Các cách xử lý bề mặt gỗ

Để có được một sản phẩm gỗ hoàn chỉnh, xử lý lỗi trên bề mặt gỗ là công đoạn đầu tiên và vô cùng quan trọng trong quy trình sơn gỗ. Nó quyết định sản phẩm có đẹp hay không vì liên quan đến màu sắc cũng như chất lượng sơn phủ sau cùng. Sau đây, Thế Giới Sơn sẽ hướng dẫn cách xử lý lỗi trên bề mặt 02 loại gỗ là: gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp.

Gỗ tự nhiên với bề mặt khá nhạy cảm cần phân biệt công đoạn xử lý bề mặt.

– Bước 1: Với những vị trí xử lý vá lớn, bạn nên dùng keo sữa trộn mùn cưa làm lấp những phần lỗi của mặt gỗ.

– Bước 2: Cắt miếng phôi bào vừa kích thước chỗ vá vào trùng vân gỗ dán vào, sau đó đánh nhám 400 làm bằng phẳng bề mặt. Có thể dùng chốt gỗ cho công đoạn này, tuy nhiên phương án này sẽ không tinh tế bằng phương án trên.

Với lỗ đinh cũng tương tự. Ngoài phương án xử lý kỹ như trên, có thể dùng bả 02 thành phần có pha màu trùng với màu gỗ chưa sơn. Chú ý phải lót trước khi bả để tránh sẹo bả.

2. Xử lý lỗi trên bề mặt gỗ công nghiệp

Đối với gỗ công nghiệp có vân gỗ, cách xử lý lỗi cũng cùng cách thức như với gỗ tự nhiên.

– Bước 1: Đối với các loại gỗ ép, trước khi tiến hành, hoàn thiện phần cần lót trước rồi mới bả vá lỗi để tránh sẹo lồi [nhất là với sơn bóng sâu].

– Bước 2: Lót lại một lần nữa tại các chỗ bả vá hoặc toàn bộ bề mặt. Đối với các giáp lại miếng gỗ, góc cần gia cố bằng vít chắc chắn và cách đều 20 cm hoặc ít hơn.​

3. Các loại bả có thể áp dụng

3.1. Bả 2 thành phần

Bả này độ liên kết rất cao, kháng hoá chất và kháng nước khá tốt. Bả có độ co giãn linh động và hay được dùng trong các sản phẩm cao cấp. Khi sử dụng phải có am hiểu kỹ thuật vì hơi khó sử dụng và khó chịu khi xả nhám. Có thể bả dày hoặc thành cục khối. Cần để khô kiệt mới tiến hành sơn hoàn thiện nhắm tránh sủi bọt tại vị trí bả.

3.2. Bả 1 thành phần

Đây là loại bả dễ thao tác hơn bả 2 thành phần. Ưu điểm nhanh khô nhưng liên kết kém, dễ vỡ và không thích hợp với vị trí yếu ở kết cấu. Không thích hợp bả dày nên chủ yếu dùng bả bề mặt, bả mỏng với mục đích khi sơn lớp sau làm chảy hoà với lớp bả tạo độ chắc chắn. Ngoài ra khách hàng có thể tham khảo thêm sản phẩm của G8 là bả trét cạnh [hệ dung môi] và bả trám chét [hệ an toàn] có thể khắc phục được tình trạng này.

Xem thêm: Hướng dẫn lựa chọn sơn cho gỗ toàn tập từ A-Z

Hi vòng rằng, bạn sẽ có cách xử lý lỗi trên bề mặt gỗ một cách hiệu quả sau khi đã xem bài viết này. Hãy chia sẻ những thông tin này cho những ai chưa biết nhé. Chúc bạn thành công!

Bề mặt gỗ có sáng mịn, không gập ghềnh, không bị lỗi thì mới tạo tính thẩm mỹ cho gỗ cũng như giá trị sản phẩm. Để cho ra một thành phẩm đạt chuẩn, thì khâu xử lý gỗ cực quan trọng, nó giúp che lấp khuyết điểm của gỗ tự nhiên, là tiền đề giúp lớp sơn phủ được đều và đẹp hơn. Cùng tham khảo các cách xử lý bề mặt gỗ bị lỗidưới đây nhé!

1. Bề mặt gỗ như thế nào gọi là đạt chuẩn?

Khi mua hàng hay sử dụng các sản phẩm nội thất gỗ, bên cạnh bàn về chất liệu, lớp nước sơn thì khách hàng sẽ chú ý đến bề mặt gỗ để đánh giá về độ thẩm mỹ, giá trị sản phẩm. Xử lý bề mặt gỗ trước khi sơn là chìa khóa quan trọng, bởi nếu lớp nền không được xử lý tốt thì dù chất lượng sơn có tốt đến đâu, kỹ thuật sơn cao đến đâu thì khi thành phẩm cũng sẽ không được như mong muốn.

Việc thực hiện tốt khâu xử lý bề mặt gỗ sẽ giúp sản phẩm có bề mặt mịn, đều màu, vân gỗ rõ ràng và đẹp. Chúng còn ảnh hưởng đến độ cứng, độ bền của màng sơn, tốc độ khô của sơn,…Để nhận biết một món đồ nội thất có chất lượng hay không, bạn cần kiểm tra bề mặt gỗ có đạt chuẩn hay không theo các tiêu chí sau:

+ Bề mặt phẳng

+ Bề mặt đồ gỗ nhẵn

+ Bề mặt phải bóng

+ Nổi vân gỗ mềm mại, tự nhiên

Để đạt được những tiêu chí này, khâu xử lý bề mặt gỗ cần được thực hiện nghiêm túc trước khi tiến hành sơn phủ. Phải đảm bảo xử lý các khuyết tật của bề mặt gỗ, làm sạch bề mặt, làm mịn bề mặt gỗ,…

2. Cách xử lý bề mặt gỗ bị lỗi

Xử lý bề mặt gỗ bao gồm 2 nhiệm vụ chính:

+ Một là xử lý các khuyết tật của bề mặt gỗ như: ghim sâu, lỗ đinh, sẹo, vết nứt,…Phân biệt các khuyết tật tự nhiên gây ra trong quá trình gia công.

+ Hai là làm sạch bề mặt gỗ như nhựa, bột màu, keo, bụi bẩn và các ô nhiễm khác. 

Cách xử lý bề mặt gỗ bị lỗi đối với gỗ tự nhiên

Gỗ tự nhiên thường sẽ có bề mặt khá nhạy cảm. Chúng có độ ẩm cao, đường vân tự nhiên và dễ bị tác động bởi ngoại lực. Do đó, công đoạn xử lý bề mặt gỗ cần được thực hiện cẩn thận, tỉ mĩ. Cụ thể:

Bước 1: Vá mặt gỗ

Đối với những vị trí có khiếm khuyết, lỗ hỏng lớn nên sử dụng hỗn hợp keo sữa trộn cùng mùn cưa để làm đầy.

Bước 2: làm phẳng mặt gỗ

Cắt một miếng phôi bào có kích thước tương đương với kích thước chỗ vá và trùng vân gỗ để dán vào. Sau đó, dùng giấy nhám đánh nhám làm phẳng bề mặt. Ngoài ra, thợ mộc cũng có thể xử lý lỗi bằng cách dùng chốt gỗ nhưng cách này không mang lại độ tinh tế nên ít được áp dụng.

Bước 3: vá lỗ đinh

Ngoài việc áp dụng phương án xử lý như bước 1, 2 thì thợ có thể dùng bả 2 thành phần có pha màu trùng với màu gỗ chưa sơn. Chú ý phải lót trước khi bả để tránh sẹo bả. Ngoài ra, có thể chà nhám cho mùn lấp lỗ đinh rồi nhỏ keo 502 vào, làm liên tiếp đến khi liền sẹo. Khi dùng keo, chú ý không để vương ra bề mặt gỗ và phải làm gọn để tránh sẹo khác màu khi sơn hoàn thiện.

Cách xử lý bề mặt gỗ bị lỗi đối với gỗ công nghiệp

Bước 1: lót bả

Khi khắc phục lỗi trên bề mặt gỗ ép cần lưu ý hoàn thiện công đoạn lót trước khi vá lỗi bằng bã. Bước này hạn chế để lại sẹo lồi trên bề mặt, nhất là khi sử dụng sơn bóng sâu.

Bước 2: gia cố bằng vít

Công đoạn lót bả nên được thực hiện 2 lần đối với khu vực cần vá hoặc toàn bộ bề mặt. Với các công đoạn giáp miếng gỗ, nếu cần thiết có thể sử dụng vít lắp cách đều 20cm để gia cố, tăng độ chắc chắn.

Như vậy, bằng các cách mà bài viết hướng dẫn, cộng với tay nghề thợ, độ tỷ mẫn sẽ giúp bề mặt gỗ được xử lý láng mịn, sạch đẹp trước khi tiến hành sơn phết. Điều này có ý nghĩa quyết định vẻ thẩm mỹ, độ bền chắc của sản phẩm theo thời gian cũng như giá trị sản phẩm.

Chủ Đề