Bố mẹ có quyền quyết định việc học của con cái hay không

Trong cuộc sống, có không ít bố mẹ luôn chủ động làm mọi thứ cho con cái, đi kèm câu nói: “Mẹ làm như vậy chỉ vì tốt cho con”. Vì thế, lúc nhỏ từ việc mặc quần áo gì, chơi với ai, ăn gì cho tới khi lớn lên học ngành gì, công việc ra sao, kết hôn với ai cũng đều một tay bố mẹ sắp xếp.

Dần dần, trẻ mất đi khả năng lựa chọn, không biết cân nhắc ưu khuyết điểm, hay ỷ lại bố mẹ, tới tuổi dậy thì lại nổi loạn, thích đùn đẩy hậu quả cho người khác. Khi còn trẻ, bố mẹ có thể làm cho con cái nhiều thứ nhưng khi về già, liệu rằng bản thân có còn đủ sức để lo cho chúng nữa không?

Việc cho con cái quyền được lựa chọn, được tự làm những điều mình muốn sẽ giúp trẻ ngày càng tự lập hơn. Khi một đứa trẻ có cảm giác tự chủ, không bị áp đặt, cảm thấy bản thân được tôn trọng, được tự do, chúng sẽ có mối quan hệ rất tốt với bố mẹ mình.

Bằng cách này, bố mẹ cũng tránh được sự bực tức, cằn nhằn, tranh cãi với con cái. Con cái cũng bớt nổi loạn, khóc lóc vô cớ, trầm cảm… việc giáo dục và giao tiếp cũng trở nên dễ dàng hơn. Việc một đứa trẻ trở nên nổi loạn thường là cuộc đấu tranh cho sự lựa chọn.

Vì vậy, thay vì ra lệnh cho trẻ phải nghe theo những quy tắc do mình đặt ra, bố mẹ tốt hơn nên cho trẻ được quyền lựa chọn có giới hạn một cách khéo léo.

Đằng sau quyền lựa chọn của trẻ là sự trách nhiệm

Có một quy luật bất thành văn trong xã hội, đó là: Tự làm tự chịu.

Điều này cũng có nghĩa đằng sau sự lựa chọn của bản thân chính là tính trách nhiệm.

Cho trẻ quyền tự do lựa chọn đồng nghĩa với việc để chúng tự chịu trách nhiệm, tự gánh lấy hậu quả cho mỗi việc làm của mình.

Khi bố mẹ lựa chọn thay cho con cái, trẻ buộc phải chấp nhận một cách thụ động, dần hình thành sự bất mãn trong lòng nhưng không thể nói ra. Một số đứa trẻ cũng dần coi việc bố mẹ quyết định như một điều hiển nhiên và bố mẹ phải chịu trách nhiệm cho mọi vấn đề xảy ra. Nếu bố mẹ để con cái lựa chọn, tình hình sẽ khác hoàn toàn.

Một khi đó là sự lựa chọn của chính trẻ, đó chính là những gì chúng thực sự muốn làm. Một khi trẻ có quyền lựa chọn, chúng sẽ suy nghĩ về những điều có thể xảy ra sau đó và chịu trách nhiệm cho quyết định của mình. Nếu chọn đúng, chúng sẽ có được thành công, nếu chọn sai sẽ gánh lấy thất bại và bài học. Dù thế nào đi chăng nữa, trẻ cũng cần cân nhắc và quan tâm tới quá trình mình làm.

Một người sẽ chỉ trưởng thành khi dựa trên những kinh nghiệm sống của bản thân. Việc học được những bài học thành công lẫn thất bại sẽ giúp ích rất nhiều trong cuộc sống sau này của một người.

Đằng sau sự lựa chọn sai lầm là kinh nghiệm để phát triển bản thân

Trách nhiệm của bố mẹ là trau dồi ý thức trách nhiệm của con cái ngay từ khi chúng còn nhỏ. Trẻ cần hiểu mọi người đều phải chịu trách nhiệm cho những lựa chọn, gánh chịu hậu quả cho hành động sai trái của mình.

Chẳng hạn như nếu trẻ mê điện thoại, không học bài, không làm bài tập về nhà, hậu quả tất yếu là bị giáo viên phê bình, điểm số kém, mất mặt trước các bạn cùng lớp.

Những hậu quả này tất nhiên không phải là những điều trẻ muốn nhìn thấy. Nếu vẫn lựa chọn việc làm sai trái, đương nhiên trẻ cần chịu trách nhiệm và gánh lấy hậu quả. Lúc này, bố mẹ không cần phải đánh đòn hay la mắng, chỉ cần phân tích nguyên nhân dẫn tới kết quả này, sau đó động viên để con cái đừng chán nản.

Đằng sau bất kỳ sai lầm nào là một cơ hội để trưởng thành. Bố mẹ nên khuyến khích trẻ đừng sợ việc làm sai, nếu có làm sai chỉ cần biết lỗi ở đâu và sửa chữa là được.

Trẻ càng nhỏ càng có cơ hội thay đổi tính cách của chúng

Nếu bố mẹ buông thả việc dạy dỗ con cái, sau này sẽ phải trả khi chúng mắc sai lầm hay phạm lỗi.

Để tránh việc con cái mắc phải những sai lầm lớn, chúng cần được phép mắc một số sai lầm khi còn nhỏ, sau đó sửa đổi. Con đường trưởng thành chưa bao giờ là dễ dàng, việc tước đi quyền lựa chọn của con cái chính là tước đi quyền trưởng thành của chúng.

Đối với những đứa trẻ đang ở tuổi vị thành niên, quyền được tôn trọng và lựa chọn rất quan trọng, bố mẹ cần đặc biệt chú ý.

Nội dung bài viết

  • Thế nào là tôn trọng đúng cách?

  • Làm sao để tôn trọng con đúng cách?

    • Kiềm chế thể hiện cái tôi của bản thân

    • Tôn trọng nhưng vẫn cần kỷ cương

    • Không đem con ra so sánh

    • Tôn trọng khoảng không riêng của con

Con cái chính là "của để dành", là món quà tinh thần vô giá mà tạo hóa ban cho các bậc làm cha làm mẹ. Đểcó thể tạo cho con cái một môi trường phát triển tốt nhất thì cha mẹ cần phải thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ đối với con theo quy định của pháp luật. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã quy định cụ thể về vấn đề này.

Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ trong thời kỳ hôn nhân

Xuất phát từ tinh thần được quy định trong Hiến pháp năm 2013 quy định: “Cha mẹ có trách nhiệm nuôi dạy con cái thành những công dân tốt…Nhà nước và xã hội không thừa nhận việc phân biệt đối xử giữa các con”. Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc do quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền giữa họ với nhau theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014. Vì vậy nghĩa vụ và quyền của cha mẹ và con cũng được quy định rõ ràng.

Điều 69. Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ

“1. Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.

2. Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

3. Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.

4. Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.”

Bởi lẽ, chúng ta thường xuyên nhắc tới nghĩa vụ của con cái đối với cha mẹ nhưng lại làm ngơ nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái. Nói chính xác hơn, nếu cha mẹ hoàn thành nghĩa vụ nuôi dạy con cái thì chính những người con này, đến lượt họ, họ sẽ đảm nhiệm tốt nghĩa vụ của người con đối với cha mẹ. Yêu thương, chăm sóc con cái là điều kiện tiên quyết để hoàn thành trách nhiệm làm cha mẹ. Nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng “ Cha mẹ có nghĩa vụ ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc con đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình” [khoản 1 Điều 71 Luật HN & GĐ năm 2014]. Cha mẹ có nghĩa vụ bảo vệ và chăm sóc con cái khi con chưa thành niên, chưa có tự khả năng lao động, và ngay cả khi đã thành niên nhưng bị tàn tật… đó là những gì mà không chỉ pháp luật quy định mà cả đạo đức con người cũng không cho phép lương tâm cha mẹ không thực hiện nghĩa vụ đó.

Tuy nhiên, chỉ nuôi dưỡng, che chở con cái thôi, chưa đủ để biến người cha hay mẹ đó thành bậc cha mẹ gương mẫu cho con noi theo. Đó chỉ là những bước cần thiết để tiến trên con đường chân chánh – một sự thực hành nhất thiết phải có của những con người tự trọng, đáng tôn kính. Nuôi dưỡng một đứa trẻ có nghĩa là giúp cho đứa trẻ đó trở nên một chúng sinh toàn vẹn. Cha mẹ phải coi đó là mục đích để giúp con cái họ có được sự tiến bộ nội tâm, có tri kiến, có khả năng và thành công trong đời. Nỗ lực hoàn thành được những điều này là đã thực hiện được bổn phận làm cha mẹ một cách viên mãn nhất.

Điều 72. Nghĩa vụ và quyền giáo dục con

“1. Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền giáo dục con, chăm lo và tạo điều kiện cho con học tập.

Cha mẹ tạo điều kiện cho con được sống trong môi trường gia đình đầm ấm, hòa thuận; làm gương tốt cho con về mọi mặt; phối hợp chặt chẽ với nhà trường, cơ quan, tổ chức trong việc giáo dục con.

2. Cha mẹ hướng dẫn con chọn nghề; tôn trọng quyền chọn nghề, quyền tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của con.

3. Cha mẹ có thể đề nghị cơ quan, tổ chức hữu quan giúp đỡ để thực hiện việc giáo dục con khi gặp khó khăn không thể tự giải quyết được.”

Chính điều đó sẽ giúp trẻ em được lớn lên và phát triển một cách toàn diện. Ngoài ra Luật này còn quy định nghĩa vụ và quyền của bố dượng, mẹ kế và con riêng của vợ hoặc của chồng. Theo đó thì bố dượng, mẹ kế có nghĩa vụ và quyền trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con riêng cùng sống chung với mình theo quy định của tại các điều 69, 71 và 72 của Luật này.

Để được tư vấn chi tiết vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email:

Website: //htc-law.com; //luatsuchoban.vn

[VTMinh]

Video liên quan

Chủ Đề