Brand equity và brand asset nghĩa là gì năm 2024

Hẳn, nếu từng làm quen với lĩnh vực Marketing, bạn chắc chắn đã bắt gặp khái niệm Brand Equity. Đây là một dạng tài sản thương hiệu có ý nghĩa cực kỳ to lớn đối với một doanh nghiệp. Bạn đã biết Brand Equity là gì hay chưa? Cùng Navee tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây nhé!

Brand Equity hay còn gọi là tài sản thương hiệu hay giá trị thương hiệu, thể hiện những giá trị cộng thêm cho một sản phẩm, dịch vụ nào đó của doanh nghiệp trong nhận thức của khách hàng và người tiêu dùng.

Tài sản này chính là tiêu chí phản ánh cách người tiêu dùng đánh giá, nhìn nhận và cảm nhận, so sánh, thậm chí là phản ứng về một nhãn hàng hay sản phẩm/dịch vụ, doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh khác của nó trên thị trường.

Nói một cách dễ hiểu hơn, thì giá trị thương hiệu là những gì mà khách hàng và người tiêu dùng nghĩ về sản phẩm/dịch vụ hay doanh nghiệp trong khi bạn không có mặt ở đó.

Brand Equity được hình thành, tích lũy trong suốt quá trình doanh nghiệp bạn hoạt động. Thông qua cách doanh nghiệp phân phối sản phẩm, dịch vụ đến tay người tiêu dùng, những cảm nhận, trải nghiệm của họ ở suốt thời gian sử dụng sản phẩm. Đồng thời, cách doanh nghiệp đối xử với nhân viên, người lao động hay ứng xử với xã hội cũng thể hiện tài sản này.

2. Các yếu tố cần có của Brand Equity

Các yếu tố cần có của Brand Equity chủ yếu xuất phát từ hình ảnh thương hiệu trong lòng khách hàng

Brand Equity thường được cấu thành từ 4 yếu tố chủ yếu, bao gồm:

  • Yếu tố mức độ nhận diện của thương hiệu [Brand Awareness].
  • Yếu tố đặc trưng của thương hiệu [Brand Association].
  • Lợi ích từ thương hiệu [Brand Perceived Quality].
  • Cuối cùng là yếu tố mức độ trung thành với thương hiệu [Brand Loyalty].

Trong đó:

  • Mức độ nhận diện thương hiệu là yếu tố thể hiện có bao nhiêu người tiêu dùng, khách hàng trong thị trường biết đến sự tồn tại của thương hiệu bạn.
  • Yếu tố đặc trưng của thương hiệu chính là mỗi khi nhắc đến thương hiệu của doanh nghiệp bạn, khách hàng sẽ nghĩ ngay đến điều gì gây ấn tượng sâu sắc nhất cho họ.
  • Yếu tố lợi ích của thương hiệu đối với khách hàng, người tiêu dùng: Ngoài phương diện chất lượng sản phẩm và giá thành, khách hàng có cảm nhận được thêm lợi ích nào khác với lựa chọn sử dụng sản phẩm mang nhãn hiệu đó hay không.
  • Mức độ trung thành với thương hiệu là yếu tố doanh nghiệp bạn có bao nhiêu khách hàng trung thành, chiếm tỷ lệ bao nhiêu trong tổng cộng khách hàng của doanh nghiệp bạn. Họ bao gồm những ai, họ trung thành với thương hiệu nào và vì lý do gì?

3. Vai trò của Brand Equity trong chiến lược phát triển thương hiệu

Vai trò của Brand Equity trong chiến lược phát triển thương hiệu là rất lớn

Brand Equity hình thành và tồn tại được là nhờ vào sự khác biệt trong cách phản ứng của khách hàng hay người tiêu dùng. Nếu không có sự khác biệt này, mọi nhãn hiệu đơn thuần chỉ là một doanh nghiệp và mọi lợi thế cạnh tranh đều không có gì ngoài giá cả.

Cho nên, tài sản thương hiệu đóng vai trò rất quan trọng đối với các tổ chức kinh doanh. Nó giúp bạn khiến cho khách hàng có thể chấp nhận trả tiền cao hơn so với giá của đối thủ để sở hữu được sản phẩm, dịch vụ của mình.

Theo đó, nó mang lại nhiều lợi ích như sau:

  • Brand Equity giúp nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng cũng như khách hàng về giá trị của sản phẩm, dịch vụ.
  • Mức độ trung thành của khách hàng cũng vì vậy mà được nâng cao.
  • Hạn chế được những rủi ro gây tổn hại do tác động của cạnh tranh giữa các doanh nghiệp.
  • Hạn chế được những rủi ro gây tổn hại do sự suy thoái kinh tế, nâng cao biên độ lợi nhuận.
  • Hạn chế mọi suy nghĩ tiêu cực của khách hàng và người tiêu dùng khi doanh nghiệp tăng hay giảm giá sản phẩm.
  • Tạo cơ hội hợp tác và đầu tư được hỗ trợ cao hơn.
  • Nâng cao mức độ hiệu quả trong công tác truyền thông và quảng bá của doanh nghiệp.
  • Giúp nâng cao mức độ hiệu quả trong công tác tuyển dụng, đồng thời là giá trị cổ phiếu.

4. Làm thế nào để doanh nghiệp xây dựng tài sản thương hiệu bền vững?

Muốn xây dựng tài sản thương hiệu Brand Equity bền vững, các doanh nghiệp cần phải thực hiện các công việc như sau:

4.1. Bắt đầu với việc tăng nhận diện thương hiệu

Tăng nhận diện thương hiệu là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất để bạn sở hữu được một tài sản thương hiệu vững mạnh

Tăng nhận diện thương hiệu cho chính mình là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất để bạn sở hữu được một tài sản thương hiệu vững mạnh. Nếu thiếu đi yếu tố này, chắc chắn mọi giá trị khác đều không còn hữu ích.

Khách hàng ngày nay có vô số những lựa chọn sản phẩm, dịch vụ khác nhau trên thị trường. Cho nên, nếu thương hiệu của bạn không nổi bật, không có tính nhận diện, bạn sẽ không bao giờ tiếp cận được với khách hàng hiệu quả.

Thậm chí, khách hàng của bạn còn có thể trở thành khách hàng trung thành với thương hiệu bạn. Vậy, làm sao để tăng nhận diện thương hiệu để xây dựng Brand Equity bền vững?

  • Đầu tiên, bạn có thể tập trung vào chất lượng sản phẩm, dịch vụ mà mình cung cấp.
  • Luôn có một giá trị cốt lõi cho thương hiệu của bạn để gây thu hút cho khách hàng của mình và trung thành với giá trị đó trong suốt hành trình phát triển.
  • Ngoài ra, bạn còn nên cân nhắc giữ sự nhất quán cho hình ảnh thương hiệu của mình. Bởi, đây là một thông điệp quan trọng khiến khách hàng luôn nhớ đến bạn sâu sắc.

4.2. Định vị thương hiệu rõ ràng

Định vị thương hiệu rõ ràng, nhất quán, đánh mạnh mẽ và ấn tượng vào tâm trí khách hàng

Định vị thương hiệu rõ ràng cũng là một trong những cách thức giúp doanh nghiệp của bạn có được sự khác biệt trong lòng người tiêu dùng. Bởi, tâm trí của khách hàng chính là nơi thực sự tạo dựng được thành công định vị thương hiệu.

Chỉ cần bạn tạo ra được nhận thức đầu tiên của thương hiệu bạn trong trong tâm thức khách hàng một cách mạnh mẽ và đầy tích cực thì sẽ dễ dàng giành được vị thế dẫn đầu trên thị trường cạnh tranh.

4.3. Tập trung vào việc xây dựng các mối quan hệ

Cuối cùng, các doanh nghiệp cũng cần phải tập trung vào việc xây dựng các mối quan hệ trong kinh doanh. Nhờ những mối quan hệ này chắc hẳn bạn sẽ nhận được một tài sản vô hình cực kỳ giá trị.

Các trang mạng xã hội hiện nay, nền tảng này có thể cung cấp cho bạn những cơ hội tuyệt vời để tương tác với nhóm khách hàng mục tiêu. Bạn chỉ cần xây dựng mối quan hệ thật tốt để nâng cao hình ảnh thương hiệu của mình uy tín và nhanh chóng xâm chiếm tâm trí người tiêu dùng.

5. Kết luận

Trên đây là bài viết mà Navee giới thiệu đến bạn đọc những vấn đề có liên quan đến Brand Equity cũng như vai trò, cách xây dựng tài sản thương hiệu bền vững. Hy vọng rằng, bạn đã có cái nhìn chính xác và cụ thể hơn về khái niệm này cùng nhiều thông tin hữu ích nhé!

Brand Equity là gì ví dụ?

Theo định nghĩa trong lĩnh vực marketing thì Brand equity dùng để chỉ giá trị của một thương hiệu, còn trong tiếng Việt thì nó được tạm dịch là tài sản thương hiệu. Một ví dụ cho bạn dễ hình dung nhất là về Apple.nullBrand Equity là gì? Cách phát triển tài sản thương hiệu từ con số 0futurebrandvietnam.com › brand-equity-la-ginull

Brand Equity và brand value là gì?

Brand equity là một yếu tố cơ bản cho sự thành công dài hạn của thương hiệu, trong khi brand value thể hiện giá trị tài chính cụ thể mà thương hiệu mang lại cho doanh nghiệp. Hiểu rõ sự khác nhau giữa brand equity và brand value là một yếu tố quan trọng để quản lý và phát triển một thương hiệu hiệu quả.10 thg 7, 2023nullBrand Equity vs Brand Value: Giá trị thương hiệu và giá trị của ...www.brandsvietnam.com › Cộng đồng › Chiến lược & Định vịnull

Customer Based Brand Equity là gì?

Mô hình tài sản thương hiệu [Customer-Based Brand Equity] của Keller. Đây là mô hình định hướng khách hàng dựa trên hệ thống phân cấp tài sản thương hiệu. Bắt đầu từ khi thương hiệu thiết lập nên giá trị và sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh cho đến khi tạo dựng được mối liên kết với các khách hàng mục tiêu.nullBrand Equity là gì? Đo lường và quản trị tài sản thương hiệugobranding.com.vn › brand-equity-quan-tri-tai-san-thuong-hieunull

Để cấu thành tài sản thương hiệu có bao nhiêu thành tố?

Aaker cho rằng Giá trị tài sản thương hiệu được cấu thành bởi bốn yếu tố chính: nhận biết thương hiệu [brand awareness], liên tưởng thương hiệu [brand association], chất lượng cảm nhận [perceived quality] và trung thành thương hiệu [brand loyalty].nullẢnh hưởng của các nhân tố cấu thành giá trị tài sản thương hiệu đến ý ...tapchicongthuong.vn › bai-viet › anh-huong-cua-cac-nhan-to-cau-thanh-gi...null

Chủ Đề