Bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý tiểu học

       UBND HUYỆN ĐAN PHƯỢNG

TRƯỜNG TIỂU HỌC TRUNG CHÂU A

Số:  30 /KH-THTA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 

Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

Trung Châu, ngày 18 tháng 9 năm 2020

KẾ HOẠCHBồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ quản lý, giáo viên 

Năm học 2020 - 2021

Căn cứ Thông tư số 17/2019/TT-BGD&ĐT ngày 01 tháng 11 năm 2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên các cơ sở giáo dục phổ thông;

Căn cứ Thông tư số 18/2019/TT-BGD&ĐT ngày 01 tháng 11 năm 2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục phổ thông;

Căn cứ Thông tư  số 19/2019/TT-BGD&ĐT ngày 12 tháng 11 năm 2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên, cán bộ quản lí cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông và giáo viên trung tâm giáo dục thường xuyên;

Căn cứ Công văn số 1439/SGDĐT-TCCB ngày 20 tháng 7 năm 2020 của Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội về việc thực hiện công tác BDTX hằng năm đối với giáo viên và cán bộ quản lí;

Căn cứ Công văn số 497/GDĐT ngày 21 tháng 8 năm 2020 của Phòng Giáo dục và Đào tạo về việc thực hiện công tác bồi dưỡng thường xuyên hằng năm giáo viên, cán bộ quản lí các trường trong huyện;

Căn cứ kết quả bồi dưỡng thường xuyên năm học 2019 - 2020 và tình hình thực tế, trường tiểu học Trung Châu A xây dựng Kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên [BDTX] cán bộ quản lý [CBQL], giáo viên năm học 2020 - 2021 như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

Cán bộ quản lý, giáo viên học tập bồi dưỡng thường xuyên để cập nhật kiến thức về chính trị, kinh tế - xã hội, bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, phát triển năng lực dạy học, năng lực giáo dục và những năng lực khác theo yêu cầu của vị trí việc làm, yêu cầu chuẩn nghề nghiệp.

Phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng của cán bộ quản lý, giáo viên; năng lực tự đánh giá hiệu quả bồi dưỡng thường xuyên; năng lực tổ chức, quản lý hoạt động tự học, tự bồi dưỡng giáo viên của nhà trường; hướng tới xây dựng đội ngũ giáo viên đáp ứng được yêu cầu của việc đổi mới chương trình GDPT mới, đặc biệt là với GV khối 1.

Việc triển khai công tác bồi dưỡng thường xuyên phải gắn kết chặt chẽ với việc triển khai đánh giá giáo viên và cán bộ quản lý theo chuẩn nghề nghiệp và theo chỉ đạo đổi mới giáo dục của ngành để từng bước cải thiện và nâng cao năng lực đội ngũ nhà giáo giáo và cán bộ quản lý giáo dục qua từng năm.

Tăng cường hình thức bồi dưỡng thường xuyên qua mạng, bồi dưỡng thông qua sinh hoạt tổ chuyên môn và theo phương châm học tập suốt đời.

II. ĐỐI TƯỢNG BỒI DƯỠNG

 100% cán bộ quản lí, giáo viên đang giảng dạy trong nhà trường [Danh sách kèm theo].

III. NỘI DUNG, THỜI LƯỢNG BỒI DƯỠNG

1. Chương trình bồi dưỡng 1 [40 tiết/năm học]

1.1. Đối với cán bộ quản lý:

- Các nội dung bồi dưỡng về đường lối, chính sách phát triển giáo dục phổ thông [GDPT]; chương trình GDPT, nội dung các môn học, hoạt động giáo dục thuộc chương trình GDPT; kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ lãnh đạo, quản trị cơ sở GDPT do Bộ GD&ĐT quy định cụ thể;

- Tiếp tục nghiên cứu các nội dung cơ bản trong Nghị quyết, chỉ thị của ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XII của Đảng.

- Chỉ thị nhiệm vụ năm học 2020 - 2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo; các văn bản chỉ đạo của Bộ, Sở Giáo dục và Đào tạo về yêu cầu thực hiện nhiệm vụ năm học 2020 - 2021.

- Tiếp tục thực hiện học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh với nội dung chuyên đề năm 2020 về: “Tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.

- Thông tư 14/2018/TT-BGDĐT ngày 20/7/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Ban hành quy định chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông cho cán bộ quản lý.

1.2. Đối với giáo viên

- Các nội dung bồi dưỡng về đường lối, chính sách phát triển GDPT; chương trình GDPT 2018, hoạt động giáo dục thuộc chương trình GDPT 2018.

- Chỉ thị nhiệm vụ năm học 2020 - 2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo; các văn bản chỉ đạo của Bộ, Sở Giáo dục và Đào tạo về yêu cầu thực hiện nhiệm vụ năm học 2020 - 2021.

- Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông.

      2. Chương trình bồi dưỡng 2 [40 tiết/năm học]

2.1. Đối với cán bộ quản lý

- Sở giáo dục và đào tạo quy định cụ thể theo từng năm học các nội dung bồi dưỡng về phát triển GDPT của địa phương, thực hiện chương trình GDPT, chương trình giáo dục địa phương; phối hợp với các dự án để triển khai kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên [nếu có].

- Chương trình Giáo dục phổ thông mới được ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Những vấn đề chung về quản lí giáo dục tiểu học theo yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục.

- Chương trình xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực;

- Năng lực lập kế hoạch và tổ chức bộ máy nhà trường trong giai đoạn đổi mới giáo dục. Xây dựng kế hoạch và tổ chức dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh; thực hiện tiết học tại thư viện, tiết học ngoài nhà trường.

- Đánh giá và phát triển đội ngũ giáo viên, nhân viên trường học theo định hướng phát triển năng lực.

2.2. Đối với giáo viên

Nội dung, khung chương trình môn học của bản thân phụ trách trong chương trình Giáo dục phổ thông 2018 được ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Công văn số 344/BGDĐT-GDTrH ngày 24 tháng 01 năm 2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Công văn số 07/GDĐT-GDTrH ngày 03 tháng 01 năm 2019 của Sở

Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn triển khai Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT về hướng dẫn triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

- Đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá theo bộ môn.

- Bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, việc sử dụng bảng tương tác, sử dụng và khai thác dữ liệu trên trang “Trường học kết nối”,

 - Tiếp tục bồi dưỡng năng lực kiểm tra hoạt động giáo dục của giáo viên và công tác kiểm tra nội bộ trong nhà trường.

- Tham gia đầy đủ các buổi tập huấn do PGD tổ chức tìm hiểu lý thuyết  của môn học và dự tiết dạy minh họa qua trực tuyến.

- Thực hiện đúng theo nội dung tập huấn chuyên môn của cấp trên nhất là đối với khối 1.

- Tăng cường giáo dục kỹ năng sống, giá trị sống thông qua các môn học, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và các hoạt động giáo dục.

          - Tăng cường việc rèn kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức kỹ năng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn cho học sinh.

- Tập huấn cho giáo viên sử dụng thành thạo các phần mềm hỗ trợ trong giảng dạy đặc biệt hỗ trợ trong việc dạy học trực tuyến, phần mềm quản lý học sinh như: giaoducdientuv2.hanoi.gov, Cơ sở dữ liệu ngành…

- Tổ chức cho CB, GV, NV toàn trường học nội quy cơ quan, quy chế dân chủ trong trường học.

3. Chương trình bồi dưỡng 3 - Khối kiến thức tự chọn [40 tiết/năm học].

3.1. Các Module cán bộ quản lý đăng ký học tập trong năm học 2020-2021:

Yêu cầu bồi dưỡng theo Chuẩn

Mã mô đun

Tên và nội dung chính của mô đun

Yêu cầu cần đạt

Thời lượng [tiết]

Lý thuyết

Thực hành

1.Phẩm chất nghề nghiệp

QLPT 02

Đổi mới quản trị nhà trường trong bối cảnh đổi mới giáo dục

1. Bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay.

  2. Những vấn đề chung về quản trị nhà trường trong bối cảnh đổi mới giáo dục.

  3. Quản trị nhà trường hướng tới phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trong bối cảnh đổi mới giáo dục.

  - Phân tích được những vấn đề chung và yêu cầu nội dung cơ bản về quản trị nhà trường trong bối cảnh đổi mới giáo dục.

 - Vận dụng được những yêu cầu, nội dung quản trị trong bối cảnh đổi mới giáo dục để  quản trị nhà trường [hướng tới phát triển phẩm chất, năng lực học sinh, lan tỏa tư tưởng đổi mới đến mọi thành viên trong nhà trường.

 - Tư vấn, hỗ trợ đồng nghiệp về quản trị nhà trường trong bối cảnh đổi mới giáo dục.

8

12

QLPT 03

Phát triển chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ quản lý cơ sở GDPT

1. Tầm quan trọng của việc phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ quản lý cơ sở GDPT.

  2. Yêu cầu, nội dung và phương thức phát triển năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ quản lý cơ sở GDPT.

  3. Lựa chọn nội dung ưu tiên và xây dựng kế hoạch phát triển năng lực chuyên môn, nghiệp vụ bản thân và cán bộ quản lý khác trong nhà trường.

 - Xác định được các vấn đề về chuyên môn, nghiệp vụ cần phát triển bản thân;

  - Xây dựng và thực hiện hiệu quả kế hoạch phát triển năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của bản thân đáp ứng yêu cầu đổi mới của giáo dục;

 - Tư vấn, hỗ trợ đồng nghiệp về phát triển chuyên môn, nghiệp vụ.

8

12

Quản trị nhà trường

QLPT 10

Quản trị chất lượng giáo dục trong nhà trường

1. Những vấn đề chung về quản trị chất lượng giáo dục trong nhà trường.

  2. Các hoạt động quản trị chất lượng giáo dục trong nhà trường.

  3. Quản trị chất lượng giáo dục hướng tới phát triển chất lượng bền vững đối với nhà trường.

   - Phân tích được các quy định hiện hành về quản trị chất lượng giáo dục trong nhà trường; các hoạt động quản trị chất lượng giáo dục gắn với thực tiễn nhà trường và địa phương;

 - Tổ chức xây dựng vận hành hiệu quả hệ thống quản trị chất lượng giáo dục và đề xuất kế hoạch cải tiến chất lượng, phát triển chất lượng bền vững đối với nhà trường;

 - Tư vấn, hỗ trợ đồng nghiệp về quản trị chất lượng giáo dục trong nhà trường.

16

24

3.2. Các Module giáo viên đăng ký học tập trong năm học 2020-2021:

Yêu cầu bồi dưỡng theo Chuẩn

Mã mô đun

Tên mô đun

Nội dung chính của mô đun

Thời gian thực hiện [tiết]

Lý, thuyết

Thực hành

[1]

[2]

[3]

[4]

[5]

[6]

I. Phẩm chất nhà giáo

GVPT

01

Nâng cao phẩm chất đạo đức nhà giáo trong bối cảnh hiện nay

  1. Phẩm chất đạo đức của nhà giáo trong bối cảnh hiện nay.

  2. Các quy định về đạo đức nhà giáo.

  3. Tự bồi dưỡng, rèn luyện và phấn đấu nâng cao phẩm chất đạo đức nhà giáo.

8

12

GVPT

02

Xây dựng phong cách của giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông trong bối cảnh hiện nay

  1. Nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông trong bối cảnh hiện nay.

  2. Những yêu cầu về phong cách của giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông trong bối cảnh hiện nay; kỹ năng xử lý tình huống sư phạm.

  3. Xây dựng và rèn luyện tác phong, hình thành phong cách nhà giáo.

8

12

II. Phát triển chuyên môn, nghiệp vụ

GVPT

03

Phát triển chuyên môn của bản thân

  1. Tầm quan trọng của việc phát triển chuyên môn của bản thân.

  2. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng để phát triển chuyên môn của bản thân.

  3. Nội dung cập nhật yêu cầu đổi mới nâng cao năng lực chuyên môn của bản thân đối với giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông.

16

24

GVPT

04

Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh

  1. Những vấn đề chung về dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông.

 2. Xây dựng kế hoạch và tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông.

 3. Phát triển được chương trình môn học, hoạt động giáo dục trong các cơ sở giáo dục phổ thông.

16

24

GVPT

05

Sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực học sinh

  1. Những vấn đề chung về phương pháp, kỹ thuật dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.

  2. Các phương pháp, kỹ thuật dạy học và giáo dục nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.

  3. Vận dụng phương pháp, kỹ thuật dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.

16

24

GVPT

06

Kiểm tra, đánh giá học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông theo hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh

  1. Những vấn đề chung về kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông.

  2. Phương pháp, hình thức, công cụ kiểm tra, đánh giá phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông.

  3. Vận dụng phương pháp, hình thức, công cụ trong việc kiểm tra, đánh giá phát triển phẩm chất, năng lực học sinh cơ sở giáo dục phổ thông.

16

24

GVPT

10

Thực hiện và xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục phổ thông

  1. Vấn đề an toàn, phòng chống bạo lực học đường trong trường trong các cơ sở giáo dục phổ thông hiện nay.

  2. Quy định và biện pháp xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục phổ thông.

  3. Một số biện pháp tăng cường đảm bảo trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục phổ thông trong bối cảnh hiện nay.

16

24

GVPT

12

Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để thực hiện hoạt động dạy học cho học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông

  1. Sự cần thiết của việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong hoạt động dạy học trong các cơ sở giáo dục phổ thông.

  2. Quy định của ngành về việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong hoạt động dạy học trong các cơ sở giáo dục phổ thông.

  3. Biện pháp tăng cường hiệu quả phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong hoạt động dạy học trong các cơ sở giáo dục phổ thông.

8

12

GVPT

13

Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông

  1. Sự cần thiết của việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông.

  2. Nội quy, quy tắc văn hóa ứng xử của nhà trường; quy định tiếp nhận thông tin từ các bên liên quan về đạo đức, lối sống của học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông.

  3. Một số kỹ năng tăng cường hiệu quả phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong hoạt động giáo dục học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông.

8

12

V. Sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc, ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục

GVPT

14

Nâng cao năng lực sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc đối với giáo viên trong các cơ sở giáo dục phổ thông

  1. Tầm quan trọng của việc sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc đối với giáo viên trong các cơ sở giáo dục phổ thông hiện nay.

  2. Tài nguyên học ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc đối với giáo viên trong các cơ sở giáo dục phổ thông.

  3. Phương pháp tự học và lựa chọn tài nguyên học ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc để nâng cao hiệu quả sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc đối với giáo viên trong các cơ sở GDPT

8

12

GVPT

15

Ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học và giáo dục học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông

  1. Vai trò của công nghệ thông tin, học liệu số và thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông.

  2. Các phần mềm và thiết bị công nghệ hỗ trợ hoạt động dạy học và giáo dục học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông.

  3. Ứng dụng công nghệ thông tin, học liệu số và thiết bị công nghệ trong hoạt động dạy học và giáo dục học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông.

16

24

- Giáo viên đăng ký học tập, nghiên cứu các mô đun và thực hiện các tiết thực hành đảm bảo các yêu cầu cần đạt tại khoản 3 Mục III của Thông tư 17/2019/TT-BGD&ĐT ngày 01 tháng 11 năm 2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên các cơ sở giáo dục phổ thông.

- Tổ trưởng chuyên môn ghi nhận tên những Mô đun giáo viên đăng ký vào biên bản họp tổ để tiện theo dõi và kiểm tra. Tổ trưởng chuyên môn tổng hợp những nội dung các cá nhân đăng ký vào Kế hoạch công tác BDTX của tổ và gửi về BGH sau khi thống nhất trong tổ chuyên môn.

IV. HÌNH THỨC BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN

- Hình thức học tập BDTX chủ yếu là lấy việc tự học, tự nghiên cứu là chính, qua đó giúp giáo viên chủ động phát triển năng lực nghề nghiệp của bản thân.

- Chương trình BDTX cụ thể năm học 2020 - 2021 được tiến hành theo hình thức:

+ Bồi dưỡng qua các lớp đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ.

+ Bồi dưỡng thông qua các lớp tập huấn tại Phòng Giáo dục và Đào tạo.

+ Bồi dưỡng thông qua tự học của người học, tự bồi dưỡng của CBQL, giáo viên.

+ Bồi dưỡng thông qua sinh hoạt của tổ, nhóm chuyên môn. Thực hiện nhiều chuyên đề ở tổ bộ môn gắn việc học tập BDTX với thực tế giảng dạy trong năm học 2020 - 2021.

+ Tổ chức tập huấn cho toàn bộ giáo viên theo kế hoạch và hướng dẫn của Sở, Phòng GD&ĐT.

+ Bồi dưỡng thông qua hoạt động dự giờ đồng nghiệp, các tiết thao giảng, chuyên đề.

- Tăng cường công tác tổ chức rút kinh nghiệm qua công tác BDTX tại đơn vị để cán bộ quản lý, giáo viên có điều kiện trao đổi, thảo luận tìm ra giải pháp tự học hiệu quả, đồng thời qua đó giúp cho nhà trường có sự điều chỉnh và chỉ đạo tốt hơn trong việc thực hiện kế hoạch.

V. ĐÁNH GIÁ VÀ CÔNG NHẬN KẾT QUẢ BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN

1. Căn cứ đánh giá và cách thức đánh giá BDTX

- Thực hiện theo Thông tư số 19/2019/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông và giáo viên trung tâm giáo dục thường xuyên.

- Đánh giá việc vận dụng kiến thức BDTX vào thực tiễn dạy học, giáo dục học sinh; thực tiễn quản lý cơ sở giáo dục phổ thông. Đánh giá thông qua hệ thống câu hỏi trắc nghiệm [đối với các nội dung lý thuyết], bài tập nghiên cứu, bài thu hoạch [đối với nội dung thực hành] đảm bảo đáp ứng yêu cầu về mục tiêu, yêu cầu cần đạt và nội dung Chương trình BDTX và quy định tại Quy chế này.

2. Xếp loại kết quả BDTX

a] Bài kiểm tra lý thuyết, thực hành chấm theo thang điểm 10 và đạt yêu cầu khi đạt điểm từ 05 trở lên.

b] Hoàn thành kế hoạch BDTX: Giáo viên, cán bộ quản lý được xếp loại hoàn thành kế hoạch BDTX khi thực hiện đầy đủ các quy định của khóa bồi dưỡng; hoàn thành đủ các bài kiểm tra với kết quả đạt yêu cầu trở lên theo quy định của mục a, phần này.

c] Không hoàn thành kế hoạch BDTX: Giáo viên, cán bộ quản lý không đáp ứng được các yêu cầu hoặc các bài kiểm tra có kết quả chưa đạt yêu cầu.

3. Công nhận và cấp giấy chứng nhận kết quả BDTX

Nhà trường tổ chức tổng hợp, xếp loại kết quả BDTX của giáo viên dựa trên kết quả đánh giá các nội dung BDTX của giáo viên.

Phòng Giáo dục và Đào tạo cấp giấy chứng nhận kết quả BDTX đối với cán bộ quản lý [không cấp giấy chứng nhận kết quả BDTX cho cán bộ quản lí, giáo viên không hoàn thành kế hoạch].

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Trách nhiệm của BGH

- Hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch BDTX; phê duyệt Kế hoạch bồi dưỡng của giáo viên; xây dựng kế hoạch BDTX giáo viên của nhà trường và tổ chức triển khai kế hoạch BDTX giáo viên của nhà trường theo thẩm quyền và trách nhiệm được giao.

- Tổ chức đánh giá, tổng hợp, xếp loại, báo cáo kết quả BDTX của CBQL và giáo viên về Phòng Giáo dục và Đào tạo vào tháng 5/2021 để đánh giá, xếp loại.

- Thực hiện chế độ, chính sách của Nhà nước và của địa phương đối với giáo viên tham gia BDTX.

2. Trách nhiệm của giáo viên

- Xây dựng Kế hoạch BDTX của cá nhân năm học 2020 - 2021, tổ trưởng chuyên môn duyệt và gửi về Ban giám hiệu [trước tháng 9/2020].

- Thực hiện Kế hoạch BDTX đã được phê duyệt; nghiêm chỉnh thực hiện các quy định về BDTX của nhà trường.

- Báo cáo tổ chuyên môn, lãnh đạo nhà trường kết quả thực hiện kế hoạch BDTX của cá nhân và việc vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã học tập BDTX vào quá trình thực hiện nhiệm vụ.

3. Lịch thực hiện

Thời gian

Nội dung

 Phân công thực hiện

Tháng 8/2020

 - Ban giám hiệu xây dựng và triển khai kế hoạch đến các tổ chuyên môn, thực hiện và lưu trữ hồ sơ BDTX hằng năm.

 - Tổ trưởng chuyên môn tổng hợp kế hoạch BDTX của cá nhân vào hồ sơ tổ, phê duyệt kế hoạch BDTX cá nhân và nộp BGH phê duyệt.

 - Tập trung nâng cao hiệu quả công tác quản lý giáo dục; thực hiện tốt chức năng giám sát của xã hội và  kiểm tra của cấp trên.

     - BGH+ TTCM

Tháng 9/2020

 - Học tập chính trị hè 2020 do nhà trường tổ chức.

 - Thực hiện tốt nội dung tập huấn chuyên môn thực hiện chương trình SGK mới lớp 1 đảm bảo yêu cầu cần đạt về chương trình, nội dung, kiến thức, và các kỹ năng.

 - Sinh hoạt chuyên môn đầu năm nhằm đẩy mạnh đổi mới dạy học và kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực học sinh và vận dụng thực tiễn.

 - GV tự bồi dưỡng đặc điểm nghề nghiệp, phát triển năng lực dạy học, năng lực giáo dục và những năng lực khác theo yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp.

+ Yêu cầu của nhiệm vụ năm học.

+ Yêu cầu của cấp tiểu học.

+ Yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục.

+ Tích hợp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.

+Tăng cường nghiên cứu tài liệu đổi mới kiểm tra đánh giá, thực hành ra đề kiểm tra bám sát chuẩn KTKN.

- Toàn trường

- BGH + TTCM + GV

   - BGH+ TTCM+GV

 Tháng 10+tháng 11/2020

Đẩy mạnh các hoạt động:

- Đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học.

Phương pháp dạy học tích cực.

- Dạy học với CNTT.

- Cập nhật các Thông tư mới: TT27/2020/TT-BGDĐT ngày 04/9/2020; TT 28/2020/TT-BGDĐT ngày 04/9/2020;

Thực hiện:

  - Tổ, nhóm tích cực đẩy mạnh các hoạt động chuyên môn, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong giảng dạy qua các tiết dự giờ đồng nghiệp, các tiết thao giảng và chuyên đề. Một nhóm chuyên môn thực hiện một chuyên đề Đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học:

+ Bước 1: Soạn thảo chuyên đề.

+ Bước 2: Thông qua nhóm, tổ chuyên môn.

+ Bước 3: Tiến hành dự giờ, nhận xét, rút kinh nghiệm. Thực hành tiết dạy có sử dụng PP bản đồ tư duy, bàn tay nặn bột.

+ Bước 4: Tổng hợp ý kiến đóng góp của tổ, nhóm  bổ sung, hoàn chỉnh.

- Thực hiện đối với từng nhóm chuyên môn theo kế hoạch đầu năm đến 100% giáo viên trong tổ tham gia.

  - Tổ nhóm CM thực hiện theo kế hoạch.

Tháng 12/2020

+1/2021

Bồi dưỡng kiến thức xây dựng đề kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh:

 - Các tổ chuyên môn thực hiện ma trận, đề kiểm tra và thống nhất cách chấm, đánh giá học sinh theo hướng phát triển năng lực cho học sinh.

 - Các tổ nhóm chuyên môn thực hiện các tiết chuyên đề về đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh đảm bảo các cấp độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng nâng cao.

 - Nhà trường tiếp tục xây dựng ngân hàng đề đề kiểm tra các môn học.

 - Tiếp tục công tác tự bồi dưỡng: GV tích cực nghiên cứu các nội dung Mô đun tự chọn theo đăng ký đầu năm.

  - PHT + TTCM+ GV.

 -BGH triển khai, hướng   dẫn thực hiện. 

 - TTCM + GV

Tháng 2+3/

2021

 - Bồi dưỡng kiến thức giáo dục kỹ năng sống, giáo dục giữ gìn và bảo vệ môi trường qua các tiết dạy.

 - Tiếp tục học tập các mô đun tự chọn theo kế hoạch.

 - Tiếp tục bồi dưỡng năng lực kiểm tra hoạt động và thanh tra hoạt động sư phạm của nhà giáo.

+ GV viên thực hiện các tiết dạy minh họa có ứng dụng những mô đun cá nhân đã đăng ký học tập.

+ Tổ, nhóm góp ý, rút kinh nghiệm và đánh giá kết quả thực hiện.

 - BGH+TTCM+ GV tự bồi dưỡng.

 - BGH+TTCM + GV

 - GV

 - TTCM + GV

Tháng 4+5/

2021

 - Giáo viên hoàn tất viết bài thu hoạch, hoàn thành tập ghi chép cá nhân về công tác BDTX.

 - TTCM phê duyệt, đánh giá điểm từng GV trong tổ. TTCM tổng hợp tập ghi chép BDTX gửi về BGH.

 - BGH đánh giá kết quả học tập và thu hoạch của từng GV, tổng hợp kết quả đánh giá nộp PGD theo kế hoạch. Lưu hồ sơ BDTX theo quy định.

 - GV

 - TTCM + GV

 - BGH + Thư ký

Trên đây là Kế hoạch Bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ quản lý, giáo viên năm học 2020 - 2021 của trường tiểu học Trung Châu A. Đề nghị các tổ chuyên môn, cá nhân nghiêm túc tổ chức thực hiện ./.

Nơi nhận:

- PGD&ĐT [b/c];

- CBQL; GV [thực hiện];

- Lưu VT

HIỆU TRƯỞNG

        UBND HUYỆN ĐAN PHƯỢNG

TRƯỜNG TIỂU HỌC TRUNG CHÂU A

   CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 

Độc lập - Tự do- Hạnh phúc

 

Trung Châu, ngày 18 tháng 9 năm 2020

                                        DANH SÁCH GIÁO VIÊN

THAM GIA BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN

Năm học 2020 - 2021

[Danh sách kèm theo kế hoạch số 30/KH-TH TCA ngày 18/9/2020]

TT

Họ và tên

Ngày sinh

Năm vào ngành

Trình độ đào tạo

Chức vụ

Ghi chú

1

Nguyễn Thị  Ngọc Châu

08/07/1974

1996

ĐHSP

Hiệu trưởng

2

Lê Thị Thêu

03/8/1973

2006

ĐHSP

P.H.trưởng

3

Trần Thị Diện

14/7/1989

2009

ĐHSP

Giáo viên

4

Tạ Thị Kiều

26/11/1990

2011

ĐHSP

Giáo viên

5

Hoàng Thị Duyên

23/02/1985

2010

ĐHSP

Giáo viên

6

Nguyễn Thị  Hương

03/03/1985

2012

ĐHSP

Giáo viên

7

Nguyễn Thị Hương

06/05/1993

2013

ĐHSP

Giáo viên

8

Nguyễn Thị Đài

15/06/1986

2020

CĐSP

Giáo viên

9

Nguyễn Thị Lan Anh

01/11/1984

2009

ĐHSP

Giáo viên

10

Trần Thị Luyến

05/03/1986

2020

CĐSP

Giáo viên

11

Nguyễn Thị Toàn

08/11/1995

2018

CĐSP

Giáo viên

12

Tạ Thị Huệ

02/12/1975

2006

CĐSP

Giáo viên

13

Phạm Thị Luyến

03/09/1984

2009

CĐSP

Giáo viên

14

Nguyễn Thạc Long

09/10/1987

2020

CĐSP

Giáo viên

15

Tạ Thị Thu Huyền

26/10/1978

2006

CĐSP

Giáo viên

16

Phùng Thị Thanh

30/07/1994

2020

CĐSP

Giáo viên

17

Hoàng Thị Hồng

01/10/1967

1988

CĐSP

Giáo viên

18

Kim Văn Thái

05/02/1981

2006

ĐHSP

Giáo viên

19

Lê Thu Hằng

17/06/1978

2005

CĐSP

Giáo viên

20

Nguyễn Thị Quý

17/07/1985

2007

CĐSP

Giáo viên

21

Tạ Thanh Hải

23/01/1978

2009

ĐHNN

Giáo viên

22

Kiều Thị Hồng

29/11/1983

2011

ĐHCN&TT

Giáo viên

                                                                  HIỆU TRƯỞNG

Video liên quan

Chủ Đề