Các biện pháp quản lý chi ngân sách nhà nước tiết kiệm, hiệu quả

Theo báo cáo mới đây Chính phủ trình Quốc hội, trước bối cảnh thiên tai, dịch bệnh Covid-19 khó lường, nhiều giải pháp trong quản lý, điều hành, sử dụng ngân sách nhà nước đã được thực hiện để gia tăng hiệu quả tiết kiệm, chống lãng phí trong năm 2020.

Trong bối cảnh thu giảm, việc tiết kiệm chi NSNN là hết sức quan trọng. Ảnh: Nhật Minh.

Cắt giảm hàng nghìn tỷ đồng kinh phí hội nghị, công tác phí

Trong năm 2020, Bộ Tài chính đã tích cực, chủ động phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương thực hiện tốt quy định của pháp luật về thu ngân sách nhà nước [NSNN]; chú trọng khai thác nguồn thu của NSNN, mở rộng cơ sở thuế, đẩy mạnh chống thất thu, buôn lậu, gian lận thương mại.

Bên cạnh đó, các đơn vị hệ thống trong ngành Tài chính đã quyết liệt xử lý nợ thuế; tăng cường thanh tra, kiểm tra thuế; quản lý chặt chẽ hoàn thuế; dự báo và đánh giá mức độ ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến thực hiện nhiệm vụ thu NSNN trên địa bàn để có giải pháp chỉ đạo, điều hành thu phù hợp,…

Với những nỗ lực đó, kết quả thu NSNN đạt cao hơn số đã báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 10. Tổng thu cân đối NSNN năm 2020 đạt trên 1,5 triệu tỷ đồng, bằng 98% dự toán [giảm so với dự toán khoảng 31 nghìn tỷ đồng, nhưng tăng 185 nghìn tỷ đồng so với số báo cáo Quốc hội].

Tỷ lệ động viên vào NSNN khoảng 23,9% GDP; huy động từ thuế, phí đạt khoảng 19,1% GDP.

Bộ Tài chính đã tham mưu trình cấp có thẩm quyền ban hành kịp thời các giải pháp miễn, giảm, giãn thuế và các khoản thu khác của NSNN và phối hợp với các bộ, ngành rà soát, miễn, giảm các khoản phí, lệ phí cho các đối tượng bị ảnh hưởng của dịch Covid-19. Thống kê đến ngày 31/12/2020, đã gia hạn, miễn, giảm khoảng 123,6 nghìn tỷ đồng tiền thuế, tiền thuê đất, phí, lệ phí, đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát để ngăn chặn, giảm thiểu việc trục lợi chính sách.

Trong bối cảnh thu NSNN giảm do tác động của thiên tai, dịch bệnh, cân đối ngân sách các cấp khó khăn, Bộ Tài chính đã tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tăng cường thực hiện các giải pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí [THTKCLP].

Cụ thể như: công khai, minh bạch trong phân bổ dự toán NSNN; sắp xếp thứ tự ưu tiên các nhiệm vụ chi theo mức độ cấp thiết, khả năng triển khai, thực hiện nhiệm vụ, chương trình dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; điều hành chi đầu tư gắn với tiến độ nguồn thu; chưa điều chỉnh mức lương cơ sở nhằm chia sẻ khó khăn với Nhà nước và người lao động.

Dự toán chi thường xuyên tiếp tục tiết kiệm 10% để tạo nguồn cải cách tiền lương [khoảng 2,9 nghìn tỷ đồng] bên cạnh việc cắt giảm kinh phí hội nghị, công tác phí, tiết kiệm thêm chi thường xuyên chưa cần thiết, cấp bách; siết chặt kỷ luật, kỷ cương, tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm soát NSNN; xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm, gây lãng phí NSNN phát hiện qua thanh tra, kiểm tra.

Trong 6 tháng cuối năm 2020, các địa phương tiếp tục thực hiện cắt giảm tối thiểu 70% kinh phí hội nghị, công tác phí [khoảng 1 nghìn tỷ đồng] và tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên khác còn lại của năm, ước khoảng 6,4 nghìn tỷ đồng.

Tỷ trọng chi đầu tư cao hơn mục tiêu

Việc triển khai, thực hiện hiệu quả các giải pháp THTKCLP đã góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ tài chính - NSNN năm 2020; đáp ứng kịp thời, đầy đủ các nhiệm vụ chi phát triển kinh tế - xã hội, phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, bảo đảm an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý nhà nước và thanh toán các khoản nợ đến hạn

Cơ cấu chi NSNN tiếp tục chuyển dịch tích cực. Năm 2020, tỷ trọng chi đầu tư phát triển đạt trên 29% [mục tiêu là 25 - 26%], chi thường xuyên khoảng 63,1% tổng chi NSNN [mục tiêu là dưới 64%].

Tháng 8/2020, Bộ Tài chính đưa vào vận hành Cổng thông tin công khai NSNN, góp phần cải thiện tính công khai, minh bạch, nâng cao trách nhiệm giải trình trong phân bổ, quản lý, sử dụng nguồn lực công và giám sát thực hiện công khai NSNN của các bộ, cơ quan và địa phương.

Thống kê đến hết năm, tổng số tiết kiệm chi của ngân sách trung ương là 12,1 nghìn tỷ đồng. Trong đó gồm: Tiết kiệm chi trả nợ lãi 10,6 nghìn tỷ đồng; tiết kiệm 70% kinh phí hội nghị, công tác phí và 10% kinh phí thường xuyên khác của các bộ, cơ quan trung ương là 1,5 nghìn tỷ đồng.

Cùng với đó, đã sử dụng 12,1 nghìn tỷ đồng này để mua vắc-xin phòng chống Covid-19.

Tổng nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2020 bố trí dự toán là 17,5 nghìn tỷ đồng; số đã sử dụng là 17,5 nghìn tỷ đồng, trong đó bổ sung cho công tác phòng, chống dịch Covid-19 là 3.610,3 tỷ đồng.

Hồng Vân

Giải pháp cho chi Ngân sách Nhà Nước thường xuyên hiệu quả

Ngân sách Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế cũng như trong việc đảm bảo an ninh quốc phòng… vì NSNN giúp Nhà nước thực hiện những chức năng nhiệm vụ của mình trong việc điều tiết nền kinh tế và xã hội. Do đó vai trò của việc thu NSNN và chi NSNN cũng quan trọng không kém. Vì nếu bội thu NSNN thì dẫn đến tình trạng thừa tiền gây lạm phát, còn bội chi thì trong một mức độ nào đó cũng không tốt cho nền kinh tế. Hầu hết các quốc gia từ cường quốc cho đến quốc gia phát triển đều xảy ra tình trạng bội chi NSNN tùy theo mức độ khác nhau. Việc chi NSNN đóng vai trò quyết định cho việc cung cấp những phương tiện duy trì hoạt động của bộ máy Nhà nước, ảnh hưởng đến sản xuất, nguồn nhân lực, hay đảm bảo đời sống xã hội cho mọi người…

Trong năm 2013, mặc dù nền kinh tế đã có dấu hiệu tích cực, nhưng chưa khởi sắc, chứa đựng nhiều rủi ro: kinh tế vĩ mô chưa thực sự vững chắc, tăng trưởng kinh tế còn thấp; hoạt động của các doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn, trở ngại do chi phí đầu vào cao, tiêu thụ chậm, khả năng tiếp cận và hấp thụ vốn tín dụng còn khó khăn; sức mua của nền kinh tế còn yếu do việc làm và thu nhập của người lao động giảm sút;... tạo sức ép lớn đến việc thực hiện mục tiêu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2013.

            Đối với hoạt động tài chính – NSNN, kết quả thực hiện NSNN 4 tháng đầu năm cho thấy tình hình rất khó khăn. Tiến độ thu NSNN 4 tháng đầu năm đạt thấp so với yêu cầu dự toán [theo dự toán, bình quân thu phải đạt 68.000 tỷ đồng/tháng, thực hiện 4 tháng chỉ đạt 61.000 tỷ đồng/tháng, giảm 7.000 tỷ đồng/tháng so với yêu cầu; như vậy, để hoàn thành dự toán, 8 tháng cuối năm phải thu gần 572.000 tỷ đồng, bình quân khoảng 71.500 tỷ đồng/tháng]; tăng trưởng thu so với năm 2012 ở cả lĩnh vực thu nội địa và thu xuất nhập khẩu đều thấp [yêu cầu dự toán phải tăng 20% so với thực hiện năm 2012; thực tế số thu 4 tháng từ 2 lĩnh vực này chỉ xấp xỉ bằng, hoặc giảm so với cùng kỳ năm 2012]. Nếu không quyết liệt trong chỉ đạo điều hành thì khả năng giảm thu năm 2013 là khá lớn. Nếu tình hình thu không tốt thì tình hình chi cũng gặp nhiều khó khăn do không đủ quỹ tiền tệ để thực hiện.

Những giải pháp cho chi thường xuyên hiệu quả

            Trong tình hình kinh tế khó khăn hiện nay, quản lý và sử dụng hợp lý ngân sách nhà nước cân đối giữa thu và chi có tác dụng vô cùng quan trọng, sẽ góp phần kiềm chế lạm phát, chống suy giảm kinh tế, kích cầu đầu tư và tiêu dùng, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô. Nếu muốn việc chi NSNN có hiệu quả và thực hiện được thì thu NSNN cần phải đạt mức dự toán đề ra để tạo nguồn ngân quỹ cho việc chi NSNN nói chung và chi thường xuyên nói riêng. Bên cạnh đó phải giảm bớt chi tiêu NSNN, chi hiệu quả và tiết kiệm. Ta có thể có những giải pháp sau:

Tiếp tục rà soát, hoàn thiện cơ chế chính sách thu; tăng cường công tác quản lý thu NSNN, tập trung chống thất thu, xử lý nợ đọng thuế, phấn đấu hoàn thành ở mức cao nhất dự toán thu NSNN.

-                     Rà soát, hoàn thiện các cơ chế, chính sách thu theo hướng vừa khuyến khích sản xuất trong nước và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, vừa động viên hợp lý nguồn thu, chống thất thu ngân sách.

-                     Tăng cường sự chỉ đạo, điều hành các cấp chính quyền địa phương trong việc phối hợp với các ngành để nâng cao chất lượng công tác quản lý thu ngân sách.

-                     Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế, kết hợp thanh tra, kiểm tra thực hiện pháp luật về giá; kiểm soát việc kê khai thuế, quyết toán thuế của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân để thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản thuế, phí, lệ phí và thu khác vào NSNN.

Tăng cường kiểm soát chi NSNN, bảo đảm tiết kiệm, chặt chẽ và hiệu quả.

-                     Chủ động rà soát, sắp xếp lại các nhiệm vụ chi thường xuyên; cắt giảm hoặc lùi thời gian thực hiện các nhiệm vụ chi chưa thực sự cấp thiết, các khoản chi mua sắm trang thiết bị, xe ô tô; hạn chế tối đa tổ chức hội nghị, hội thảo quốc gia, lễ khởi công, khánh thành, công bố quyết định…

-                     Tiết giảm tối thiểu 20% chi phí điện, nước, điện thoại, văn phòng phẩm, xăng dầu…

-                     Đảm bảo nguồn thực hiện các chế độ, chính sách đã ban hành và chính sách an sinh xã hội, hạn chế tối đa bổ sung kinh phí ngoài dự toán.

-                     Thực hiện tiết kiệm thêm 10% dự toán chi thường xuyên của những tháng còn lại trong dự toán năm 2013.

Rà soát các trường hợp chính sách để chi thường xuyên thực sự hiệu quả.

-                     Sở dĩ có biện pháp này là vì gần đây, số trường hợp giả mạo hồ sơ để nhận tiền chính sách là không nhỏ. Ví dụ đã có rất nhiều trường hợp giả mạo thương binh để nhận tiền trợ cấp từ Nhà nước. Theo Báo Thanh Niên đưa tin vào ngày 9/8/2013, 2 đối tượng làm giả hồ sơ thương binh để hưởng tổng cộng 178 triệu đồng tiền chính sách từ tháng 9/2009 đến khi bị bắt đã bị khởi tố xét xử. Vấn đề này thật sự nghiêm trọng nếu chúng ta không có sự sàng lọc ngay từ ban đầu, việc này sẽ tạo ra 1 khoản chi rất lớn và gây thất thoát NSNN.

-                     Địa phương cần rà soát, kiểm tra chặt chẽ để xét các trường hợp chính sách như hộ nghèo, nạn nhân chất độc da cam, thương binh… để đảm bảo cho quá trình chi thường xuyên được đúng đắn và cho đúng đối tượng.

ThS. Hoàng Thị Xinh

Video liên quan

Chủ Đề