Bộ tư pháp và luật ban hành văn bản năm 2024

Văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật là hai phạm trù khái niệm khác nhau, tuy nhiên quá trình triển khai thực hiện, nhiều người vẫn còn lúng túng trong việc phân biệt được hai loại hình văn bản này, bài viết dưới đây sẽ giúp xác định rõ hơn về này:

- Về khái niệm, Điều 2 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định của pháp luật. Đối với văn bản áp dụng pháp luật là văn bản chứa đựng các quy tắc xử sự cá biệt, do cơ quan, cá nhân có thẩm quyền ban hành, được áp dụng một lần trong đời sống và bảo đảm thực hiện bằng sự cưỡng chế Nhà nước.

- Về các yếu tố cấu thành: Đối với văn bản quy phạm pháp là quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định, do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định trong Luật này ban hành và được Nhà nước bảo đảm thực hiện. Còn văn bản áp dụng pháp luật yếu tố cấu thành văn bản gồm: là quy tắc xử sự đặc biệt, áp dụng một lần đối với một tổ chức cá nhân là đối tượng tác động của văn bản và mang tính cưỡng chế nhà nước.

Về đối tượng áp dụng: Đối tượng áp dụng của văn bản quy phạm pháp luật rộng và không xác định cụ thể là đối tượng nào, gồm các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến văn bản, ví dụ: Nghị quyết số 81/2017/NQ-HĐND tỉnh quy định một số chính sách phát triển du lịch Hà Tĩnh đến năm 2025 và những năm tiếp theo thì đối tượng áp dụng bao gồmCác tổ chức, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân trong và ngoài tỉnh, ngoài nước có đăng ký hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh,các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc thực hiện chính sách phát triển du lịch theo Quy định này.Đối với văn bản áp dụng pháp luật thì đối tượng áp dụng chỉ có hiệu lực đối với một hoặc một số đối tượng được xác định cụ thể trong văn bản,ví dụ: Quyết định nâng lương đối với Ông Nguyễn Văn A thì đối tượng áp dụng là Ông Nguyễn Văn A và các cơ quan, tổ chức, cá nhân cá nhân có liên quan.

Về căn cứ để ban hành: Đối với văn bản quy phạm pháp luật thì căn cứ ban hành là toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao hơn như Hiến pháp, Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành. Đối với văn bản áp dụng pháp luật thì căn cứ ban hành thường dựa vào văn bản quy phạm pháp luật và cả văn bản áp dụng pháp luật của chủ thể có thẩm quyền.

- Về hình thức, chủ thể và trình tự ban hành: Hình thức và chủ thể được quy định rõ trong Điều 4 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, gồm 15 hình thức ban hành tương ứng với các chủ thể có thẩm quyền ban hành đối với loại văn bản quy phạm pháp luật đó, đồng thời từ chương III đến chương XIII Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật cũng quy định rõ, chi tiết về trình tự thủ tục việc ban hành văn bản QPPL, còn đối với văn bản áp dụng pháp luật thì hiện chưa được quy định trong Luật.

Trên đây là trao đổi một số vấn đề liên quan đến sự khác biệt giữa văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật, quá trình xây dựng văn bản, cán bộ làm công tác này cần nắm rõ để tham mưu thực hiện đảm bảo chính xác, hiệu quả./.

Bộ Tư pháp đề xuất bãi bỏ toàn bộ 13 văn bản quy phạm pháp luật, trong đó có Nghị định số 35/2005/NĐ-CP về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức và Nghị định số 161/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức và thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập.

Bộ Tư pháp đề xuất bãi bỏ toàn bộ 13 văn bản quy phạm pháp luật. Ảnh minh họa: Hải Nguyễn

Bộ Tư pháp đang dự thảo Nghị định của Chính phủ bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ do các căn cứ pháp lý ban hành không còn phù hợp, hết hiệu lực.

Bộ Tư pháp cho biết, thời gian qua, một số bộ, cơ quan ngang bộ đã thực hiện rà soát và phát hiện một số văn bản quy phạm pháp luật không còn được áp dụng trên thực tế nhưng chưa có căn cứ pháp lý để xác định hết hiệu lực theo quy định tại các Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật [năm 1996, năm 2008, năm 2015 và các Luật sửa đổi, bổ sung Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật].

Về nguyên tắc, các văn bản này vẫn được xác định là "còn hiệu lực".

Do đó, để bảo đảm tính công khai, minh bạch của hệ thống pháp luật, đồng thời bảo đảm tuân thủ đúng quy định về hiệu lực của văn bản theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 [được sửa đổi, bổ sung năm 2020], Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14.5.2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật [được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 154/2020/NĐ-CP], việc ban hành văn bản để bãi bỏ các văn bản nêu trên là cần thiết.

Thực hiện Nghị quyết số 23/NQ-CP, trên cơ sở đề xuất của các bộ, cơ quan, Bộ Tư pháp đã tổng hợp và thấy rằng có 13 văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ cần được bãi bỏ toàn bộ.

Bộ Tư pháp đề xuất bãi bỏ toàn bộ 13 văn bản quy phạm pháp luật như sau:

1. Nghị định số 78-CP ngày 18.6.1997 của Chính phủ quy định quân hiệu, cấp hiệu, lễ phục, quân kỳ, phù hiệu kiểm soát, biển công tác, cờ hiệu, giấy chứng minh của Bộ Đội biên phòng.

2. Nghị định số 103/2002/NĐ-CP ngày 17.12.2002 của Chính phủ quy định chế độ đền bù và trợ cấp đối với cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức tham gia phòng, chống ma túy bị thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản.

3. Nghị định số 04/2003/NĐ-CP ngày 16.1.2003 của Chính phủ quy định về khen thưởng đối với cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức có thành tích trong phòng, chống ma túy.

4. Nghị định số 18/2005/NĐ-CP ngày 24.2.2005 của Chính phủ quy định việc thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức bảo hiểm tương hỗ.

5. Nghị định số 35/2005/NĐ-CP ngày 17.3.2005 của Chính phủ về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức.

6. Nghị định số 120/2007/NĐ-CP ngày 23.7.2007 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thanh niên.

7. Nghị định số 30/2009/NĐ-CP ngày 30.3.2009 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 105/2004/NĐ-CP ngày 30.3.2004 của Chính phủ về kiểm toán độc lập.

8. Nghị định số 01/2011/NĐ-CP ngày 05.1.2011 của Chính phủ về phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương.

9. Nghị định số 16/2011/NĐ-CP ngày 22.2.2011 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Nghị định số 105/2004/NĐ-CP ngày 30.3.2004 của Chính phủ về kiểm toán độc lập.

10. Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09.1.2015 của Chính phủ về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.

11. Nghị định số 51/2015/NĐ-CP ngày 26.5.2015 của Chính phủ về cấp ý kiến pháp lý.

12. Nghị định số 78/2017/NĐ-CP ngày 3.7.2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 120/2007/NĐ-CP ngày 23.7.2007 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thanh niên.

13. Nghị định số 161/2018/NĐ-CP ngày 29.11.2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức và thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập.

Chủ Đề