Chính phủ có thể khắc phục thâm hụt ngân sách cơ cấu bằng cách nào

Điều đáng nói, trong hơn 412.000 tỷ đồng chi ngân sách, các khoản chi thường xuyên, chi cho phát triển kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng, quản lý hành chính đạt gần đến con số 300.000 tỷ đồng, tương đương hơn 70% tổng chi ngân sách. Còn chi đầu tư phát triển 64.300 tỷ đồng, chi trả nợ và viện trợ 55.000 tỷ đồng. Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu, đáng lo nhất là con số bội chi thời gian qua liên tục tăng, năm sau cao hơn năm trước, quý sau tăng hơn quý trước. Điều này cho thấy, kỷ luật tài chính đang quá lỏng lẻo, việc chi tiêu công bừa bãi. Số liệu Chính phủ trình Quốc hội cho thấy, ngân sách năm 2015 ước tính thâm hụt 6,34% GDP. Tuy nhiên, con số thâm hụt mà Viện Nghiên cứu và chính sách [VEPR] đưa ra lại ở mức 7%. Dù là con số nào thì mức thâm hụt vẫn rất lớn so với mức mục tiêu 5% GDP mà Quốc hội đưa ra. Ông Sandeep - Chuyên gia của Ngân hàng Thế giới [WB] tại Việt Nam cho rằng, việc dành quá nhiều tiền ngân sách để trả nợ sẽ tạo ra một rủi ro lớn cho việc đầu tư, hạn chế nguồn tiền đầu tư phát triển kinh tế. Nếu nghĩa vụ trả nợ nhiều sẽ gây rủi ro cho những khoản chi tạo ra năng suất lao động, giảm chi vào giáo dục, y tế và các lĩnh vực khác. Vì vậy, Chính phủ Việt Nam cần ổn định chi tiêu thường xuyên, có phương án thu chi ngân sách hợp lý. Để giảm bội chi, phải cân đối thu - chi, đầu ra - đầu vào. Từ nay đến cuối năm, “điểm sáng” của thu ngân sách là việc giá dầu bắt đầu phục hồi lên mức 50 USD/thùng. Bên cạnh đó, Chính phủ đang có nhiều giải pháp hỗ trợ DN, nuôi dưỡng nguồn thu. Công tác thanh tra, kiểm tra, thu hồi nợ thuế… cũng được các cơ quan thực hiện quyết liệt. Những động thái này sẽ hỗ trợ tích cực cho việc tăng thu ngân sách. Ngược lại, ngân sách năm 2016 cũng sẽ khó khăn hơn do nhiều loại thuế bị cắt giảm theo các cam kết hội nhập. Trong khi nguồn thu bị co hẹp thì các chi phí dành cho chi thường xuyên, chi đầu tư, chi trả nợ… tăng cao. Thu ngân sách khó khăn trong khi tốc độ chi tăng nhanh làm cho việc cân đối ngân sách hết sức căng thẳng và bị động, đang đe dọa đến khả năng trả nợ hàng năm của Chính phủ.

Tăng thuế, tăng vay nợ…

Để giải quyết tình trạng thâm hụt ngân sách, hai giải pháp thường được sử dụng là tăng thuế để tăng thu và tiếp tục vay nợ trong và ngoài nước để đáp ứng nhu cầu chi tiêu. Với việc tăng thuế nội địa, theo các chuyên gia, cần cân nhắc để đảm bảo nguồn thu nhưng vẫn đảm bảo tính động viên, mức thuế “vừa sức” DN và đảm bảo an sinh xã hội. Còn nếu vay nợ để bù đắp bội chi ngân sách sẽ gây áp lực lên nợ công. GS.TS Nguyễn Công Nghiệp - Chủ nhiệm khoa Tài chính - Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội cho rằng, việc vay nợ nước ngoài để chi tiêu công, phục vụ yêu cầu phát triển là cần thiết. Tuy nhiên, ông Nghiệp cũng thừa nhận, vay nợ cũng dẫn đến nợ công tăng, gây nhiều tác động tiêu cực. Nhất là khi phân bổ sử dụng vốn vay không hiệu quả, kỷ luật tài chính lỏng lẻo, thiếu cơ chế giám sát chặt chẽ, dẫn đến tình trạng lãng phí, tham nhũng thì hậu quả đối với nền kinh tế xã hội sẽ rất lớn. Thời gian qua, nhiều quốc gia khánh kiệt vì vay nhiều, chi tiêu bất hợp lý, không trả được nợ, vỡ nợ như Argentina, một số nước Mỹ Latinh, Hy Lạp… Vay nợ nước ngoài nhiều, nợ công thêm nặng gánh. Dự báo của WB, đến hết năm 2016, nợ công của Việt Nam sẽ tăng lên mức 63,8% GDP, năm 2017 là 64,4%, năm 2018 lên 64,7%. Như vậy, nợ công của Việt Nam sẽ chạm trần mức 65% mà Quốc hội đề ra. Nợ công chạm trần, Chính phủ sẽ phải tính đến vay nợ trong nước. Để vay nợ, để bù đắp bội chi, các công cụ điều hành vĩ mô như công cụ lãi suất, tỷ giá... sẽ được sử dụng. Điều này sẽ gây áp lực lên lạm phát.

“Siết” kỷ luật tài chính ngân sách

Báo cáo Nghiên cứu vĩ mô tháng 5/2016 do Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế T.Ư [CIEM] phát hành mới đây cho biết, để giảm thâm hụt ngân sách, giảm nợ công, Bộ Tài chính cần phối hợp với các bộ, siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính, ngân sách. Các giải pháp cụ thể là đẩy mạnh điều chỉnh cơ cấu thu chi lành mạnh hơn, tập trung tăng tỷ trọng thu nội địa, tiết kiệm và giảm tỷ trọng chi thường xuyên, tăng tỷ trọng chi đầu tư và bố trí đủ nguồn trả nợ. Tăng cường hiệu quả quản lý nợ công theo hướng tiếp tục rà soát, hoàn thiện thể chế, sửa đổi bổ sung Luật Ngân sách, Luật Quản lý nợ công, chiến lược quản lý nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia…

Một giải pháp quan trọng là cần tăng trách nhiệm đối với chi tiêu công, đầu tư công... bằng các tiêu chí đánh giá rõ ràng, minh bạch và hiệu quả. Theo TS Lê Đăng Doanh, cần xây dựng một lộ trình tái cơ cấu ngân sách với những bước đi đồng bộ, thích hợp như thực hiện công khai minh bạch; thực hiện trách nhiệm giải trình, trách nhiệm cá nhân đối với chi tiêu công, đầu tư công…

Tăng trưởng kinh tế là vấn đề cốt lõi mà các quốc gia luôn tìm cách duy trì và phát huy sự sống. Sự tăng trưởng trong mối giai đoạn chu kỳ kinh tế sẽ chịu tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau, trong đó yếu tố ngân sách chi phối sâu sắc nhất. Hiện nay, thâm hụt ngân sách là một vấn đề mà các quốc gia đang phải đối mặt vì nó ảnh hưởng phát triển kinh tế hiện nay và tác động đến tương lai của quốc gia. Để hiểu rõ về khái niệm thâm hụt ngân sách là gì? Nguyên nhân, tác động và giải pháp khắc phục thâm hụt ngân sách nhà nước, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Khái niệm thâm hụt ngân sách là gì?

Thâm hụt ngân sách nhà nước Tiếng Anh: Budget deficit là thuật ngữ thể hiện khoản chênh lệch giữa tất cả các khoản thu và chi trong cả doanh thu và tài khoản vốn của chính phủ. Mỗi năm, thâm hụt sẽ cộng thêm vào nợ quốc gia [tổng số nợ của chính phủ được tích lũy trong nhiều năm]. 

Tại Việt Nam, theo Luật Ngân sách nhà nước [2002] quy định: Ngân sách nhà nước bao gồm ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương. Thâm hụt ngân sách nhà nước là thâm hụt ngân sách trung ương và được xác định bằng chênh lệch thiếu giữa tổng số chi ngân sách trung ương và tổng số thu ngân sách trung ương trong năm ngân sách.

Xuất phát từ quan điểm về quản lý ngân sách giữa các quốc gia và các tổ chức, có nhiều quan niệm về thâm hụt ngân sách như sau:

Hiểu theo cách cơ bản, thâm hụt ngân sách là tình trạng tổng chi ngân sách nhà nước mà chính phủ phải thực hiện lớn hơn các khoản thu mà chính phủ được tính trong một năm tài chính.

Ở phạm vi rộng hơn, thâm hụt ngân sách được hiểu là hiện tượng ngân sách nhà nước không cân đối được, thể hiện ở sự chênh lệch giữa cung và cầu về nguồn lực tài chính của Nhà nước. Việc tính toán mức thâm hụt ngân sách ở mỗi quốc gia có sự khác nhau vì cách thức xác định phạm vi thu, chi ngân sách không đồng nhất.

Theo Cẩm nang Thống kê tài chính Chính phủ của Quỹ tiền tệ Quốc tê, khái niệm thu và chi ngân sách được hiểu như sau:

Thu ngân sách là các khoản thu vào quỹ ngân sách mà không kèm theo, không làm phát sinh nghĩa vụ hoàn trả trực tiếp cho các đối tượng có nghĩa vụ nộp ngân sách. Thu ngân sách nhà nước gồm có các khoản thu thuế, phí và các khoản thu khác,…Ở một phương diện khác, thu ngân sách nhà nước là những khoản thu mang tính chất cưỡng bức hay trách nhiệm của mọi người hoặc của thành phần kinh tế đối với nhà nước.

Chi ngân sách gồm các khoản chi ra từ ngân sách không làm phát sinh nghĩa vụ phải bồi hoàn trực tiếp đối với các đối tượng thụ hưởng ngân sách, đó là toàn bộ khoản thực chi ngân sách theo Luật định trong một năm tài khóa. Chi ngân sách nhà nước gồm chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên, các khoản chi khác,…

Các nguyên nhân gây ra thâm hụt ngân sách là gì?

Thứ nhất, do nguồn thu ngân sách bị thất thu. Thuế là nguồn thu chính và bền vững nhất cho ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, do hệ thống pháp luật nước ta còn nhiều bất cập và quản lý chưa chặt chẽ nên có nhiều tổ chức, cá nhân lợi dụng trốn thuế, lách thứ, nợ thuế,…gây thất thu một lượng đáng kể cho ngân sách nhà nước. Ngoài ra,việc giãn thuế, miễn thuế,…giúp doanh nghiệp có thêm nguồn vốn đầu tư,duy trì hoạt động sản xuất nhưng làm ảnh hưởng tới các khoản chi ngân sách gây thâm hụt ngân sách.

Thứ hai, do tác động của chu kỳ kinh doanh. Trong thời kỳ khủng hoảng hay suy giảm kinh tế sẽ làm cho thu nhập của quốc gia bị thu hẹp và làm nhu cầu chi tiêu tăng lên từ đó dẫn đến thâm hụt ngân sách. Ở giai đoạn nền kinh tế tăng trưởng nhanh, thu ngân sách tăng cao trong thì thâm hụt ngân sách sẽ giảm xuống.

Thứ ba, thâm hụt ngân sách do chịu tác động của hệ thống chính sách cũng như các quan điểm, mục tiêu và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ. Chi ngân sách là một trong những công cụ chính sách quan trọng của nhà nước nhằm chi phối sự phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn phát triển khác nhau.

Thứ tư, những vấn đề về thiên tai, dịch bệnh và tình hình chính trị bất ổn cũng tác động làm tăng chi ngân sách, từ đó gây ra thâm hụt ngân sách. Việc quản lý và điều hành ngân sách không hiệu quả, tiêu chi phân sách lãng phí cũng  là một nguyên nhân ảnh hưởng đến thâm hụt ngân sách.

Thứ năm, do các nhân tố kỹ thuật chuyên môn như phân loại, mục lục,…Có nhiều trường hợp thâm hụt thấp hay giảm do sự phản ánh sai lệch về quy mô thu và chi ngân sách của chính phủ hay do chi ngân sách thiếu minh bạch hay là áp dụng phương pháp tính thâm hụt không phù hợp.

Một số nguyên nhân khác có thể dẫn đến thâm hụt ngân sách nhà nước kể đến là:

  • Cắt giảm thuế làm giảm doanh thu, chẳng hạn như những biện pháp nhằm tăng cường khả năng thuê nhân viên của các công ty lớn
  • GDP thấp [tổng sản phẩm quốc nội - số tiền được tạo ra trong nước] dẫn đến tổng doanh thu thấp và doanh thu từ thuế thấp
  • Cấu trúc thuế được thiết kế kém nhằm đánh thuế thấp hơn những người có thu nhập cao và đánh thuế quá cao những người có thu nhập thấp
  • Chi tiêu cao cho nhiều chương trình, như bảo hiểm y tế và an sinh xã hội
  • Chi tiêu quân sự cao
  • Chi tiêu cao vào mục đích trợ cấp cho các ngành khác nhau

Xem thêm:

Kho đề tài luận văn thạc sĩ tài chính - ngân hàng 2022

Phân loại thâm hụt ngân sách nhà nước

Thâm hụt ngân sách nhà nước được phân thành thâm hụt ngân sách tổng thể, thâm hụt ngân sách thường xuyên và thâm hụt ngân sách cơ sở. Cụ thể:

Thâm hụt ngân sách tổng thể là gì?

Đây là thước đo được sử dụng nhiều nhất và là thước đo mà IMF khuyến nghị các quốc gia sử dụng để xác định tình trạng mất cân đối tài khoá. Thâm hụt ngân sách tổng thể xảy ra khi trường hợp thu ngân sách nhỏ hơn so với chi ngân sách. Thu ngân sách gồm các khoản thu vào quỹ ngân sách là khoản thu đó không phát sinh, không tạo ra và không kèm theo các nghĩa vụ hoàn trả trực tiếp vì thế thu từ nguồn vay nợ không được xếp là một nguồn thu ngân sách. Chi Ngân sách không bao gồm khoản chi trả nợ gốc mà chỉ gồm khoản lãi vay phải trả từ số tiền mà chính phủ vay. Chi trả tiền lãi vay được xếp vào chi ngân sách, việc không đưa khoản vay nằm trong thu ngân sách và chi trả nợ gốc nằm trong chi ngân sách phản ánh đúng bản chất của thu, chi ngân sách.

Ở Việt Nam, cách tính toán thâm hụt ngân sách ở Việt Nam dựa vào định nghĩa về thâm hụt ngân sách tổng thể của Cẩm nang Thống kê tài chính Chính Phủ. Tuy nhiên, sự khác biệt lớn nhất là Việt Nam tính các khoản chi trả nợ gốc vào chi ngân sách chính phủ, trong khi lại không tính toán một số khoản chi khác vào cân đối ngân sách như chi từ nguồn trái phiếu chính phủ. Điều này khiến cho mức độ thâm hụt ngân sách của Việt Nam chiếm tỷ lệ khá lớn trên tổng sản phẩm quốc hội.

Thâm hụt ngân sách thường xuyên là gì?

Là khoảng chênh lệch giữa thu thường xuyên và chi thường xuyên của Ngân sách nhà nước và xảy ra khi chi thường xuyên lớn hơn thu thường xuyên. Nếu thu thường xuyên lớn hơn chi thường xuyên thì sẽ có thặng dư ngân sách thường xuyên và ngược lại. Nếu quốc gia có thặng dư ngân sách thường xuyên thì quốc gia đó đang có tiết kiệm để cho đầu tư phát triển.  Thu thường xuyên là các khoản thu ngân sách từ thuế, phí, lệ phí không mang tính chất “một lần” và “không tái tạo”. Thao đó, các khoản thu như thu từ bán tài sản sẽ không được tính vào các khoản thu thường xuyên. Chi thường xuyên gồm các khoản chi của ngân sách trừ chi đầu tư phát triển và chi viện trợ.

Thâm hụt ngân sách cơ sở là gì?

Thâm hụt ngân sách cơ sở được xác định bởi thâm hụt ngân sách tổng thể trừ đi phần chi trả lãi tiền vay. Việc sử dụng thước đo như vậy sẽ cung cấp các thông tin sát hơn về tác động của việc điều hành chính sách trong năm của chính phủ. Sử dụng khái niệm này sẽ cho các nhà hoạch định chính xác bức tranh đầy đủ hơn về tác động của chính sách tài khóa trong năm.

Ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách nhà nước

Hiệu ứng lấn át [crowding out effect]: Thâm hụt ngân sách nói chung đi kèm với mức nợ cao do các chính phủ buộc phải vay để đảm bảo có đủ số tiền để trang trải các khoản chi tiêu. Điều này làm được là thu hút đầu tư vào trái phiếu chính phủ và các hình thức nợ có mệnh giá khác. Tuy nhiên, điều này làm mất đi đầu tư và các khoản vay từ các tổ chức tư nhân và thay vào đó là hướng tới chính phủ. Do đó, việc các công ty vừa và nhỏ gặp khó khăn hơn trong việc tiếp cận cùng mức tín dụng mà họ có thể có được.

Nợ tăng: Một tác động của thâm hụt ngân sách là nó làm tăng nợ của chính phủ. Khi chính phủ chi tiêu nhiều hơn số tiền nhận được, thì chính phủ phải trả cho những chi phí đó. Trừ khi nó có quỹ tích lũy từ thặng dư của năm trước, nó phải được tài trợ thông qua nợ. Các chính phủ vay tiền bằng cách phát hành trái phiếu cho các nhà đầu tư tư nhân. Bằng cách phát hành những khoản này, chính phủ vay tiền từ khu vực tư nhân, quỹ bảo hiểm / hưu trí, ngân hàng, hộ gia đình và các nhà đầu tư nước ngoài. Khi thâm hụt ngân sách, chính phủ nợ các ngân hàng và quỹ hưu trí ngày càng nhiều. Đổi lại, nó phải vay thêm tiền để tiếp tục tài trợ cho thâm hụt ngân sách. Tuy nhiên, chính phủ càng vay nhiều thì nguồn cung cho các tổ chức tư nhân càng ít. Nói cách khác, các ngân hàng và các tổ chức khác có ít tiền hơn để cho chính phủ vay. Kết quả là, các chính phủ phải đưa ra mức lãi suất cao hơn - có thể làm tăng nợ hơn nữa.

Lãi suất cao hơn: Khi chính phủ đi vay nhiều hơn, thì khu vực tư nhân sẽ mất nhiều tiền mặt hơn. Ví dụ, với tỷ lệ 1%, chỉ 100 người có thể sẵn sàng cho chính phủ vay tiền. Nếu chính phủ muốn huy động nhiều tiền hơn, nó phải thu hút nhiều người sẵn sàng cho vay hơn. Chính phủ thực hiện điều này bằng cách tăng mức lãi suất mà họ sẵn sàng trả. Ví dụ, bằng cách tăng lãi suất lên 2%, có thể có gấp đôi số người sẵn sàng cho chính phủ vay. Hệ quả của việc này là chính phủ càng thâm hụt thì càng phải vay nhiều hơn. Nó càng vay nhiều, nó sẽ phải trả lãi càng cao. Lãi suất phải trả càng cao, nợ càng chồng chất. Do đó, thâm hụt ngân sách nhất quán có thể dẫn đến mức nợ lớn hơn.

Thâm hụt ngân sách sẽ có xu hướng làm tăng tổng nợ của chính phủ. Đổi lại, khi nợ chính phủ tăng, lãi suất cũng vậy. Khi chính phủ đi vay nhiều hơn, chính phủ cần đưa ra mức lãi suất cao hơn để thu hút các nhà đầu tư. Điều này là do một khoản nợ cao hơn làm tăng khả năng vỡ nợ tiềm tàng. Do đó, điều này cũng có thể gây ra lực cản đối với các dịch vụ công và có thể phải cắt giảm.

Một số giải pháp khắc phục thâm hụt ngân sách nhà nước

Khi xảy ra tình trạng thâm hụt ngân sách, chính phủ có thể áp dụng một hoặc kết hợp các phương thức sau để huy động nguồn lực bù đắp.

Phát hành tiền nhằm bù đắp: Đây là biện pháp giúp chính phủ có thể huy động kịp thời nguồn vốn để cân bằng ngân sách mà không làm gia tăng nghĩa vụ trả nợ nhưng bằng việc in tiền, nhà nước đã giảm giá trị của lượng tiền đang lưu thông. Nếu nhà nước phát hành tiền để bù đắp thâm hụt có thể gây ra lạm phát và gây tác động xấu đến kinh tế nên đây là biện pháp mà các nước ít sử dụng.

Chính phủ đi vay nợ để bù đắp cho thâm hụt: Đây là giải pháp được các quốc gia sử dụng phổ biến, có hai hình thức vay nợ gồm: Vay nợ trong nước và vay nợ nước ngoài. Vay nợ trong nước là việc nhà nước huy động nguồn vốn trong dân thông qua phát hành trái phiếu chính phủ trên thị trường tài chính trong nước. Đây là biện pháp dễ triển khai và tránh được tình trạng lệ thuộc vào bên ngoài nhưng nguồn lực cho chính phủ vay nợ trong nước khá hạn chế. Đối với vay nợ nước ngoài, nhà nước tiến hành vay nợ thông qua vay hỗ trợ phát triển chính thức hay phát hành trái phiếu chính phủ trên thị trường tài chính nước ngoài. Việc sử dụng vốn vay nước ngoài để tài trợ thâm hụt có thể làm giảm bớt căng thẳng trên thị trường tín dụng trong nước và hạn chế tình trạng “lấn át” hay chèn ép đầu tư đối với khu vực tư nhân. Tuy nhiên, nếu vay nợ nước ngoài quá nhiều sẽ phải chịu nhiều ràng buộc và áp đặt về điều kiện của các chủ thể cho vay đặc biệt là vấn đề rủi ro tỷ giá.

Bù đắp thâm hụt ngân sách thông qua vay từ nguồn dự trữ ngoại tệ: Việc sử dụng phương thức này rất hạn chế và có nhiều nhược điểm, ảnh hưởng đến khả năng can thiệp của ngân hàng nhà nước khi có rủi ro về tỷ giá, nhất là đối với những nước có mức dự trữ thấp.

Tăng thuế: Tăng thuế là một giải pháp để bù đắp khoản thâm hụt ngân sách. Khoản tiền từ việc tăng thuế sẽ giúp quốc gia giảm bớt gánh nặng thâm hụt ngân sách. Tuy nhiên, tăng thuế của người dân và doanh nghiệp là một việc có nhiều rủi ro thậm chí có thể trở thành một thảm họa chính trị vì thế giải pháp này thường hiếm được sử dụng.

Tăng tốc độ tăng trưởng: Chính phủ cũng có thể tăng nguồn thu từ thuế để giải quyết thâm hụt ngân sách quốc gia bằng cách kích thích tăng trưởng kinh tế. Khi nền kinh tế ngày càng phát triển, các nhà đầu tư trong nước và quốc tế sẽ đầu tư vào nhiều hơn, con người sẽ kiếm được nhiều tiền hơn. Và khi đó, họ sẽ chi tiêu nhiều tiền hơn, đủ điều kiện để đánh thuế, làm tăng tổng doanh thu thuế mà chính phủ có thể thu được. Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thu hút đầu tư nhiều quốc gia đã đưa ra các chính sách cắt giảm thuế, tuy nhiên điều này cũng có thể khiến chính phủ rơi vào tình trạng nợ nần chồng chất hơn.

Cắt giảm chi tiêu chính phủ: Cắt giảm chi tiêu chính phủ có thể xảy ra dưới nhiều hình thức khác nhau. Chính phủ có thể xem xét và cắt giảm chi tiêu đối với một số chương trình xã hội như an sinh xã hội, bảo hiểm y tế và các khoản viện trợ cho các chương trình của nhà nước… 

Trên đây là những nội dung liên quan đến thâm hụt ngân sách và một số biện pháp phổ biến để xử lý khi có tình trạng thâm hụt ngân sách xảy ra. Xử lý thâm hụt ngân sách là điều cần làm ngay khi có tình trạng thâm hụt xảy ra để tránh dẫn đến những trường hợp nghiêm trọng, ảnh hưởng đến nền kinh tế đất nước. Hy vọng bài viết này đã giúp các bạn hiểu rõ thâm hụt ngân sách là gì. Nếu có thắc mắc, hay câu hỏi liên quan đến chủ đề này khi làm luận văn hay tiểu luận, đừng ngại để lại bình luận phía dưới nhé.

Video liên quan

Chủ Đề