Các cơ sở điều trị Methadone tại TPHCM

Bệnh nhân uống methadone tại Trung tâm Tư vấn và cai nghiện TP HCM [quận Thủ Đức]

Với 17 cơ sở mới, dự kiến sẽ có thêm khoảng 6 nghìn người nghiện được tiếp cận điều trị bằng methadone. Dự kiến năm 2015, khả năng điều trị methadone tại TP Hồ Chí Minh sẽ nâng từ 250-300 bệnh nhân/cơ sở lên 350 bệnh nhân/cơ sở.

Công tác điều trị cai nghiện ma túy bằng methadone được triển khai tại TP Hồ Chí Minh từ năm 2008. Đến nay, thành phố đã có 7 cơ sở triển khai điều trị tại trung tâm y tế dự phòng của 7 quận [quận 4, 6, 8, Bình Thạnh, Gò Vấp, Tân Bình, Thủ Đức] và Trung tâm tư vấn cai nghiện ma túy thuộc Sở LĐ, TB&XH thành phố.

V.A

     Trung tâm cai nghiện Đức Thanh Tâm, quận Bình Thạnh, là cơ sở tư nhân điều trị nghiện ma túy bằng methadone đầu tiên tại TP HCM.

     Tại đây người nghiện được tư vấn, thăm khám các bệnh lý nội khoa kèm theo, đánh giá mức độ nghiện và chỉ định uống methadone. Người nghiện có thể đăng ký ở lại trung tâm tham gia các sinh hoạt trị liệu hoặc tiếp tục theo dõi nội trú, giúp xử lý kịp thời, tránh nguy cơ tự ý dùng thêm heroin gây ra các tác dụng không mong muốn hoặc nguy hiểm hơn là ngộ độc. Các sinh hoạt và theo dõi nội trú còn có thể giúp tránh tình trạng sử dụng các loại ma túy khác như amphetamine, methamphetamine, cần sa, hút shisha mà gia đình không kiểm soát được. 

Bác sĩ thăm khám, tư vấn điều trị nghiện cho bệnh nhân tại trung tâm Đức Thánh Tâm. Ảnh: V.T

   Bác sĩ Phạm Văn Trụ, Trưởng nhóm hỗ trợ chuyên môn chương trình Methadone TP HCM cho biết toàn thành phố đang có 14 cơ sở điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng methadone. Trung tâm Đức Thanh Tâm là cơ sở tư nhân thứ ba của cả nước, sau Hải Phòng và Nam Định. Cũng như các cơ sở công lập, trung tâm được nhận thuốc methadone miễn phí theo chương trình dự kiến đến tháng 9/2016.

    Sở Y tế TP HCM sẽ tiếp tục mở các cơ sở mới vớ mục tiêu điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện, chủ yếu là heroin, cho 8.000 người. Xã hội hóa, điều trị tự nguyện là chủ trương đổi mới công tác điều trị nghiện và phù hợp thực tế của hầu hết các quốc gia trên toàn thế giới.

Nguồn: Lê Phương - Tin nhanh Việt Nam [//vnexpress.net]

Sưu tầm: Ngọc Hạnh - Phòng Quản lý NCKH, T39

TPHCM: 100% cơ sở cai nghiện công lập cung cấp dịch vụ điều trị bằng Methadone

UBND TPHCM đã ban hành Kế hoạch triển khai điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone cho học viên tại các cơ sở cai nghiện ma túy của Thành phố.

Kế hoạch nhằm đảm bảo 100% các cơ sở cai nghiện ma túy công lập có điều kiện phù hợp với nhu cầu điều trị được tổ chức cung cấp các dịch vụ điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone; đảm bảo 100% người nghiện ma túy các chất dạng thuốc phiện được đưa vào cơ sở cai nghiện ma túy bắt buộc có nhu cầu điều trị và đáp ứng điều kiện điều trị Methadone được tham gia điều trị.

Ảnh minh họa

Trong năm 2018, Thành phố sẽ thành lập cơ sở điều trị, cấp phát thuốc tại 12 cơ sở cai nghiện ma túy thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Lực lượng Thanh niên xung phong Thành phố.

Theo UBND TPHCM, chương trình điều trị Methadone tại thành phố giúp người nghiện cải thiện sức khoẻ, 70% có việc làm, không phát hiện ai nhiễm HIV mới trong quá trình điều trị. Những người nghiện trước điều trị thường cướp giật, bán ma tuý, lừa đảo... sau cai nghiện ít phạm pháp hơn.

Hiện nay TP.HCM đang cung cấp dịch vụ điều trị methadone cho 21 cơ sở. Dự kiến năm 2018 TPHCM tăng từ 21 lên 26 cơ sở cai nghiện, tiếp nhận 7.000 bệnh nhân.

Dù đã mở rộng các cơ sở điều trị nghiện bằng methadone nhưng theo UBND TPHCM, nếu so với chỉ tiêu mà Chính phủ giao cho Thành phố thì với số người cai nghiện trên Thành phố chỉ mới điều trị đạt được hơn 63%.

* Trong lĩnh vực phòng, chống HIV/AIDS, UBND TPHCM cũng vừa duyệt dự án Hỗ trợ kỹ thuật hướng tới chương trình phòng chống HIV/AIDS bền vững tại Thành phố.

Dự án nhằm đạt được các chỉ tiêu “90-90-90” [90% người nhiễm HIV biết được tình trạng của mình; 90% người nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc kháng HIV [ARV]; 90% số người đang được điều trị có tải lượng HIV ở mức thấp để sống khỏe mạnh và làm giảm nguy cơ lây truyền HIV cho người khác] tại Thành phố.

Dự án do Tổ chức Sức khỏe Gia đình Quốc tế [FHI360] tài trợ với tổng giá trị hơn 9,6 tỷ đồng, được thực hiện từ ngày 1/10/2017 đến ngày 31/12/2018.

Theo Tiếng chuông

Video liên quan

Chủ Đề