Các bộ phận chính của máy biến thế là gì

Bộ phận chính của máy biến thế

Các bộ phận chính của máy biến thế gồm được biên soạn hướng dẫn bạn đọc trả lời câu hỏi liên quan đến nội dung bài học Vật lý 9 bài 37: Máy biến thế. Cũng như đưa ra các nội dung lý thuyết câu hỏi liên quan. Giúp bạn đọc vận dụng tốt vào trả lời các câu hỏi bài tập. Mời các bạn tham khảo.

Các bộ phận chính của máy biến thế gồm

A. Hai cuộn dây dẫn có số vòng dây khác nhau và nam châm điện.

B. Hai cuộn dây dẫn có số vòng dây khác nhau và một lõi sắt.

C. Hai cuộn dây dẫn có số vòng dây giống nhau và nam châm vĩnh cửu.

D. Hai cuộn dây dẫn có số vòng dây giống nhau và nam châm điện.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Các bộ phận chính của máy biến thế:

+ Hai cuộn dây dẫn có số vòng dây khác nhau, đặt cách điện với nhau.

+ Một lõi sắt [hay thép] có pha silic chung cho cả hai cuộn dây

Đáp án B

Máy biến thế

Cấu tạo của máy biến thế

Các bộ phận chính của máy biến áp:

+ Hai cuộn dây dẫn có số vòng dây khác nhau, đặt cách điện với nhau

+ Một lõi sắt [hay thép] có pha silic chung cho cả hai cuộn dây

2. Nguyên tắc hoạt động

Khi đặt một hiệu điện thế xoay chiều vào hai đầu cuộn dây sơ cấp của một máy biến thế thì ở hai đầu của cuộn dây thứ cấp xuất hiện một hiệu điện thế xoay chiều.

Không thể dùng dòng điện không đổi [dòng điện một chiều] để chạy máy biến thế được.

Câu hỏi vận dụng liên quan

Câu 1. Máy biến thế dùng để?

A. Giữ cho hiệu điện thế ổn định, không đổi.

B. Giữ cho cường độ dòng điện ổn định, không đổi.

C. Làm tăng hoặc giảm cường độ dòng điện.

D. Làm tăng hoặc giảm hiệu điện thế.

Xem đáp án

Đáp án D

Câu 2. Khi nói về máy biến thế, phát biểu nào sau đây SAI.

A. Máy biến thế hoạt động dựa vào hiện tượng cảm ứng điện từ

B. Máy biến thế hoạt động với dòng điện xoay chiều

C. Máy biến thế có hiệu suất rất thấp

D. Máy biến thế hoạt động có thể tăng hoặc giảm điện thế của dòng điện

Xem đáp án

Đáp án C

Câu 3.Máy biến thế có tác dụng gì?

A. Giữ cho hiệu điện thế ổn định.

B. Giữ cho cường độ dòng điện ổn định.

C. Làm tăng hoặc giảm hiệu điện thế.

D. Làm thay đổi vị trí của máy.

Xem đáp án

Đáp án C

----------------------------------

VnDoc đã đưa tới các bạn bộ tài liệu rất hữu ích Các bộ phận chính của máy biến thế gồm. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Toán 9, Chuyên đề Vật Lí 9, Lý thuyết Sinh học 9, Giải bài tập Hóa học 9, Tài liệu học tập lớp 9 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Luyện thi lớp 9 lên lớp 10. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Cấu tạo : Máy biến thế có mấy bộ phận chính ? Kể ra .

Các câu hỏi tương tự

Các bộ phận chính của máy biến thế gồm:

A. Hai cuộn dây dẫn có số vòng dây khác nhau và nam châm điện.

B. Hai cuộn dây dẫn có số vòng dây khác nhau và một lõi sắt.

C. Hai cuộn dây dẫn có số vòng dây giống nhau và nam châm vĩnh cửu.

D. Hai cuộn dây dẫn có số vòng dây giống nhau và nam châm điện.

Trong nhà máy nhiệt điện và nhà máy thuỷ điện đều có bộ phận chính để thực hiện việc biến đổi một dạng năng lượng khác thành điện năng. Hãy chỉ ra bộ phận đó và cho biết năng lượng nào đã được biến đổi thành điện năng qua bộ phận này?

Máy phát điện xoay chiều bắt buộc phải gồm các bộ phận chính nào để có thể tạo ra dòng điện?

A. Nam châm vĩnh cửu và sợi dây dẫn nối hai cực nam châm.

B. Nam châm điện và sợi dây dẫn nối nam châm với đèn.

C. Cuộn dây dẫn và nam châm.

D. Cuộn dây dẫn và lõi sắt.

Máy phát điện xoay chiều bắt buộc phải gồm các bộ phận chính nào để có thể tạo ra dòng điện?

Máy phát điện xoay chiều bắt buộc phải gồm các bộ phận chính để có thể tạo ra dòng điện là

A. nam châm vĩnh cửu và sợi dây dẫn nối với hai cực nam châm.

B. nam châm điện và sợi dây dẫn nối nam châm với đèn.

C. cuộn dây dẫn và nam châm.

D. cuộn dây dẫn và lõi sắt.

Máy phát điện xoay chiều có mấy bộ phận chính?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Các bộ phận chính của máy biến áp gồm:

A. Hai cuộn dây dẫn có số vòng dây khác nhau và nam châm điện

B. Hai cuộn dây dẫn có số vòng dây khác nhau và một lõi sắt

C. Hai cuộn dây dẫn có số vòng dây giống nhau và nam châm vĩnh cửu

D. Hai cuộn dây  dẫn có số vòng dây giống nhau và nam châm điện

Những bộ phận nào dưới đây là bộ phận cơ bản của một máy biến thế?

A. Cuộn dây sơ cấp.

B. Cuộn dây thứ cấp.

C. Lõi sắt.

D. Cả ba bộ phận trên.

Nêu những điểm giống nhau về cấu tạo giữa con mắt và máy ảnh. Thủy tinh thể đóng vai trò như bộ phận nào trong máy ảnh? Phim trong máy ảnh đóng vai trò như bộ phận nào trong con mắt?

Máy biến thế có tác dụng thay đổi hiệu điện thế và được dùng để tăng hiệu điện thế ở 2 đầu dây nhằm giảm tải hao phí khi truyền tải điện năng đi xa [từ nhà máy điện tới nơi sử dụng], và giảm hiệu điện thế tại nơi sử dụng [với các dụng cụ điện trong nhà thường dùng hiệu điện thế 220V].

Vậy máy biến thế có cấu tạo như thế nào? nguyên tắc hoạt động ra sao? gồm các bộ phận chính nào? chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

I. Cấu tạo và nguyên tác hoạt động của máy biến thế

Bạn đang xem: Máy biến thế, Cấu tạo và Nguyên tắc hoạt động của máy biến thế – Vật lý 9 bài 37

1. Cấu tạo của máy biến thế

• Bộ phận chính của máy biến thế gồm có:

– Hai cuộn dây dẫn có số vòng dây khác nhau, đặt cách điện với nhau.

– Một lõi sắt [hay thép] có pha silic chung cho cả hai cuộn dây

2. Nguyên tắc hoạt động của máy biến thế

– Khi đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp của máy biến thế một hiệu điện thế xoay chiều thì ở hai đầu cuộn thứ cấp xuất hiện một hiệu điện thế xoay chiều

II. Tác dụng làm biến đổi hiệu điện thế của máy biến thế

– Hiệu điện thế ở hai đầu mỗi cuộn dây của máy biến thế tỉ lệ với số vòng dây của mỗi cuộn:

 

– Khi hiệu điện thế ở cuộn sơ cấp lớn hơn hiệu điện thế ở cuộn thứ cấp [U1 > U2] ta có máy hạ thế, còn khi U1 < U2 ta có máy tăng thế.

III. Lắp đặt máy biến thể ở hai đầu đường dây tải điện

– Máy biến thế là thiết bị dùng để thay đổi [tăng hoặc giảm] hiệu điện thế của dòng điện xoay chiều.

– Để giảm hao phí trên đường dây tải điện, cần có hiệu điện thế lên đến hàng trăm nghìn vôn, nhưng ở nơi dùng điện lại phải có hiệu điện thế thích hợp thường là 220V.

Vì vậy, ở hai đầu đường dây tải điện phải đặt hai loại biến thế có nhiệm vụ khác nhau: Ở đầu đường dây tải về phía nhà máy điện đặt máy tăng thế, ở nơi tiêu thụ đặt máy hạ thế. Máy biến thế có vai trò quan trọng trong việc truyền tải điện năng đi xa.

* Lưu ý: Máy biến thế chỉ có thể hoạt động được với dòng điện xoay chiều [không hoạt động được với dòng điện một chiều].

IV. Vận dụng về máy biến thế.

* Câu C1 trang 100 SGK Vật Lý 9: Nếu đặt vào hai đầu của một cuộn dây [gọi là cuộn sơ cấp] một hiệu điện thế xoay chiều thì bóng đèn mắc ở hai đầu cuộn dây kia [gọi là cuộn thứ cấp] có sáng lên không? Tại sao?

° Lời giải:

– Đèn có sáng lên.

– Vì khi đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp một hiệu điện thế xoay chiều thì sẽ tạo ra trong cuộn dây đó một dòng điện xoay chiều. Lõi sắt bị nhiễm từ trở thành nam châm có từ trường biến thiên; số đường sức từ của từ trường xuyên qua tiết diện S của cuộn thứ cấp biến thiên, do đó trong cuộn thứ cấp xuất hiện một dòng điện cảm ứng làm cho đèn sáng lên.

* Câu C2 trang 100 SGK Vật Lý 9: Hiệu điện thế xuất hiện ở hai đầu cuộn dây thứ cấp cũng là hiệu điện thế xoay chiều. Tại sao?

° Lời giải:

– Đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp một hiệu điện thế xoay chiều thì trong cuộn dây đó có dòng điện xoay chiều chạy qua. Từ trường trong lõi sắt luân phiên tăng giảm. Kết quả là trong cuộn thứ cấp xuất hiện một dòng điện xoay chiều. Một dòng điện xoay chiều phải do một hiệu điện thế xoay chiều gây ra. Vì vậy hiệu điện thế xuất hiện ở hai đầu cuộn dây thứ cấp cũng là hiệu điện thế xoay chiều.

* Câu C3 trang 101 SGK Vật Lý 9: Căn cứ vào số liệu trong bảng 1 SGK, hãy rút ra nhận xét về mối quan hệ giữa hiệu điện thế U đặt vào hai đầu của các cuộn dây của máy biến thế và số vòng dây của các cuộn tương ứng.

° Lời giải:

– Hiệu điện thế ở hai đầu mỗi cuộn dây của máy biến thế tỉ lệ với số vòng dây của mỗi cuộn dây tương ứng: 

* Câu C4 trang 101 SGK Vật Lý 9: Một máy biến thế dùng trong nhà cần phải hạ hiệu điện thế từ 220V xuống còn 6V và 3V. Cuộn sơ cấp có 4000 vòng. Tính số vòng của các cuộn thứ cấp tương ứng.

Tóm tắt: U1 = 220V; N1 = 4000 vòng; U2 = 6V; U2’ = 3V; N2 = ?; N2’ = ?

° Lời giải:

¤ Với U2 = 6V, áp dụng công thức: 

 

[vòng].

¤ Với U’2 = 3V, ta có:

 

[vòng].

Như vậy với bài viết về máy biến thế, các em cần ghi nhớ cấu tạo của máy biến thế gồm có các bộ phận chính là cuộn dây [2 cuộn: sơ cấp và thứ cấp] và lõi thép. Máy biến thế có công dụng tăng, giảm hiệu điện thế và hiệu điện thế ở hai đầu mỗi cuộn dây của máy biến thế tỉ lệ với số vòng dây của mỗi cuộn U1/U2 = n1/n2.

Hy vọng với bài viết về Máy biến thế, Cấu tạo và Nguyên tắc hoạt động của máy biến thế ở trên hữu ích cho các em. Mọi góp ý và thắc mắc các em vui lòng để lại bình luận dưới bài viết để HayHocHoi.Vn ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tập tốt.

¤ Xem thêm các bài viết khác tại:

Đăng bởi: THPT Sóc Trăng

Chuyên mục: Giáo Dục

Video liên quan

Chủ Đề