Ca c nha văn nha thơ ơ bi nh dương

Tế Hanh[1921-2009], tên khai sinh là Trần Tế Hanh , là một nhà thơ Việt Nam thời tiền chiến. Sinh ra tại một làng chài ven biển tỉnh Quảng Ngãi, quê hương chính là nguồn cảm hứng lớn nhất của Tế Hanh. Ông xuất hiện ở chặng cuối của phong trào Thơ Mới với những bài thơ mang theo nỗi buồn và tình yêu quê hương. Sau năm 1945, ông vẫn luôn tiếp tục bền bỉ sáng tác nhằm phục vụ cách mạng và kháng chiến. Ông được biết đến nhiều nhất với những bài thơ thể hiện nỗi nhớ quê hương tha thiết quê hương miền nam và niềm khao khát Tổ quốc được thống nhất.

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Ông sinh ngày 20 tháng 6 năm 1921 tại làng Đông Yên, phủ Bình Sơn; nay là xã Bình Dương, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.

Cha ông là Trần Tất Tố, làm nghề dạy học và làm thuốc. Ông có bốn anh em, trong đó người em út là nhạc sĩ Trần Thế Bảo.

Thuở nhỏ, ông học ở trường làng, trường huyện. Năm 15 tuổi, ông ra học tại trường Khải Định [tức Quốc Học Huế].

Sẵn tính ham thích thơ, lại được thi sĩ Huy Cận "chỉ vẽ", nên Tế Hanh bắt đầu sáng tác. Năm 1938, 17 tuổi, ông viết bài thơ đầu tiên: "Những ngày nghỉ học".

Sau đó, ông tiếp tục sáng tác, rồi tập hợp thành tập thơ Nghẹn ngào. Năm 1939, tập thơ này được giải khuyến khích của Tự Lực văn đoàn.

Năm 1941, Tế Hanh và thơ của ông ["Quê hương", "Lời con đường quê", "Vu vơ", "Ao ước"] được Hoài Thanh và Hoài Chân giới thiệu trong cuốn Thi nhân Việt Nam [xuất bản năm 1942].

Tháng 8 năm 1945, Tế Hanh tham gia Việt Minh, tham gia công tác văn hóa, giáo dục ở Huế, Đà Nẵng; và là Ủy viên giáo dục trong ủy ban lâm thời thành phố Đà Nẵng, sau khi Cách mạng tháng Tám thành công,

Từ năm 1949 cho đến năm 1954, ông ở trong Ban phụ trách Chi hội Văn nghệ Liên khu V.

Sau Hiệp định Genève, 1954, ông tập kết ra Bắc, công tác ở Hội Văn nghệ.

Năm 1957, Hội nhà văn Việt Nam thành lập, Tế Hanh tham gia Ban Biên tập tuần báo Văn của Hội, và nhiều năm, ông còn là Ủy viên chấp hành và Ban thường vụ của hội.

Năm 1996, ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt I.

Vào những năm 80, ông bị đau mắt và mắt ông mù dần. Từ đó ông bệnh liệt giường lúc mê lúc tỉnh. Ông qua đời vào lúc 12 giờ ngày 16 tháng 7 năm 2009 tại Hà Nội sau nhiều năm chống chọi với căn bệnh xuất huyết não .

Tác phẩm chính[sửa | sửa mã nguồn]

  • Những ngày nghỉ học [1938]
  • Nghẹn ngào [1939], 47 nhà thơ đã rút bài thơ "Quê hương" sang tập "Hoa Niên"[1945]
  • Hoa niên [1945]
  • Tập thơ tìm lại [1945]
  • Hoa mùa thi [1948]
  • Nhân dân một lòng [1952]
  • Gửi miền Bắc [1955]
  • Lòng miền Nam [1956], 20 bài thơ
  • Tiếng sóng [1960], 15 bài thơ
  • Chuyện em bé cười ra đồng tiền [1960] thơ thiếu nhi
  • Thơ và cuộc sống mới [1961] tập tiểu luận phê bình
  • Bài thơ tháng bảy [1962]
  • Những tấm bản đồ [1965] thơ thiếu nhi
  • Hai nửa yêu thương [1967]
  • Khúc ca mới [1967], 44 bài thơ
  • Đi suốt bài ca [1970]
  • Câu chuyện quê hương [1973]
  • Thơ viết cho con [1974] thơ thiếu nhi
  • Theo nhịp tháng ngày [1974]
  • Giữa những ngày xuân [1976]
  • Con đường và dòng sông [1980]
  • Tiếng sáo, tiếng đàn, tiếng hát [1983] thơ thiếu nhi
  • Bài ca sự sống [1985]
  • Tuyển tập Tế Hanh, tập I [1987]
  • Thơ Tế Hanh [1989]
  • Vườn xưa [1992]
  • Giữa anh và em [1992]
  • Em chờ anh [1993]
  • Tuyển tập Tế Hanh, tập II [1997]
  • Nhớ con sông quê hương

Ngoài thơ, Tế Hanh còn dịch nhiều tác phẩm của các nhà thơ lớn trên thế giới, viết tiểu luận phê bình văn học, thơ thiếu nhi.

Giải thưởng[sửa | sửa mã nguồn]

  • Giải thưởng văn học Tự lực văn đoàn năm 1939.
  • Giải thưởng Phạm Văn Đồng do Hội Văn nghệ Liên khu V tặng.
  • Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật đợt I năm 1996.

Đánh giá[sửa | sửa mã nguồn]

Tế Hanh là nhà thơ khá nổi tiếng, sáng tác cùng thời với Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận... và là một trong ba thi sĩ sinh quán tại Quảng Ngãi nổi danh ngay từ trước năm 1945: Nguyễn Vỹ, Bích Khê, Tế Hanh.

Phản hồi về thông tin vụ ‘nhà thơ thế giới’ Tống Thu Ngân, rất nhiều bạn đọc cho rằng không nên cổ xúy cho sự háo danh. Bởi theo bạn đọc, sự háo danh không những gây hại cho người nhận mà nó còn ảnh hưởng xấu cho cả các bạn trẻ.

Chương trình vinh danh “nhà thơ thế giới” Tống Thu Ngân chưa hoàn thiện các thủ tục và chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp phép tổ chức - Ảnh: Facebook

Như bạn đọc Quan bày tỏ: Đọc xong thông tin về vụ "nhà thơ thế giới" Tống Thu Ngân mà tôi ngẩn cả người. Không biết vì sao mà một vị chủ tịch Chi hội đào tạo chăm sóc sắc đẹp thẩm mỹ quốc tế lại có thể đứng ra tổ chức một sự kiện văn hóa du lịch với cái tên rất kêu "Du lịch và tài năng kỷ lục châu Á - Doanh nghiệp thương hiệu vàng đất Việt - Doanh nhân tiêu biểu Việt Nam!?".

Trong khi đó việc tổ chức ấy diễn ra đâu phải một ngày một buổi. Trước đó, nào là phải gửi thơ mời, trang trí sân khấu, địa điểm… rồi quảng bá rầm rộ, vậy lẽ nào chính quyền địa phương không biết.

"Thú thật, tôi đọc mấy cái danh hiệu là thấy không bình thường rồi, đủ để không cho phép tổ chức. Lẽ nào Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Ninh không quyết được mà phải lôi các phòng ban khác vào cuộc trong việc này?", bạn đọc Quan đặt vấn đề.

Tương tự, bạn đọc Đỗ Nhật cũng đặt câu hỏi: "Nếu dư luận, báo chí không lên tiếng thì Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Ninh không biết và xem như sự kiện được tổ chức bình thường, hợp pháp à?".

Nhìn vào những danh xưng và danh hiệu được "vinh danh", bạn đọc Hoài Nam cho rằng đó là điều hết sức vớ vẩn. Nó vớ vẩn như thế mà tại sao người ta vẫn cho tổ chức và tổ chức để mua bán cái sự háo danh hay sao?

"Chính việc để những loại văn hóa rởm như thế này diễn ra chỉ làm cho thế hệ trẻ không còn biết thế nào là phải thế nào là trái. Những người làm quản lý ngành văn hóa, thông tin dường như đang thờ ơ cho rất nhiều kẻ hợm hĩnh muốn mình là trung tâm của vũ trụ như này", bạn đọc Hoài Nam bức xúc.

Loạn danh hiệu, danh xưng, đảo lộn các giá trị xã hội, có lẽ nay mai có đại sứ "hầm bà lằng" quyền năng, nhà thơ vũ trụ

Bạn đọc Tư Saigon

Cùng nhìn về hiện tượng văn hóa, bạn đọc Tuấn nhận xét: Càng ngày càng có nhiều chuyện nực cười bởi những con người mê muội danh tiếng ảo. Trong khi đó những công ty, đơn vị chỉ vì lợi nhuận mà bất chấp, tổ chức những sự kiện nhố nhăng như này.

Và theo bạn đọc Tuấn, chính vì thế mới xảy ra sự việc, thay vì lăng xê nhau thì trở thành lăng mạ cả người được vinh danh lẫn người dân phải chứng kiến, xem, đọc thông tin, hình ảnh. Không biết nói gì nữa, thật!

"Chỉ khi nào còn liêm sỉ và hết háo danh thì sẽ không còn những dang xưng như thế này", bạn đọc Khánh cùng bày tỏ.

Riêng nói về "tài" làm thơ của bà Ngân, bạn đọc Tiên Hoàng tính toán: Một năm có 365 ngày, đem nhân với 6 năm bà Ngân "mần thơ" được tổng cộng 2.190 ngày.

Được biết trong thời gian đó bà Ngân "mần" được 1.742 bài thơ. Như vậy tính trung bình bà này cứ 1,25 ngày sẽ làm được một bài thơ.

"Quả là bà này có cái đầu thật khủng, xứng đáng nhận danh hiệu "nhà thơ thế giới" rồi, k…k…k…", bạn đọc Tiên Hoang tếu táo.

Bà Nguyễn Thúy Hằng - chủ tịch Chi hội đào tạo chăm sóc sắc đẹp thẩm mỹ quốc tế - là trưởng ban tổ chức của chương trình "Du lịch và tài năng kỷ lục châu Á - Lễ hội Doanh nghiệp thương hiệu vàng đất Việt - Lãnh đạo tiêu biểu Việt Nam" diễn ra tại Quảng Ninh.

Trong chương trình trên có sự kiện gala chung kết "Du lịch và tài năng kỷ lục châu Á - Doanh nghiệp thương hiệu vàng đất Việt - Doanh nhân tiêu biểu Việt Nam" đã tôn vinh nhà thơ Tống Thu Ngân tối 22-12.

Nói về danh hiệu "nhà thơ thế giới" của bà Tống Thu Ngân, bà Nguyễn Thúy Hằng cho biết chương trình mà bà tổ chức không vinh danh danh hiệu này cũng như các danh hiệu "lạ lùng" khác mà chương trình đã đọc khi giới thiệu về bà Ngân như:

Đại sứ trọn đời, chủ tịch hội đồng kỷ luật cấp cao Liên minh các nhà thơ thế giới, phó chủ tịch Liên minh những người bảo vệ các nhà thơ thế giới…

Bà Hằng nói đây là những danh hiệu mà bà Tống Thu Ngân gửi tới ban tổ chức để giới thiệu và bà Ngân có gửi kèm những "bằng" ghi danh các chức danh này.

Riêng danh hiệu "nhà thơ thế giới" thì không có "bằng chứng nhận", nhưng nó được bà Ngân và một số người mến mộ thơ bà gọi bà như vậy.

Chủ Đề