Các căn cứ xác định thị trường mục tiêu

Khi đã có trong tay kết quả phân khúc thị trường, doanh nghiệp sẽ tiến đến việc chọn những phân khúc nào để làm thị trường mục tiêu. Trước đó tranminhdung.vn đã giải thích về Định nghĩa phân khúc thị trườngvà Các phương pháp phân khúc thị trường, và hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua các chiến lược chọn thị trường mục tiêu phổ biến ở các doanh nghiệp.

Đang xem: Căn cứ để xác định thị trường mục tiêu

Tiêu chí đánh giá phân khúc thị trường

Trước khi đi vào các chiến lược lựa chọn phân khúc, chúng ta hãy cùng điểm qua các tiêu chí để đánh giá các phân khúc, bao gồm:

Quy mô thị trường:Số lượng khách hàng trong phân khúc.Mức độ tăng trưởng: Là chỉ số phản ánh sự gia tăng về số lượng khách hàng trong phân khúc theo thời gian. Mức độ tăng trưởng càng cao thì cơ hội thu về doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp khi chọn phân khúc ấy sẽ càng lớn [nếu bỏ qua yếu tố cạnh tranh].Mức độ cạnh tranh: Là chỉ số phản ánh mức độ khó khăn đến từ những đối thủ cạnh tranh đang phục vụ phân khúc đó. Mức độ cạnh tranh càng cao thì cơ hội để doanh nghiệp có thể thành công càng thấp.Số nhà cung cấp phù hợp để phục vụ khách hàng trong phân khúc: Số nhà cung cấp có trong phân khúc càng nhiều thì khả năng doanh nghiệp thành công trang phân khúc càng cao và ngược lại.    Related Articles

  • Hoa tigon: Ý nghĩa, sự tích và cách trồng  22 giờ ago
  • Ý nghĩa hoa dã quỳ  Hoa của tình yêu son sắc  22 giờ ago
  • Ý nghĩa hoa cẩm tú cầu | Các loại hoa cẩm tú cầu  22 giờ ago
  • Hoa cúc họa mi có ý nghĩa gì trong tình yêu và cuộc sống?  22 giờ ago

Như vậy, để lựa chọn các phân khúc phù hợp làm thị trường mục tiêu, doanh nghiệp sẽ phân tích 3 yếu tố trên đối với từng phân khúc, cũng như cân đối với nguồn lực, khả năng tài chính của doanh nghiệp để có quyết định lựa chọn phù hợp.

Advertisment

Các chiến lược lựa chọn phân khúc làm thị trường mục tiêu

Có bao nhiêu chiến lược chọn thị trường mục tiêu trong Marketing?

tổng cộng 4 chiến lược chọn phân khúc làm thị trường mục tiêu thường được sử dụng phổ biến ở các doanh nghiệp trên thế giới: Chiến lược bao phủ chung, Chiến lược bao phủ phân biệt, Chiến lược thị trường ngách, Chiến lược thị trường vi mô.

1. Chiến lược bao phủ chung [mass marketing]

Chiến lược bao phủ chung [mass marketing] là gì?

Chiến lược bao phủ chung [mass marketing] là chiến lược mà trong đó doanh nghiệp sẽ gộp tất cả các phân khúc lại thành một và phục vụ tất cả các khách hàng trong phân khúc lớn theo một cách như nhau.

Thông thường, chiến lược này được áp dụng ở những thị trường độc quyền, hay thị trường có rất ít đối thủ cạnh tranh.

Xem thêm: Top 5+ Cách Viết Review Kiếm Tiền Từ Review Sản Phẩm /Dịch Vụ

Ví dụ:

EVN độc quyền cung cấp điện đến các hộ gia đình Việt Nam với dịch vụ như nhau, bất kể vùng miền.Tổng công ty Đường sắt Việt Nam vẫn gần như độc quyền toàn bộ ngành đường sắt và ít có sự phân hóa, chuyên biệt trong sản phẩm & dịch vụ cho những đối tượng khách hàng khác nhau.

Do sự phát triển của nền kinh tế thị trường, đến nay chiến lược bao phủ chung dần trở nên rất ít phổ biến, bởi hướng đi của chiến lược này không mang đến khả năng cạnh tranh cao cho doanh nghiệp.

2. Chiến lược bao phủ phân biệt [segmented marketing]

Chiến lược bao phủ phân biệt [segmented marketing] là gì?

Chiến lược bao phủ phân biệt [segmented marketing] là chiến lược mà trong đó doanh nghiệp sẽ lựa chọn phục vụ tất cả các phân khúc nhưng với sản phẩm/dịch vụ chuyên biệt cho từng phân khúc.

Chiến lược này sẽ phù hợp với những doanh nghiệp có nguồn lực về nhân sự và tài chính dồi dào, với mục tiêu nắm phần lớn thị phần trên thị trường.

Ví dụ:

P&G nhắm đến thị trường sản phẩm giặt giũ [bột giặt, nước giặt, nước xã vãi trên khắp thế giới], nhưng sản phẩm ở mỗi quốc gia đều được tùy chỉnh, tối ưu khác nhau để phù hợp với khách hàng theo từng phân khúc.

3. Chiến lược thị trường ngách [niche marketing]

Chiến lược thị trường ngách [niche marketing] là gì?

Chiến lược thị trường ngách [niche marketing] là chiến lược mà trong đó doanh nghiệp sẽ chọn những phân khúc có mức độ cạnh tranh thấp, quy mô nhỏ nhưng có khả năng mang lại lợi nhuận cao. Doanh nghiệp áp dụng chiến lược này thường cung cấp các sản phẩm/dịch vụ mang tính chuyên biệt để phục vụ nhu cầu của những khách hàng trong phân khúc một cách tốt nhất.

Đây là chiến lược thường được áp dụng ở các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh có quy mô, nguồn lực nhỏ.

Ví dụ:

Thay vì lựa chọn phục vụ nhu cầu di chuyển bằng xe máy cho tất cả các đối tượng khách hàng như Honda, Yamaha hãng Kawasaki lựa chọn chỉ phục vụ riêng cho những khách hàng có nhu cầu tham gia các cuộc đua xe, phượt bằng các mẫu xe phân phối lớn, được thiết kế chuyên biệt.

Xem thêm: Thế Nào Là Đoạn Mạch Nối Tiếp Là Gì, Lý Thuyết Về Đoạn Mạch Nối Tiếp Chuẩn Nhất

4. Chiến lược thị trường vi mô [Micromarketing/local marketing]

Chiến lược thị trường vi mô [Micromarketing/local marketing] là gì?

Chiến lược thị trường vi mô [Micromarketing/local marketing] là chiến lược mà trong đó doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm/dịch vụ theo nhu cầu của từng khách hàng khác nhau, hay một nhóm nhỏ khách hàng khác nhau trong một phân khúc thị trường. Đây là đặc điểm của chiến lược vi mô.

Ví dụ:

Marriotts Renaissance được biết đến rộng rãi là một khách sạn chuyên phục vụ các khách hàng thuộc tầng lớp thượng lưu với những cách phục vụ khác nhau, từ phòng ốc đến dịch vụ ăn uống, giải trí. tùy theo nhu cầu, yêu cầu, sở thích, đặc điểm của từng khách hàng khi đến với khách sạn này

Tham khảo Case study liên quan:

Video liên quan

Chủ Đề