Bộ tứ normandy là gì

  Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov. Ảnh: Tass

Theo hãng tin Tass của Nga, phát biểu với báo chí hôm 9/12, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov khẳng định: "Chúng tôi không phản đối việc Mỹ tham gia vào định dạng Bộ tứ Normandy, song chúng tôi không kỳ vọng vào kết quả tích cực từ việc tham gia này của Washington”.

Thứ trưởng Ryabkov cũng bày tỏ sự hoài nghi về khả năng Mỹ sẽ thành công trong việc  thuyết phục chính quyền Ukraine tuân thủ Thỏa thuận Minsk, nếu Washington tham gia vào định dạng nhóm Bộ tứ Normandy.

Trước đó, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Alexander Grushko tuyên bố Nga không thảo luận về việc Mỹ gia nhập định dạng Bộ tứ Normandy với Đức và Pháp.

Hồi đầu tháng 10 vừa qua, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova bà Zakharova nói rằng Moscow dự định tiếp tục các nỗ lực hòa bình trong nhóm Bộ tứ Normandy và Nhóm liên lạc để giải quyết tình hình ở Donbasss nhằm giải quyết xung đột Ukraine, đặc biệt là thông qua các hoạt động của Bộ Ngoại giao.

Trong một diễn biến liên quan, Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 9/12 đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky.

Cuộc điện đàm diễn ra hai ngày sau cuộc hội đàm trực tuyến giữa người đứng đầu Nhà Trắng và Tổng thống Nga Vladimir Putin, qua đó ông Biden cảnh báo về các hậu quả kinh tế nghiêm trọng nếu Nga tấn công Ukraine.

Theo Tổng thống Zelensky, hai bên đã thảo luận các cách thức nhằm giải quyết cuộc xung đột ở Donbas và đề cập tới quá trình cải tổ nội bộ ở Ukraine. Donbass là khu vực ở miền Đông Ukraine nơi các lực lượng do Nga hậu thuẫn đang chống lại các lực lượng Ukraine. Tổng thống Biden cũng đã thông báo nội dung cuộc thảo luận với Tổng thống Putin trong cuộc điện đàm với Tổng thống Ukraine.

Theo thông báo của Nhà Trắng, trong cuộc điện đàm với Tổng thống Zelensky, Tổng thống Biden khẳng định tiếp tục ủng hộ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine, đồng thời nhấn mạnh ngoại giao là cách tốt nhất để giải quyết xung đột với Nga.

Hôm 7/12, hai nhà lãnh đạo Nga và Mỹ đã có cuộc hội đàm qua video trong hơn 2 giờ, bàn về hàng loạt vấn đề, đặc biệt là Ukraina. Tổng thống Putin đã cảnh báo các hoạt động quân sự của các nước NATO ở trong và xung quanh Ukraine vượt quá “lằn ranh đỏ” của Nga, đồng thời kêu gọi sự đảm bảo bằng văn bản rằng liên minh quân sự do Mỹ đứng đầu sẽ không mở rộng về phía Đông. Yêu cầu này của Tổng thống Putin đã bị Nhà Trắng bác bỏ./.

Rạng sáng 10-12 [theo giờ Việt Nam], lãnh đạo bốn nước “Bộ tứ Normandy” đã nhất trí thực thi “các biện pháp ngừng bắn” tại miền Đông Ukraine và “ổn định” khu vực này trước cuối năm nay.

Lãnh đạo "Bộ tứ Normandy" tại cuộc họp báo chung. Ảnh: Tass

Tại cuộc họp báo sau khi kết thúc hội nghị thượng đỉnh kéo dài hơn dự kiến ở Paris [Pháp], các nhà lãnh đạo nhóm “Bộ tứ Normandy” gồm Pháp, Đức, Nga và Ukraine đã công bố Tuyên bố chung, trong đó nhất trí thực thi “ngay lập tức các biện pháp nhằm bình ổn tình hình trong cuộc xung đột ở miền Đông Ukraine”.

Đây được coi là một kết quả thành công, theo đó hiện thực hóa những nỗ lực trước đây của bốn nước nhằm giảm chiến sự và tiến tới chấm dứt cuộc xung đột kéo dài hơn 5 năm qua tại Ukraine.

Theo thỏa thuận đạt được tại hội nghị, các bên nhất trí tiến hành trả tự do cho tù nhân trước cuối năm nay, hình thành 3 khu vực giảm xung đột mới, thiết lập các điểm qua lại mới, cho phép dân thường đi qua đường ranh giới kiểm soát chia tách Donetsk và Lugansk với phần còn lại của Ukraine.

Truyền thông nhà nước Nga cho biết, Tổng thống Nga Vladimir Putin, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng nhất trí thực thi các điều khoản chính trị trong Thỏa thuận Minsk đạt được trước đây liên quan tới cuộc xung đột này.

Ngoài ra, lãnh đạo bốn nước cũng ủng hộ việc thực thi cái gọi là “Công thức Steinmeier” theo hướng luật pháp hóa tại Ukraine. Theo công thức này, các cuộc bầu cử sẽ được tổ chức ở Donetsk và Lugansk, với quan điểm là trao qui chế tự trị cho mỗi vùng.

Trước thềm hội nghị, Tổng thống Zelensky bảo lưu quan điểm các cuộc bầu cử như thế sẽ chỉ có thể được tổ chức theo luật pháp Ukraine và một khi các lực lượng quân sự nước ngoài rút khỏi Donetsk và Lugansk. Tuy nhiên, tuyên bố chung đã không nhắc tới các điều kiện của ông Zelensky, song nhà lãnh đạo Ukraine cho hay ông “tin tưởng” vấn đề này có thể được giải quyết tại các cuộc gặp tiếp theo trong tương lai.

Lãnh đạo "Bộ tứ Normandy" tại hội nghị thượng đỉnh ở Paris. Ảnh: Tass

Phát biểu trước báo giới, Tổng thống Nga Putin nêu rõ: “Chúng ta cần đảm bảo rằng sẽ không có thêm những hàng dài người chờ đợi, để hàng nghìn người dân sống tại khu vực này có thể dễ dàng qua lại. Mọi thỏa thuận của chúng ta cần hướng tới việc cải thiện cuộc sống của người dân ở đây, không phải một thời điểm nào đó trong tương lai, mà là ngay lúc này”.

Hãng thông tấn Tass cho biết, nhà lãnh đạo Nga Putin nói rằng ông hài lòng với kết quả của các cuộc gặp ở Paris, trong đó có cuộc gặp song phương đầu tiên với người đồng cấp Ukraine Vladimir Zelensky, cũng như kết quả của hội nghị thượng đỉnh “Bộ tứ Normandy”. Ông Putin đánh giá cuộc thảo luận với ông Zelensky đã diễn ra “trong bầu không khí thân thiện và thiết thực”.

Tổng thống Putin khẳng định, Nga sẽ nỗ lực đóng góp vào tiến trình giải quyết cuộc khủng hoảng ở miền Đông Ukraine. Theo người đứng đầu Điện Kremlin, tiến trình này đang diễn ra đúng hướng với những bước tiến cụ thể.

Tass dẫn lời Phát ngôn viên Tổng thống Yulia Mendel cùng ngày cho biết thêm, vấn đề Crimea đã không được đưa ra thảo luận tại hội nghị thượng đỉnh “Bộ Tứ Normandy” tại Paris.  

Về phần mình, Tổng thống Ukraine Zelensky bày tỏ cảm ơn người đồng cấp Pháp với sáng kiến tổ chức hội nghị thượng đỉnh "Bộ tứ Normandy" tại Paris. Ông Zelensky nhấn mạnh một giải pháp tổng thể nhằm giải quyết các vấn đề tại khu vực Donbass của Ukraine không thể thiếu việc đảm bảo an ninh.

Tổng thống Ukraine nhấn mạnh, Kiev sẽ không bao giờ nhượng bộ về lãnh thổ cũng như việc liên bang hóa đất nước. Nhà lãnh đạo Ukraine cho biết thêm, việc trao đổi tù nhân có thể diễn ra trước ngày 24-12 tới. Tuy nhiên, ông Zelensky bày tỏ lấy làm tiếc vì hội nghị vẫn chưa thể giải quyết thấu đáo nhiều vấn đề còn tồn đọng.

Lần gần đây nhất, hội nghị thượng đỉnh "Bộ tứ Normandy" về tình hình Ukraine được tiến hành là vào năm 2016 tại thủ đô Berlin của Đức. Tổng thống nước chủ nhà Macron cho biết hội nghị tiếp theo của nhóm sẽ được tổ chức sau 4 tháng nữa.

Cuộc xung đột vũ trang giữa quân đội Chính phủ Ukraine và các lực lượng giành độc lập ở miền Đông nước này đã nổ ra từ năm 2014. Theo các số liệu thống kê của Liên hợp quốc, cuộc xung đột kéo dài 5 năm này đã cướp đi sinh mạng của hơn 13.000 người.

Chủ Đề