Ca sĩ thanh trà đà nẵng sinh năm bao nhiêu

TTO - Album đầu tiên của Thanh Trà về Đà Nẵng: Lần tiên một album ca khúc về Đà Nẵng do chính ca sĩ của Đà Nẵng - chị Thanh Trà thể hiện - vừa được Dihavina phát hành trên phạm vi toàn quốc.

TTO - Album đầu tiên của Thanh Trà về Đà Nẵng: Lần tiên một album ca khúc về Đà Nẵng do chính ca sĩ của Đà Nẵng - chị Thanh Trà thể hiện - vừa được Dihavina phát hành trên phạm vi toàn quốc.

Album tập hợp 12 ca khúc [biên tập: nhạc sĩ Lương Minh, hòa âm: nhạc sĩ Xuân Minh] mang đến cho người nghe những cảm xúc thân thương về Đà Nẵng của các nhạc sĩ như: Tình yêu Đà Nẵng [Trần Ai Nghĩa], Bâng Khuâng Bà Nà [Nguyễn Duy Khoái], Ai gọi mà thương [Nguyễn Đức], Đà Nẵng trong tôi [Trịnh Mạnh Hùng], Đà Nẵng niềm tự hào của tôi [Phan Đức Luận], Làng xưa [Xuân Minh], Tản mạn cơn mưa [Phan Thanh Trường], Biển chiều Đà Nẵng [Hồ Văn Dũng], Sông Hàn trong tôi [Thái Nghĩa], Điệu Tango trên núi [Nguyễn Huy Hùng], Đà Nẵng, thành phố tuổi thơ tôi [Hoàng Dũng], Ngày ấy… bây giờ [Phan Huỳnh Điểu].

* CD Ca Huế: dân ca nhạc cổ CD do nghệ sĩ Trần Thảo biên tập [chỉ đạo nghệ thuật Phạm Minh Tuấn, chỉ huy dàn nhạc Nghệ nhân dân gian Trần Kích] Nhóm Ngũ Tuyết [CLB Nhã nhạc Phú Xuân] tham gia biểu diễn 10 ca khúc như: Cổ bản [Thu Hằng], Lý tình tang [Mai Lê],Lý tử vi [NSƯT Khánh Vân], Tổ khúc [Gửi Huế yêu thương- Kim Liên], Lý giao duyên [Mai Lê], Tương tư khúc [Thanh Tâm], Cổ bản dựng [Kim Liên], Tứ đại cảnh [NSƯT Khánh Vân], Hò mái nhì- Nam Bình [Thanh Tâm], Hầu văn [Thu Hằng]. Sản xuất: Phương Nam Film, phát hành trên phạm vi toàn quốc.

Thanh Thúy [sinh ngày 2 tháng 12 năm 1943], tên khai sinh là Nguyễn Thị Thanh Thúy là một nữ ca sĩ thuộc Tân nhạc Việt Nam. Bà là một trong những ca sĩ có ảnh hưởng lớn nhất tới nền Tân Nhạc Việt Nam và đặc biệt là dòng Nhạc Vàng vì là giọng hát tiên phong thuở sơ khai của dòng nhạc này. Bà được biết đến qua các bài hát thuộc dòng nhạc vàng và nhạc tiền chiến như Nửa đêm ngoài phố, Mưa nửa đêm, Phố buồn,...Bà là một ca sĩ được khán giả đặt cho nhiều biệt danh nhất, như Tiếng hát liêu trai, Tiếng hát lúc 0 giờ, Tiếng hát về khuya, được một số nhạc sĩ viết tặng nhiều bài hát, như Uớt mi, Thúy đã đi rồi, Được tin em lấy chồng,...và làm bài thơ để tặng cô.

Bà bắt đầu đi hát trong các phòng trà tại Sài Gòn vào khoảng cuối thập niên 50 vào năm 1957-1958 . Ngay khi bà mới bắt đầu đi hát, bà đã được nhiều khán giả yêu mến. Năm 1961, bà được phong danh hiệu "Hoa hậu nghệ sĩ" tại phòng trà Anh Vũ. Bà trở thành một ngôi sao trên các đại nhạc hội, làn sóng điện đài phát thanh và những hãng băng dĩa lớn thời đó. Bà còn lập cả trung tâm băng nhạc Thanh Thúy, do chính bà thực hiện và do nhạc sĩ Ngọc Chánh hòa âm và thành công với số lượng trên dưới 30 băng nhạc.

Sau năm 1975, bà sang Hoa Kỳ định cư cùng với gia đình. Tại đây, bà thành lập một trung tâm băng nhạc mang tên "Thanh Thúy Productions". Bà cũng cộng tác với một số trung tâm băng nhạc tại hải ngoại, điển hình là trung tâm Asia. Sau này, trong bộ phim Em và Trịnh, hình tượng của bà được xuất hiện trong một phân cảnh do diễn viên tên Nhật Linh đóng.

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyễn Thị Thanh Thúy, sinh ngày 2 tháng 12 năm 1943 tại Huế trong một gia đình có sáu chị em, trong đó có cha là người gốc Bắc, mẹ là người Huế. Bà còn có một người em tên Thanh Châu thỉnh thoảng cũng đi hát. Vì gia cảnh khó khăn, mẹ bà bị bệnh hiểm nghèo, cả gia đình bà từ Huế vào Sài Gòn thuê một căn trọ nhỏ trên đường Cao Thắng.

Vì mẹ bà làm việc để nuôi gia đình quá sức, nên năm 15 tuổi, qua sự hướng dẫn của ca sĩ Kim Chi, bà bắt đầu đi hát. Năm 1960, mẹ bà qua đời.

Năm 1961, bà được phong tặng danh hiệu Hoa hậu nghệ sĩ tại phòng trà Anh Vũ do bác sĩ Trương Ngọc Hớn tổ chức.

Năm 1963, bà kết hôn với Trung tá Không quân Ôn Văn Tài tại Sài Gòn và bà tạm nghỉ hát, theo chồng về sống tại Đà Nẵng.

Năm 1970, bà được nhạc sĩ Ngọc Chánh mời đi hát trở lại. Bà còn thành lập trung tâm băng nhạc Thanh Thúy và khá thành công với số lượng trên dưới 30 băng nhạc.

Sau năm 1975, bà cùng chồng con sang Hoa Kỳ định cư. Tại đây, bà lập trung tâm băng nhạc mang tên "Thanh Thúy Production" và cộng tác với một số trung tâm hải ngoại, điển hình là trung tâm Asia. Thỉnh thoảng, bà còn đi hát cho đài truyền hình SBTN và một số chương trình gây quỹ thiện nguyện.

Sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Do gia cảnh của bà khó khăn và vì bà muốn kiếm tiền mua thuốc thang cho mẹ, bà đã bắt đầu vào phòng trà, bắt đầu sinh hoạt ca hát khi bà mới 16 tuổi. Với chất giọng trầm buồn, bà đã trở thành một ngôi sao trên các đại nhạc hội, băng dĩa nhựa và đài phát thanh thời đó.

Năm 1960, khi bà 17 tuổi, mẹ bà qua đời. Sự ra đi của mẹ đã làm một cú sốc đối với bà. Từ đó, khi trình diễn, bà thường mặc một chiếc áo dài trắng cùng với chiếc băng tang trên cổ áo. Một số người nhận xét, từ khi mẹ bà qua đời, giọng hát của bà ngày càng u sầu và bi cảm hơn.

Bà thành danh với khá nhiều ca khúc, như Nửa đêm ngoài phố, Giọt mưa thu, Phố buồn, Kiếp nghèo. Năm 1961, bà được trao danh hiệu Hoa hậu nghệ sĩ tại phòng trà Anh Vũ. Bà hát nhiều ca khúc của nhạc sĩ Trúc Phương làm cho các ca khúc của ông được nhiều người biết đến, đến mức khán giả khi nhắc đến tên bà thường gắn liền với những bài hát của Trúc Phương.

Sau khi bà lập gia đình với ông Ôn Văn Tài vào năm 1964, bà ngưng hát, sau đó về quê chồng sinh sống. Đến năm 1970, ông Ngọc Chánh đã đi đến nhà bà để thuyết phục bà hát trở lại, bà đã đồng ý do con đã lớn. Khi bà đi hát trở lại, bà đã đạt giải Kim Khánh hai lần vào hai năm 1970 và 1972. Bà bắt đầu hát trong băng nhạc Shotguns của nhạc sĩ Ngọc Chánh, ngoài ra bà còn lập thêm băng nhạc Thanh Thúy do chính bà thu thanh và chọn bài. Băng nhạc của bà khá thành công với số lượng lên đến gần 30 cuốn băng.

Ngoài ca hát, bà còn đóng kịch và đóng phim. Bà có hát bài Chuyện chúng mình trong phim Tơ tình và bà cũng đóng phim cùng với một số nghệ sĩ cùng thời như Thẩm Thúy Hằng, Mai Ly, La Thoại Tân,...

Sau năm 1975, bà có mở trung tâm Thanh Thúy Production, tiếp tục sự nghiệp ca hát và cộng tác với một số trung tâm, đài truyền hình hải ngoại.

Trong văn hóa đại chúng[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1958, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã viết tặng bà bài hát Ướt mi, về sau bài hát trở nên thành công qua giọng ca của bà. Ngoài ra, còn có bài hát Thương một người cũng do ông viết tặng cho bà.

Tháng 11 năm 1961, tài tử Nguyễn Long có làm một bộ phim nói về cuộc đời của bà, mang tên Thúy đã đi rồi. Bộ phim này do Y Vân viết nhạc phim và ca sĩ Minh Hiếu đóng vai cô Thanh Thúy. Ngoài ra, có một số vở kịch cũng nói về bà và được một số nghệ sĩ như Kim Cương, Bích Thủy, Xuân Dung,... thủ vai chính.

Nhà thơ Hoàng Trúc Ly từng viết một bài thơ nói về bà với tựa đề mang tên "Ca sĩ".

Từ em tiếng hát lên trời Tay xao dòng tóc, tay vời âm thanh Sợi buồn chẻ xuống lòng anh Lắng nghe da thịt tan tành xưa sau.

Ngoài ra, một số nhạc sĩ khác còn viết tặng bà một số ca khúc khác, như Minh Kỳ với Tình đời, Châu Kỳ vói Được tin em lấy chồng, Tôn Thất Lập với Tiếng hát về khuya, Đắc Đăng với Tiếng hát khói sương,...

Hình ảnh của bà còn xuất hiện trên rất nhiều tạp chí, bìa dĩa hát và nhạc tờ trước năm 1975.

Sau này, hình tượng của bà được đưa vào phim Em và Trịnh do một nữ diễn viên tên Nhật Linh thủ vai.

Những ca khúc được viết tặng[sửa | sửa mã nguồn]

STT Tên bài hát Tác giả 1 Hình bóng cũ Trúc Phương 2 Lời ca nữ 3 Mắt em buồn 4 Tình yêu trong mắt một người 5 Mắt chân dung để lại 6 Ướt mi Trịnh Công Sơn 7 Thương một người 8 Được tin em lấy chồng Châu Kỳ 9 Lời hát tạ ơn Hoàng Thi Thơ 10 Tôi yêu Thúy 11 Thúy đã đi rồi Y Vân, thơ Nguyễn Long 12 Lời tự tình Nhật Ngân 13 Phận tơ tằm Minh Ký & Hồ Tịnh Tâm 14 Tiếng ca u hoài Anh Bằng & Lê Dinh 15 Chuyện buồn của Thúy 16 Tình đời Minh Kỳ & Vũ Chương 17 Tiếng hát về khuya Tôn Thất Lập

Đánh giá[sửa | sửa mã nguồn]

Giọng hát của bà đã từng được nhiều người đánh giá cao và thường khán giả khi nhắc tới bà, khán giả sẽ thường nhắc đến những bài hát của Trúc Phương như Nửa đêm ngoài phố, Chuyện chúng mình, Mưa nửa đêm,... Nhà văn Mai Thảo từng đặt cho bà biệt danh là Tiếng hát lúc 0 giờ, giáo sư triết học Nguyễn Văn Trung gọi bà là Tiếng hát liêu trai, nhạc sĩ Tuấn Huy gọi bà là Tiếng sầu ru khuya.

Một số trích dẫn[sửa | sửa mã nguồn]

Thanh Thúy là nữ ca sĩ được ngợi ca nhiều nhất trong văn, trong thơ. Thi sĩ Hoàng Trúc Ly, nhà văn Mai Thảo, nhà thơ Viên Linh, nhà văn Tuấn Huy…. Bởi vì Thanh Thúy chính là người yêu trong mộng của cả một thế hệ, trong đó có những nhà văn, nhà thơ bén nhạy bắt được cảm xúc riêng tư mà diễn đạt cái khách quan mênh mông trong cái chủ quan, riêng lẽ sống thực và chân thành.
Tôi vẫn thấy một con chim nhạn bay trong dòng sông sương mù, chậm và khuya, công phu, kỳ lạ!
Thanh Thúy là một nghệ sĩ có tư cách, có phẩm hạnh. Cô không gây ngộ nhận nào cho nhóm ký giả ưa săn tin giật gân... Trong hàng ngũ các nữ ca sĩ nổi tiếng xa xưa thì Thanh Thúy, Lệ Thanh và Hoàng Oanh là nhu mì, khiêm tốn, ngoan hiền. Ở chót vót đỉnh danh vọng mà Thanh Thúy không hề nói một lời kiêu căng hay một lời làm thương tổn tha nhân, không hề bôi bẩn kẻ vắng mặt, không khoe khoang thành tích của mình khi tiếp xúc với báo chí.

Chủ Đề