Các biện pháp tu từ trong chương trình Tiểu học

Bài tập tìm hiểu và vận dụng một số biện pháp tu từ thường gặp ở tiểu học

So sánh

Bài tập 5:

Trong khổ thơ sau, hình ảnh so sánh đã góp phần diễn tả nội dung thêm sinh, gợi cảm như thế nào?

Mùa thu của em

Là vàng hoa cúc

Như nghìn con mắt

Mở nhìn trời êm.

[Quang Huy]

*Đáp án tham khảo:

Trong đoạn thơ trên, tác giả đã ví những bông hoa cúc giống như hàng nghìn con mắt đang ngước mắt nhìn lên bầu trời êm dịu. Cách so sánh đó đã làm cho bức tranh mùa thu càng thêm quyến rũ: Dưới khung trời rộng mở, tràn ngập một màu vàng tươi tắn và dịu mát của những bông hoa cúc mảnh mai. Cái màu vàng thanh khiết ấy như một nét nhấn vào lòng người đọc, khiến cho bất kì ai dẫu muốn dồn nén tâm tư cũng phải nao lòng. Màu vàng tươi mát đó còn gợi cho ta liên tưởng tới vẻ đẹp dịu dàng của mùa thu, khiến cho ta càng thêm yêu mến và gắn bó với mùa thu.

Nhân hoá

Bài tập 6:

Viết đoạn văn [khoảng 4-5 câu] có sử dụng biện pháp nhân hoá theo từng cách khác nhau:

a] Dùng từ xưng hô của người để gọi sự vật.

b] Dùng từ ngữ chỉ đặc điểm của người để tả sự vật.

c] Dùng các câu hội thoại để diễn tả sự trao đổi của sự vật.

*Đáp án tham khảo:

a] Nhà chị Dế Mèn ở bụi tre. Tối nào chị dế cũng ngồi kéo đàn tren bãi cỏ trước nhà. Mấy bác đom đóm đi gác về rất muộn vẫn thấy chị dế say sưa kéo đàn. Một bác đom đóm liền dừng chân trên bãi cỏ và soi đèn cho chị dế biểu diễn bài Tâm tình quê hương.

b] Chiếc bảng đen là người bạn thân thiết của cả lớp. Bảng đen rất vui khi chúng em học giỏi. Bảng đen buồn khi chúng em đến lớp chưa thuộc bài. Hôm bạn Hải trực nhật lau vội khăn ướt, bảng đen rơm rớm nước mắt nhìn chúng em, trông thương quá!

c] Châu Chấu nói với Giun Đất: Trời nắng ráo chính là một ngày tuyệt đẹp!. Giun Đất cãi lại: Không! Trời mưa bụi và ẩm ướt mới là một ngày tuyệt đẹp!. Chúng kéo nhau đi tìm đến Kiến Đen nhờ phân xử. Sau một ngày làm việc, Kiến Đen nói với chúng: Hôm nay tôi đã làm được rất nhiều việc. Ngày tuyệt đẹp của tôi chính là hôm nay đó!.

Điệp ngữ

Bài tập 7:

Chỉ rõ từng điệp ngữ [từ ngữ được lặp lại] trong đoạn văn dưới đây và cho biết tác dụng của nó [nhằm nhấn mạnh ý gì hoặc gợi cảm xúc gì cho người đọc?]

Thoắt cái, lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận. Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông hoa lay ơn màu đen nhung hiếm quý.

[Nguyễn Phan Hách]

*Đáp án tham khảo:

Bằng cách sử dụng điệp ngữ Thoắt cái, tác giả đã giúp người đọc cảm nhận được sự thay đổi bất ngờ của cảnh vật. Qua sự thay đổi bất ngờ đó, không gian cũng thoắt ẩn, thoắt hiện, thời gian cũng vì thế mà thoắt đến, thoắt đi Sự thay đổi đó còn gợi cho người đọc những cảm giác đột ngột, ngỡ ngàng và vỡ oà theo từng khoảnh khắc thay đổi của nhịp thu.

Đảo ngữ

Bài tập 8:

Đọc câu văn sau:

Trắng tròn như hạt nếp hạt tẻ đầu mùa, hoa sấu kéo dài con đường hoa nhiều quãng cộm hẳn lên như cót gạo nào của khu phố bung vãi ra.

[Nguyễn Tuân]

Nhận xét:

a] Những từ ngữ in đậm được hiểu là bộ phận làm rõ nghĩa cho danh từ nào trong câu văn trên?

b] Cách viết câu văn theo lối đảo ngữ như trên giúp nhà văn diễn tả được điều gì?

*Đáp án tham khảo:

a] Những từ ngữ in đậm có thể coi là bộ phận định ngữ của danh từ hoa sấu.

b] Tác giả đã viết câu văn theo lối đảo ngữ nhằm diễn tả vẻ đẹp tinh khôi, độc đáo, gợi cảm và giàu ý nghĩa của hoa sấu, nhằm làm cơ sở cho sự xuất hiện hình ảnh so sánh độc đáo ở cuối câu: Hoa sấu như cót gạo nào của khu phố bung vãi ra.

File Word

Xem thêm

Bài tập tìm hiểu và vận dụng một số biện pháp tu từ thường gặp ở tiểu học

Related

Tags:Bài tập tìm hiểu và vận dụng một số biện pháp tu từ thường gặp ở tiểu học · hot · Tiếng Việt 5

Video liên quan

Chủ Đề