hơn 25mm; có các đường kính 76cm, 46cm, 33cm.

- Đồng hồ đo biến dạng: 2 cái. Đồng hộ đo có độ chính xác tới 0,01 mm, hành trình đo tới 25mm.

- Giá đỡ đồng hồ đo biến dạng.

- Cát khô, sạch [lọt qua sàng mắt vuông 0,6 mm và nằm trên sàng 0,3 mm] để tạo phẳng bề mặt thí nghiệm.

- Thước thủy ni vô: để kiểm tra độ bằng phẳng bề mặt trước khi đo.

  1. Chuẩn bị thí nghiệm

- Làm phẳng bề mặt tại vị trí thí nghiệm.

- Sử dụng cát mịn với khối lượng ít nhất để tạo mặt phẳng nằm ngang dưới tấm ép cứng, chiều dày lớp cát không quá 2mm.

- Nếu thí nghiệm với các lớp dưới mặt đường, tiến hành đào bóc bỏ lớp vật liệu phía trên. Hố đào phải có kích thước tối thiểu bằng hai lần đường kính tấm ép.

  1. Trình tự thí nghiệm

Bước 1: Lắp đặt thiết bị

- Đặt tấm ép cứng trên bề mặt đã tạo phẳng, đưa xe tải vào vị trí đo,

- Lắp đặt kích gia tải lên trên tấm ép sao cho tâm kích gia tải trùng với tâm của tấm ép.

- Lắp đặt giá đỡ đồng hồ đo biến dạng đảm bảo giá đỡ nằm ngang, khoảng cách tối thiểu từ hai gối tựa của giá đỡ đến mép tấm ép và bánh xe chất tải là 1,2m. Lắp đặt hai đồng hồ đo biến dạng trên giá đỡ đối xứng qua tâm tấm ép, cách mép tấm ép khoảng từ 10mm đến 25mm theo sơ đồ Hình 4.

Hình 4. Sơ đồ lắp đặt thiết bị đo

Bước 2: Tiến hành gia tải

* Các cấp gia tải: Tối thiểu là 4 cấp gia tải

- Cấp gia tải lớn nhất pmax phụ thuộc vào bề mặt lớp thí nghiệm:

+ Với mặt đường: pmax = 0,60 Mpa

+ Với móng đường: pmax = 0,45 Mpa

+ Với nền đường: pmax = 0,25 Mpa

- Các cấp áp lực trung gian lấy dựa theo pmax, chọn các cấp áp lực gần đều nhau và dễ xác định trên đồng hồ của kích thủy lực.

Bước 2.1: Gia tải trước để ổn định hệ thống đo

Tiến hành gia tải đến áp lực lớn nhất pmax và giữ tải trong thời gian 2 phút, sau đó dỡ tải và chờ đến khi biến dạng ổn định.

Bước 2.2: Tiến hành gia tải và dỡ tải theo từng cấp áp lực.

Ứng với mỗi cấp lực, gia tải đến giá trị đã chọn, theo dõi đồng hồ biến dạng để chờ đến khi độ võng ổn định [tốc độ biến dạng không vượt quá 0,02

mm/min], ghi lại giá trị đo võng khi gia tải [gọi là số đọc đầu]. Sau đó dỡ tải hoàn toàn [về giá trị lực bằng 0] thông qua việc xả dầu của kích thuỷ lực. Không dỡ tải đột ngột nhằm tránh gây mất ổn định hệ đo. Ghi lại giá trị độ võng sau khi dỡ tải [gọi là số đọc cuối].

  1. Xử lí kết quả thí nghiệm

- Biến dạng đàn hồi ở cấp áp lực đã cho:

- Mô đun đàn hồi của nền đường:

Trong đó:

D1 - Số đọc đồng hồ khi có tải ;

D2 - Số đọc đồng hồ khi dỡ tải;

D - Đường kính tấm ép [mm];

L - Giá trị độ võng đàn hồi [mm];

p - Áp lực gia tải lên tấm ép [Mpa];

m - Hệ số Poát xông

Đối với kết cấu áo đường ® m = 0,30

Đối với lớp móng ® m = 0,25

Đối với đất nền đường ® m = 0,35

  1. Các lưu ý khi thí nghiệm

- Sử dụng tấm ép đường kính 76 cm để thí nghiệm cho nền đất, tấm ép đường kính 33cm để thí nghiệm trên bề mặt các lớp kết cấu áo đường.

- Khi sử dụng tấm ép có đường kính 76 cm, để đảm bảo độ cứng của tấm ép, cần sử dụng thêm 3 tấm ép trung gian có đường kính lần lượt là 61 cm, 46 cm và 33 cm xếp chồng đồng tâm lên tấm ép 76 cm tạo thành hình tháp trên bề mặt thí nghiệm.

th=132� l=hk� ��.0pt;border-top:none;border-left:none; border-bottom:solid windowtext 1.0pt;border-right:solid windowtext 1.0pt; mso-border-bottom-alt:solid windowtext .5pt;mso-border-right-alt:solid windowtext .5pt; padding:1.05pt 1.05pt 0in 1.05pt;height:80.25pt'>

100% số khe hở đo được không quá 10mm.

70% số khe hở đo được không quá 10mm; còn lại không quá 15mm.

100% số khe hở đo được không quá 15mm.

Móng dưới, lớp đáy áo đường, nền đất, lề đất.

100% số khe hở đo được không quá 15mm.

70% số khe hở đo được không quá 15mm; còn lại không quá 20mm.

100% số khe hở đo được không quá 20mm.

- Khi kiểm tra và nghiệm thu độ bằng phẳng của mặt đường đang làm và vừa làm xong thì áp dụng tiêu chuẩn đánh giá sau:

+ Đường cao tốc, cấp I, cấp II phải đạt độ bằng phẳng rất tốt;

+ Đối với các đường ô tô các cấp khác phải đạt độ bằng phẳng tốt.

- Đối với đường cũ đang khai thác, chỉ cần đạt đến độ bằng phẳng trung bình thì có thể xem như đường vẫn còn đạt yêu cầu khai thác.

Chủ Đề