Ca sĩ hơi dài nhất là ai?

Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. Mời bạn giúp hoàn thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ. [tháng 12/2021]

Bài viết hoặc đoạn này cần người am hiểu về chủ đề này trợ giúp biên tập mở rộng hoặc cải thiện. Bạn có thể giúp cải thiện trang này nếu có thể. Xem trang thảo luận để biết thêm chi tiết. [tháng 12/2021]

[1]

Châu ThanhNghệ danhChâu ThanhThông tin cá nhânSinhTrần Tuấn Kiệt
5 tháng 5, 1958 [63 tuổi]
Tây NinhQuốc tịch Việt NamVợPhạm Thị Thu HuyềnLĩnh vựcCải lươngSự nghiệp sân khấuNăm hoạt động1979 - nayGiải thưởngDiễn viên được yêu thích nhất [1987]

Danh ca Vọng cổ được yêu thích nhất [1990] Huy chương Vàng giải Trần Hữu Trang [1993] Huy chương Vàng liên hoan Sân khấu toàn quốc [1995]

Biểu tượng xuất sắc [1995]

  • x
  • t
  • s

[2]Châu Thanh tên thật là Trần Tuấn Kiệt, sinh năm 1958 [Mậu Tuất] tại xã Phước Chỉ, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh. Ông là con thứ ba trong một gia đình có 6 anh em, 4 trai, 2 gái. Bà con, bạn bè gọi tên ba Kiệt thân thương. Là một nghệ sĩ cải lương nổi tiếng tại Việt Nam, ông được mệnh danh là Danh ca cải lương và Ông vua hơi dài bởi cách vào vọng cổ hơi dài độc đáo. Châu Thanh là nghệ sĩ được khán giả yêu mến qua tuồng xã hội Vụ án Mã Ngưu. Và anh được xem là 1 trong những người ở Việt Nam có làn hơi dài nhất. Nghệ sĩ Châu Thanh thường hay có những phong cách hát mới và lạ mọi người thường gọi đó là "Trường Phái Châu Thanh".[1][2]

Sự nghiệp

Châu Thanh về hát cho Đoàn Cải lương Cao Nguyên, bắt đầu luyện hơi dài. Vào năm 1987 anh được lời mời gia nhập Đoàn Cải lương Trung Hiếu và bắt đầu khẳng định tên tuổi một nghệ sĩ có giọng ca hơi dài ấn tượng và có nét riêng biệt trong cách ca, xử lý ngân luyến với nghệ danh Châu Thanh. Gần 45 năm theo nghề, nghệ sĩ Châu Thanh đã tạo được nhiều dấu ấn trong hoạt động nghệ thuật. Khán giả luôn nhớ đến anh qua chất giọng trầm ấm và cách vào vọng cổ hơi dài. Sinh ra và lớn lên tại xã Phước Chỉ, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh, anh là con thứ ba trong một gia đình có 6 anh em. Cuộc sống gia đình nông thôn nghèo khổ và vất vả đã hun đúc trong anh niềm khát khao làm nghệ sĩ để giúp gia đình thoát khổ. Châu Thanh học tới lớp 10 rồi thôi học ở nhà giúp cha mẹ trong việc đồng áng. Vì có cha là nhạc sĩ tài tử nên Châu Thanh học và ca thông thạo các bài bản cổ nhạc. Năm 1973, 16 tuổi Châu Thanh đã biết đàn guitar phím lõm, anh ca hay, đờn giỏi từ khi còn nhỏ.

Trong cuối thập niên 80, cụ thể từ năm 1987, nghệ thuật cải lương có hiện tượng nghệ sĩ ca dài hơi gây chấn động trong nghệ sĩ và khán giả. Đó là hai nghệ sĩ Châu Thanh và Phượng Hằng thuộc đoàn cải lương Trung Hiếu với vở tuồng Vụ Án Mã Ngưu của soạn giả Đăng Minh. Vở hát Vụ án Mã Ngưu đã một thời gây cơn sốt vé ở những rạp hát mà đoàn cải lương Trung Hiếu trình diễn. Cặp đôi làm mưa làm gió, ăn khách nhất vào cuối thập niên 80 cặp đôi Châu Thanh - Phượng Hằng là cặp đôi Cải lương cháy vé nhất thời điểm đó.

Cuộc sống gia đình

Châu Thanh lập gia đình khá sớm. Vào năm 1982 anh kết hôn với vợ là nghệ sĩ Ngọc Huyền Châu [đào chánh đoàn Cao Nguyên]. Châu Thanh và vợ quen biết khi anh ra bến xe trở về quê. Thời điểm này vợ của nghệ sĩ Châu Thanh là con nhà giàu và có rất nhiều người vây quanh, anh lại chưa có sự nghiệp trong tay. Nhưng với sự kiên trì, cuối cùng để chinh phục được vợ, nghệ sĩ Châu Thanh đã phải thuyết phục, lấy lòng bà ngoại của nghệ sĩ Ngọc Huyền Châu.

Khi đã có 2 con thì Châu Thanh và vợ chia tay, Châu Thanh nuôi con trai lớn Châu Tuấn còn vợ nuôi con gái lớn Châu Ngọc Linh đang sinh sống tại Hoa Kỳ. Sau 10 năm chia tay cả 2 nối lại tình xưa và sinh ra 2 người con đó là con gái thứ 2 ca sĩ Châu Ngọc Tiên và con trai út Châu Bảo hiện đang du học tại Hoa Kỳ.

  1. ^ a b “Nghệ sĩ Nghệ sĩ Châu Thanh”. RFA. 4 tháng 7 năm 2007. Truy cập 24 tháng 9 năm 2020.
  2. ^ a b “Nghệ sĩ Châu Thanh chia tay khán giả và đồng nghiệp”. Người Lao Động. 18 tháng 3 năm 2014. Truy cập 24 tháng 9 năm 2020.

Bài viết này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.

  • x
  • t
  • s

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Châu_Thanh&oldid=68534490”

Nhiều người thắc mắc, ai là người đầu tiên hát vọng cổ hơi dài tại Việt Nam? Chúng tôi đã tìm gặp nhiều nghệ sĩ hát hơi dài để hỏi rõ vấn đề này.

NSƯT Minh Minh Tâm, NSƯT Phượng Hằng khẳng định: “Chính nghệ sĩ Minh Cảnh là người sáng tạo ra lối hát hơi dài”. Trong đó, vở tuồng đáng chú ý nhất là Lưu Bình - Dương Lễ, nghệ sĩ Minh Cảnh đã hát một hơi hơn 60 chữ.

Cụ thể, lúc Lưu Bình [nghệ sĩ Minh Cảnh đóng vai] đến tìm gặp Dương Lễ [người bạn tâm giao mà trước đó Lưu Bình nuôi cho ăn học] để chung vui khi hay tin Dương Lễ thành tài, làm quan.

Nhưng trớ trêu, Dương Lễ không nhìn nhận Lưu Bình, và cay nghiệt xem Lưu Bình là kẻ ăn mày. Dương Lễ bố thí cho Lưu Bình “một trái cà thiu mà một tô cơm hẩm”.

Nghệ sĩ Minh Cảnh hiện tại đang sống tại Mỹ

Hận bạn, Lưu Bình đã cất câu ca: “Bớ Dương Lễ! Dương Lễ ơi năm xửa năm xưa ta với mi còn là huynh là đệ. Hột cơm ta mi ăn bát nước ta mi uống. Tiết đông sang ta lo mi lạnh, cho áo hồ cừu mặc ngoài lụa gấm. Để cho mi yên tâm theo bề học vấn, ta tặng cho mi riêng một thơ phòng…”

Khi được hỏi, vì sao nghệ sĩ Minh Cảnh lại nghĩ ra cách ca hơi dài, ông cho biết: “Lúc đó tôi chỉ nghĩ đơn giản, sáng tạo ra câu ca hơi dài, để làm mới mẻ giọng ca, cho vở tuồng, và góp thêm một cành hoa đẹp vào vườn hoa nghệ thuật sân khấu cải lương”.

Cũng theo nghệ sĩ Minh Cảnh, gần cuối thập niên 60 của thế kỷ trước, câu ca vọng cổ chỉ có 9 chữ, 12 chữ, và tối đa là 15 hoặc 20 chữ thôi. Khi ấy, câu ca 60 chữ trong Lưu Bình - Dương Lễ được xem là lạ.

NSƯT Minh Minh Tâm [học trò của nghệ sĩ Minh Cảnh] cho biết: “Những chữ ca của nghệ sĩ Minh Cảnh có thể gấp đôi người nghệ sĩ hát hơi dài hiện tại, bởi vì câu ca vọng cổ trong Lưu Bình - Dương Lễ thường bắn chữ có dấu sắc, dựng lên rất tốn hơn”.

Và cũng từ sự sáng tạo của nghệ sĩ Minh Cảnh, các thế hệ nghệ sĩ sau này bắt đầu luyện tập hát hơi dài, nhưng không phải ai cũng hát được, phần vì khó hát, phần khác: người hát cũng cần phải có chất giọng, làn hơi tốt mới có thể cất lên một câu ca có đến cả trăm chữ.

Cũng từ sáng tạo ban đầu của nghệ sĩ Minh Cảnh, các trích đoạn cải lương, các bài tân cổ giao duyên [kết hợp cổ - nhạc] có câu ca nhiều chữ cũng lần lượt ra đời.

Hiện tại, ở tuổi 84, bị bệnh tim mạch và không còn đủ sức khỏe tốt để có thể hát vọng cổ hơi dài, nhưng thi thoảng nghệ sĩ Minh Cảnh vẫn ngân nga câu ca nơi xứ người. Thời gian rảnh, ông còn dạy hát cho người Việt yêu cải lương. Nghệ sĩ Minh Cảnh từng nổi danh với các bài vọng cổ của cố soạn giả Viễn Châu, như Võ Đông Sơ, Lương Sơn Bá, Sầu vương ý nhạc, Chuyến xe lam chiều, Người điên yêu trăng…

Tin liên quan

Khi vừa ngân xong đoạn điệp khúc, chàng trai khiến ai nghe xong cũng phải nổi da gà.

Tân cổ giao duyên là dòng nhạc trữ tình quê hương ngọt ngào và sâu lắng. Trong đó có vọng cổ dài hơi là thể loại được xem là rất khó, vì những đoạn ngân dài không ngắt quãng yêu cầu người nghệ sĩ phải có chất giọng khỏe. Và dưới đây là một trường hợp điển hình của một chàng trai trẻ được cư dân mạng nhận xét có cổ hơi dài nhất Việt Nam trong trích đoạn Mã Ngưu.

Chàng trai hóa thân thành người đàn ông mù trong bộ quần áo ăn xin rách rưới bên cạnh đứa con nhỏ.

Ngồi một bên góc chợ, chàng trai cất tiếng hát khiến cho tất cả đều phải ngoái lại nhìn không ngớt.

Đặc biệt, dù không phải là ca sĩ hát bolero chuyên nghiệp nhưng chàng trai lại có cổ hơi rất dài.

]

Một người mà hát cải lương đã khó, còn chàng trai này không những có thể hát ca vọng cổ mà còn ngân dài hơn không ngừng nghỉ đến gần 100 chữ khiến ai nghe vô cùng nể phục.

Không những vậy, với giọng ca trầm ấm và ngọt ngào cùng với bối cảnh người đàn ông mù bị vợ bỏ phải đi ăn xin lấy tiền nuôi con nhỏ, đoạn clip đã lấy đi nhiều nước mắt của cộng đồng mạng.

Nhiều người còn nhận xét anh là “thánh bolero” có cổ hơi dài nhất Việt Nam.

Xem video:

Xem thêm:Cô bé 4 tuổi lai Thụy Sĩ nói còn chưa sõi, thế mà cover Em gái mưa thì như thần, xem chưa đầy 10 giây đã muốn yêu luôn

Video liên quan

Chủ Đề