Ca sĩ hải ngoại chống cộng là ai?

Sau hàng loạt chương trình chống Cộng, ca ngợi lính Việt Nam Cộng hòa [VNCH] như "Hòa bình và chiến tranh", "Người lính", "Hành trình tìm tự do", "Trần Thiện Thanh - Anh không chết đâu anh", "Bước chân Việt Nam", "Lá thư từ chiến trường"... Trung tâm Asia tiếp tục cho "ra lò" DVD ca nhạc Asia 65 chủ đề "55 năm nhìn lại".

DVD ca nhạc này được sản xuất từ buổi thu hình chương trình ca nhạc tại rạp hát trong sòng bài Hard Rock Casino ở Las Vegas [Hoa Kỳ] vào tháng 2/2010. Tuy chỉ mới được phát hành ngày 23/4/2010 nhân dịp ngày "quốc hận" theo cách nói của những kẻ lưu vong phản quốc, nhưng đã bị đưa lậu vào nước ta và có mặt tại thị trường băng đĩa lậu, phá hoại an ninh văn hóa, tư tưởng.

Chiêu bài nhân danh tự do để hằn học bới móc tàn tích quá khứ, gợi lại vết thương cuộc chiến đã đi qua 35 năm, bóp méo sự thật nhằm làm giảm uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế được trung tâm băng nhạc phản động Asia triệt để sử dụng. Với chủ đề “55 năm nhìn lại”, mục đích của chương trình ca nhạc này nhằm ôn lại quá khứ, ca ngợi chế độ ngụy quyền VNCH, những kẻ chống phá Nhà nước Việt Nam và xuyên tạc lịch sử, bôi xấu chế độ ta, kích động lòng hận thù, tạo cái nhìn lệch lạc và mất phương hướng của một bộ phận kiều bào, nhất là giới trẻ hải ngoại về đất nước.

Vậy mà, những lời quảng cáo, tiếp thị trên trang web của trung tâm này là chương trình ca nhạc "55 năm nhìn lại" nhằm “giúp tuổi trẻ đi tìm sự thật quá khứ, tuổi già bùi ngùi nhớ lại những ngày tháng cũ, để nhìn lại và hãnh diện; lưu giữ và truyền cho đời sau những sáng tác âm nhạc và nghệ thuật không bao giờ nhạt phai trong lòng dân tộc; lồng trong những tài liệu lịch sử giá trị, xứng đáng để chia sẻ và gìn giữ cho các thế hệ tiếp nối?”.

Những lời ca ủy mị, lỗi thời

Với 23 tiết mục, xuất hiện nhiều nhất, xuyên suốt trong DVD ca nhạc này là những bài hát nhạc vàng ủy mị và đậm chất sến như: “Chuyến đò vĩ tuyến”; “Đêm đô thị”; “Tàu đêm năm cũ”; “Đêm buồn tỉnh lẻ”; “Tình anh lính chiến”; “Những đồi hoa sim”; “Một mai giã từ vũ khí”; “Mưa nửa đêm”; “Nửa đêm ngoài phố”. Những ca từ não nuột: "Đêm nay trăng sáng quá anh ơi, sao ta lìa cách bởi dòng sông bạc hai màu. Lênh đênh trên sóng nước mông mênh. Bao đêm lạnh lẽo em chờ mong gặp bóng chàng".

Rồi hàng loạt ca sĩ gào rống, kêu than về những chuyến vượt biển, cuộc sống lưu vong khi rời bỏ quê hương qua các bài hát” “Sài Gòn ơi, vĩnh biệt”; “Người di tản buồn”; “Lời Kinh êm”; “Một chút quà cho quê hương” với những lời ca bi ai: "Thuyền trôi xa... về đâu ai biết? Thuyền có về... ghé bến tự do? Trời cao xanh... hay trời oan nghiệt. Trời có buồn... hay trời vẫn làm ngơ? hoặc: "Con gởi về cho cha một manh áo trắng. Cha mặc một lần khi ra pháp trường phơi thây. Gởi về Việt Nam nước mắt đong đầy. Mơ ước một ngày quê hương sẽ thanh bình".

Ngoài dàn ca sĩ hải ngoại, tham gia chương trình ca nhạc sặc mùi "tâm lý chiến" còn hàng loạt ca sĩ đã được đào tạo ở trong nước nhưng liên tiếp xuất hiện trong các chương trình ca nhạc phản động của Trung tâm Asia như Ngọc Huyền, Y Phụng, Nguyễn Hồng Nhung. Chỉ vì tiền, họ thản nhiên tham gia đội quân hát thuê, gào rống ca từ phản bội đất mẹ.

Mới xuất cảnh sang Mỹ từ đầu năm 2010, ca sĩ Giang Tử lần đầu tiên tham gia chương trình ca nhạc của Trung tâm Asia đã lớn tiếng chê bai thời còn hát ở trong nước bằng câu chuyện kể khổ chỉ được mời hát cho bầu sô tư nhân, khi nhạc trẻ thịnh hành, hết thời phải đi hát đám cưới, đám nhậu. Sau màn nịnh nọt khán giả hải ngoại anh ta mặc đồ lính cộng hòa tiếp tục thể hiện chất giọng rên rỉ, não nuột qua bài hát “Giọt buồn không tên” của Lê Minh Bằng.

Những thước phim vu cáo và mưu đồ bôi nhọ trắng trợn

Không chỉ gieo rắc tư tưởng phản động qua lời ca, mưu đồ thâm độc chống phá quê hương còn thể hiện ngay trong phóng sự và lời dẫn chương trình của MC. Những clip phóng sự ngắn được chiếu xen kẽ đầy rẫy luận điệu xuyên tạc qua lời bình tức tối, hằn học, ca ngợi "thời hoàng kim" của VNCH kèm theo hình ảnh người dân xuống tàu di cư vào Nam, cảnh ly tán ngày Sài Gòn thất thủ, đấu tố cải cách ruộng đất ở miền Bắc, các trận chiến của lính VNCH, cảnh hàng triệu người Việt bỏ nước vượt biên...

Lố bịch hơn, những lời bình ca tụng không biết ngượng về thành tựu của chế độ cũ VNCH như "xã hội ổn định", "kinh tế phát triển", tạo dựng hiến pháp, đắp xây dân chủ, dân chúng được hưởng thái bình, thịnh trị và yên ổn làm ăn, sinh sống; dân chúng cảm thấy an lòng dưới sự bảo vệ của quân lực VNCH[?!].

Trắng trợn hơn cả là những lời bình vu cáo, bôi nhọ vô cùng hiểm độc minh họa cho các hình ảnh trong các clip như "trong thời đệ nhất và đệ nhị cộng hòa là lúc nền văn học khởi sắc hơn bao giờ hết vì các văn nghệ sĩ được tự do sáng tác... hay "nếu phải mất tất cả để đổi lấy một cuộc đời đáng sống hay phải chết để đổi lấy hai chữ tự do thì đó chính là lý do để hàng triệu người Việt dời bỏ nước ra đi để lánh nạn.

Nhân loại đã rung động trước sự quyết tâm của những người Việt yêu tự do"; thậm chí còn bịa đặt những lời bình đen tối "cho đến nay nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã tìm mọi cách xóa dấu vết thuyền nhân ở các trại tị nạn Đông Nam Á, nhưng người tị nạn vẫn tiếp tục dựng lên tượng đài thuyền nhân ở khắp nơi để đánh dấu biến cố đau thương này".

Bộ ba MC Nam Lộc, Việt Dũng và Dương Nguyệt Ánh chọc cười khán giả một cách rẻ tiền, trơ tráo và dẫn chuyện rất phản động, kích động hận thù, không ngớt lời vinh danh chế độ VNCH; ca tụng lính VNCH đã chiến đấu anh dũng và hy sinh âm thầm vì lý tưởng tự do, vì quốc gia, dân tộc đồng thời nói xấu, chê bai, khinh miệt chế độ trong nước sau năm 1975.

MC Việt Dũng trình báo vu cáo, khẳng định rằng chỉ trong 20 năm, quốc gia VNCH đã sánh vai cùng với các quốc gia hùng cường nhất trên thế giới. Riêng lĩnh vực văn hóa  trong 20 năm đã để lại cho thế hệ sau một di sản khổng lồ những tác phẩm văn chương, ca nhạc mà gần 70 năm dưới chế độ Cộng sản không thể nào sánh bằng [?!].

Dương Nguyệt Ánh, người đàn bà "chế tác bom gây tội ác" xúc xiểm rằng, dù nền dân chủ của VNCH đã không có đủ thời gian để trưởng thành như những nền tự do dân chủ Âu, Mỹ, nhưng người dân miền Nam đã có những quyền tự do căn bản và đời sống phồn thịnh, sung túc; trong khi đó người dân miền Bắc phải sống lầm than, nghèo đói khi trắng trợn dẫn chuyện nhằm kích động hận thù "VNCH là một quốc gia hữu hòa, chúng ta chỉ muốn được yên để theo đuổi tự do dân chủ, người dân miền Nam Việt Nam chỉ muốn được yên để làm ăn sinh sống. Nhưng Cộng sản Bắc Việt đã không để cho chúng ta yên".

Nực cười hơn, khi Sài Gòn thất thủ, chế độ ngụy quân, ngụy quyền sụp đổ, nhưng lời bình trong clip và của MC vẫn khẳng định: "Quân dân người Việt miền Nam hiểu rõ hòa bình sau khi ký Hiệp định Paris chỉ là một nền hòa bình ngụy tạo, tạm bợ, giả tạo nhưng đành phải chấp nhận như một định mệnh an bài và đổ lỗi một cách ráo hoảnh rằng đến bây giờ thế giới vẫn không biết nhiều vì cộng sản Việt Nam và khối thiên tả Tây phương vẫn tiếp tục bôi nhọ và bịa đặt về quân lực VNCH cũng như cuộc chiến ở Việt Nam.

Nhưng những lời cổ động đó phỏng có ích gì khi rất nhiều người nước ngoài và Việt kiều khi tận mục sở thị đều phải ngỡ ngàng trước những đổi thay ở trong nước và thực tế người dân trong nước đang hưởng bầu không khí tự do, yên bình và đời sống ngày một khấm khá, sung túc hơn.

35 năm sau chiến tranh, những vết thương quá khứ đang được hàn gắn, đất nước bình yên và ngày càng phát triển, thay da đổi thịt hàng ngày. Nhiều bà con Việt kiều đã trở về cố hương, chung tay xây dựng Tổ quốc giàu mạnh. Vậy mà, vẫn có những kẻ ở hải ngoại nuôi ảo vọng quá khứ, ôm mơ ước quang phục đất nước, thay đổi tương lai bằng những chương trình biểu diễn nghệ thuật để kiếm tiền và reo giắc lòng hận thù, tiêm nhiễm những luồng tư tưởng độc hại, phản động tới bà con sinh sống ở hải ngoại và trong nước.

Thiết nghĩ, các cơ quan chức năng cần có biện pháp tịch thu và tiêu hủy ngay bộ đĩa nhạc độc hại này, không để phát tán ảnh hưởng xấu tới đời sống văn hóa lành mạnh

Minh Tâm

Tinh thần chống Cộng của người Việt tại hải ngoại có nguồn gốc sâu xa từ việc giáo dục tuyên truyền có chủ ý từ những ngày đầu của Việt Nam Cộng hòa vốn được duy trì trong suốt thời kỳ tồn tại của quốc gia này và sau này được người tị nạn Việt Nam mang theo ra đến hải ngoại, một nhà nghiên cứu nhận định tại một hội thảo mới đây.

Chương trình giáo dục tuyên truyền đó được gọi là ‘Chương trình Học tập Chính trị’ vốn được khởi xướng dưới thời Tổng thống Ngô Đình Diệm ngay sau khi Hiệp định Geneva được ký kết năm 1954 để tạm thời chia đôi Việt Nam, ông Nguyễn Thiện Ý, nghiên cứu sinh Tiến sỹ về xã hội học, cho biết tại hội thảo về nền cộng hòa và các giá trị cộng hòa của miền Nam Việt Nam được tổ chức tại Đại học Oregon ở Eugene hôm 14/10.

‘Quốc gia chống Cộng’

“Chương trình Học tập Chính trị’ [CTHTCT] là cách chính quyền đưa ý chí của mình đến với người dân và biến ý chí chính phủ thành tinh thần của người dân,” ông Ý giải thích và cho biết lý thuyết của chương trình này được xây dựng dưới thời Ngô Đình Diệm và được củng cố qua chiến dịch tố Cộng – diệt Cộng vào giai đoạn 1959-1960.

“Mục đích của chương trình này là làm cách nào để người dân hiểu được bổn phận của mình trong quốc gia, bổn phận của công dân trong một quốc gia chống Cộng là gì,” ông nói thêm và nhận định đây là ‘thành quả chính trị’ của nỗ lực xây dựng quốc gia của miền Nam Việt Nam.

Nội dung của CTHTCT này được dựa trên hoạt động và tư tưởng của Đảng Cần Lao do hai anh em Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu sáng lập, ông Ý nói. “Nó được dùng để xây dựng lòng trung thành cho chế độ bằng cách đảm bảo rằng những người đi học sẽ thấm nhuần những tư trưởng được truyền dạy.”

Chương trình này được điều phối ở cấp chính quyền trung ương và là một cách thức quan trọng để truyền bá tư tưởng chính trị dưới thời Việt Nam Cộng hòa, cũng theo lời nhà nghiên cứu này.

Ông Ý cũng nói thêm rằng việc tham dự lớp học là chưa đủ mà còn các học viên còn được yêu cầu ‘áp dụng vào hành vi trong cuộc sống hàng ngày’.

Ông cho biết CTHTCT này ‘đã ăn sâu’ vào đời sống ở Việt Nam Cộng hòa và nhà chức trách đã nỗ lực để đảm bảo các lớp học này được tham dự đông đủ và người tham gia hăng hái học. Những biện pháp như điểm danh, thưởng, phạt cũng đã được áp dụng, ông nói.

“Những biện pháp này giúp cho CTHTCT trở thành một hoạt động thường xuyên và giúp nó trụ lại lâu nhất có thể,” ông nói thêm và chỉ ra những nội dung của chương trình từ thời Đệ nhất Cộng hòa tiếp tục được vận dụng trở lại dưới thời Đệ nhị Cộng hòa.

Từ Hiệp định Geneva

Ông Nguyễn Thiện Ý cho biết thông điệp chính của CTHTCT được xây dựng từ việc ký kết Hiệp định Geneva vào năm 1954.

Ông nói rằng thông điệp đó lúc đầu là để biện giải tại sao người dân cần phải ủng hộ Việt Nam Cộng hòa và cũng như cần phải chống Cộng một cách quyết liệt. Đồng thời nó cũng giúp đảm bảo tính chính danh cho chính quyền của ông Ngô Đình Diệm.

Theo đó, luận điệu này cho rằng phe Cộng sản là những ‘kẻ phản quốc bán rẻ miền Nam Việt Nam cho quốc tế cộng sản’, ‘lợi dụng khát khao độc lập của người dân Việt Nam’ và rằng ‘bên ngoài cộng sản kêu gọi hòa bình nhưng trên thực tế lại tiến hành chiến tranh’. Nó cũng khẳng định lập trường của Việt Nam Cộng hòa là ‘bác bỏ đề xuất thống nhất của miền Bắc vì đất nước cần được thống nhất và độc lập dưới sự tự do chứ không phải nô lệ’ và ‘rằng Việt Nam Cộng hòa không phải là một bên ký kết hiệp định nên không bị ràng buộc’.

Lúc đầu các tài liệu học tập tập trung đưa ra bằng chứng về ‘sự tàn ác của cộng sản’ nhưng sau khi tái cấu trúc vào năm 1958, CTHTCT ngày càng trở nên xoay quanh những mối bận tâm ngoại giao của miền Nam Việt Nam trong thế giới tự do, ông Ý cho biết.

“Trọng tâm mới là tiến trình dân chủ đang phát triển của miền Nam Việt Nam như là giải pháp cho những khó khăn kinh tế và chính trị thời kỳ hậu thuộc địa,” ông nói.

“Do đó, luận điệu về Hiệp định Geneva bắt đầu được đưa thêm vào sự tương phản giữa miền Nam tự do và miền Bắc áp bức,” ông giải thích. “Nó khắc họa miền Bắc không chỉ là kẻ phản quốc mà còn là những kẻ xâm lăng quân sự và là bên vi phạm hiệp định được ký kết vào năm 1954.”

“Thông điệp lặp đi lặp lại là miền Bắc là bên ký hiệp định nhưng lại phát động bạo lực ở miền Nam trong khi miền Nam không ký hiệp định nhưng lại mong muốn hòa bình.”

Sau cái chết của Ngô Đình Diệm vào năm 1963 và sự sụp đổ sau đó của Đệ nhất Cộng hòa, thông điệp của CTHTCT không hề mất đi mà trái lại có sự hồi sinh dưới thời Đệ nhị Cộng hòa, ông Ý nói và cho biết dưới các chính quyền khác nhau thì chương trình này lại có trọng tâm khác nhau.

Mặc dù CTHTCT dưới thời Đệ nhị Cộng hòa có những tên gọi khác nhau nhưng nó ‘cũng cùng bản chất, sử dụng lại ý chí, tài liệu cũ’, ông nói thêm.

“Dưới thời Đệ nhị Cộng hòa, luận điệu được lái theo một phương hướng mới để định hình các cuộc đàm phán đang diễn ra ở Paris.”

Chính quyền của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu khi đó mô tả miền Nam Việt Nam là ‘một quốc gia yêu chuộng hòa bình nhưng lại bị chiến tranh tàn phá thảm hại bởi những người cộng sản Bắc Việt’, đưa ra yêu sách cơ bản là ‘miền Bắc phải rút quân hoàn toàn khỏi miền Nam’ thì mới thực thi hòa bình và chỉ ra ‘bản chất lường gạt của Việt Cộng như đã chứng tỏ trong việc vi phạm Hiệp định Geneva’.

Cho đến Washington và Hà Nội tiến gần đến một thỏa thuận ở Paris, các tài liệu học tập của CTHTCT bắt đầu tuyên truyền về ‘tính chất hai mặt của cộng sản và việc cộng sản vi phạm hiệp định đã được ký kết là không thể tránh khỏi’, ông Ý nói thêm và giải thích rằng bằng cách này, Hiệp định Paris đã được mô tả theo tinh thần của luận điệu chống Hiệp định Geneva vốn chi phối ở miền Nam.

Sợi dây kết nối

Nhà nghiên cứu này cho rằng chính tinh thần chống Hiệp định Geneva và Hiệp định Paris từ CTHTCT đã nuôi dưỡng thông điệp chính trị của những người Việt hải ngoại ngày nay, những người đã bất chấp nguy hiểm tìm đường tị nạn sau ngày 30/4 năm 1975.

Chính quan điểm chống Cộng này là sợi dây kết nối những người di cư từ miền bắc vào miền Nam vào năm 1954 cũng như làn sóng di cư ồ ạt ra hải ngoại sau năm 1975, nhà nghiên cứu này cho biết.

“Tôi cho rằng điểm tương đồng giữa hai cột mốc thời gian này ít cho thấy đó là sự tị nạn chạy trốn cộng sản hơn là cho thấy sự duy trì một luận điệu chính trị vốn đã có từ thời nền Đệ nhất Cộng hòa và tiếp tục có ảnh hưởng lên người Việt ở Mỹ ngày nay,” ông nói.

Ông cũng giải thích thêm rằng do những sỹ quan và công chức của Việt Nam Cộng hòa, những người tham gia nhiều vào CTHTCT, sau này trở thành các lãnh đạo của cộng đồng người Việt hải ngoại, nên những tư tưởng của CTHTCT trở thành một gạch nối giữa Việt Nam Cộng hòa và cộng đồng người Việt hải ngoại hiện nay.

Ông Ý đưa ra một ví dụ là các tài liệu và ấn phẩm của Mặt trận Quốc gia Thống nhất Giải phóng Việt Nam [tức Mặt trận Hoàng Cơ Minh] vốn chi phối đời sống chính trị của người Việt ở Mỹ vào những năm 1980 đã so sánh sự di cư từ Bắc vào Nam sau hiệp định Geneva năm 1954 với thảm cảnh của người tị nạn miền Nam sau năm 1975.

“Khi qua tới bên Mỹ, tinh thần chống Cộng này được đưa vào trong báo chí, sách vở và trong cách người Việt nói chuyện với nhau,” ông nói.

Trao đổi với VOA bên lề hội thảo về làm sao những người gốc Việt trẻ sinh ra ở hải ngoại thấu hiểu và chia sẻ tinh thần chống Cộng của cha mẹ của họ trong khi họ không hề có trải nghiệm trực tiếp về cộng sản, ông Nguyễn Thiện Ý giải thích rằng tư tưởng chống Cộng đã trở thành dòng ‘tư tưởng bao trùm’ [hegemony] - ảnh hưởng đến tất cả mọi người, lấn át tất cả mọi quan điểm khác và định hình bộ cách làm văn hóa chính trị của người Việt ở Mỹ.

“Những người không có trải nghiệm nghe riết thành ra tin vào lập luận này và nó trở thành câu chuyện của họ luôn.”

“Tình cảm chống Cộng đối với người Việt ở ngoại còn là lời giải thích là tôi từ đâu đến, tại sao tôi có mặt ở đất nước này,” ông nói và cho biết đó là điều tạo nên ‘bản sắc’ và ‘tính thống nhất’ của cộng đồng Việt Nam ở hải ngoại.

“Tinh thần chống Cộng của người Việt ở Mỹ sẽ thay đổi. Sẽ không bao giờ có sự lặp lại y hệt [lập luận],” ông nói thêm. “Trong tương lai nó tùy thuộc vào thế hệ trẻ sẽ vận dụng tinh thần chống Cộng này như thế nào, chẳng hạn như ủng hộ các cuộc biểu tình vì dân chủ ở Hong Kong hay dùng nó để hoạt động chính trị.”

Có phải là thành kiến?

Trả lời câu hỏi của VOA rằng CTHTCT của Việt Nam Cộng hòa về bản chất có phải không khác gì với chính sách tuyên truyền của chính quyền Cộng sản miền Bắc hay không, ông Ý nhìn nhận rằng ‘nhiều phần giống như vậy’.

Tuy nhiên, ông cũng chỉ ra một khác biệt là trong CTHTCT, người học được quyền phê bình hay phản bác những gì mà họ không đồng ý với tài liệu giảng dạy.

Về câu hỏi khi áp đặt tư tưởng lên người dân như vậy thì có đi ngược lại nguyên tắc dân chủ mà miền Nam theo đuổi hay không, ông Ý giải thích: “Ở Việt Nam hiểu dân chủ khác với phương Tây. Không phải mọi người được nói hết những gì họ muốn nói. Cho nên miền Nam áp dụng dân chủ nhưng có phần nào độc tài trong đó.”

Khi được hỏi những người trở nên chống Cộng vì họ được dạy về tinh thần chống Cộng chứ không phải do trải nghiệm của cá nhân họ về cộng sản thì tinh thần chống Cộng đó có phải là cảm tính hay không, ông Ý nói: “Tình cảm và sự thật đi đôi với nhau.”

Ông giải thích rằng nhiều người mặc dù không trải nghiệm trực tiếp nhưng qua nghe kể lại câu chuyện của người thân, bạn bè họ hoặc nghe về những ‘tội ác cộng sản’ như Cải cách Ruộng đất hay phong trào Nhân văn Giai phẩm rồi khi tiếp xúc với CTHTCT thì ‘lý thuyết đó giúp giải thích cho những gì họ đã nghe thấy’.

“Sau năm 1975, trong số những người bỏ chạy có những người đã sống với cộng sản nên biết rằng họ không bao giờ sống chung với cộng sản được, cũng có những người vì nghe những câu chuyện về cộng sản nên rất sợ phải bỏ chạy và cũng có những người đi theo gia đình của họ,” ông Ý cho biết.

Ông kết luận rằng tinh thần chống Cộng có một vai trò nổi bật trong việc xây dựng nên cộng đồng người Việt ở Mỹ, nhưng tinh thần đó ‘không phải tự nhiên mà có’ mà là sản phẩm được Việt Nam Cộng hòa xây dựng ‘một cách cẩn thận và có hệ thống’.

“Lịch sử là sản phẩm của những hành động có chủ ý như thế,” ông nói.

Video liên quan

Chủ Đề