Các đặc điểm dạy học toán ở tiểu học năm 2024

  1. Chương trình môn toán từng lớp
  2. Lớp 1 [4 TIẾT/TUẦN X 35 TUẦN = 140 TIẾT ] 1. Số học: 1.1. Các số đến 10. Phép cộng và phép trừ trong phạm vi 10. - Nhận biết quan hệ số lượng [nhiều hơn, ít hơn, bằng nhau]. - Đọc, đếm, viết, so sánh các số đến 10. Sử dụng các dấu = [bằng], < [bé hơn], > [lớn hơn]. - Bước đầu giới thiệu khái niệm về phép cộng. - Bước đầu giới thiệu khái niệm về phép trừ. - Bảng cộng và bảng trừ trong phạm vi 10. - Số 0 trong phép cộng, phép trừ. - Mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ. - Tính giá trị biểu thức số có đến dấu hai phép tính cộng, trừ. 1.2. Các số đến 100. Phép cộng và phép trừ không nhớ trong phạm vi 100. - Đọc, đếm, viết, so sánh các số đến 100. Giới thiệGiới thiệu hàng chục, hàng đơn vị. Giới thiệu tia số. - Phép cộng và phép trừ không nhớ trong phạm vi 100. Tính nhẩm và tính viết trong trong phạm vi 100. - Tính giá trị biểu thức số có đến hai phép tính cộng, trừ [các trường hợp đơn giản]. 2. Đại lượng và đo đại lượng: - Giới thiệu đơn vị đo độ dài xăngtimet: Đọc, viết, thực hiện phép tính với các số đo theo đơn vị đo xăngtimet. Tập đo và ước lượng độ dài. - Giới thiệu đơn vị đo thời gian: tuần lễ, ngày trong tuần. Bước đầu làm quen với đọc lịch [loại lịch hàng ngày], đọc giờ đúng trên đồng hồ [khi kim phút chỉ vào số 12]. 3. Yếu tố hình học: - Nhận dạng bước đầu về hình vuông, hình tam giác, hình tròn. - Giới thiệu về điểm, điểm ở trong, điểm ở ngoài một hình; đoạn thẳng. - Thực hành vẽ đoạn thẳng, vẽ hình trên giấy kẻ ô vuông, gấp, cắt hình. 4. Giải bài toán: - Giới thiệu bài toán có lời văn. - Giải các bài toán bằng một phép cộng hoặc một phép trừ, chủ yếu là các bài toán trêm, bớt một số đơn vị. II. Lớp 2 [5 TIẾT/TUẦN X 35 TUẦN = 175 TIẾT ] 1. Số học: 1.1. Phép cộng và phép trừ có nhớ trong phạm vi 1 1.1. Phép cộng và phép trừ có nhớ trong phạm vi 100 - Giới thiệu tên gọi thành phần và kết quả của phép cộng [số hạng, tổng] và phép trừ [số bị trừ, số trừ, hiệu]. - Bảng cộng và bảng trừ trong phạm vi 20. - Phép cộng và phép trừ không nhớ hoặc có nhớ trong phạm vi 100. Tính nhẩm và tính viết. - Tính giá trị biểu thức số có đến hai dấu phép tính cộng, trừ. - Giải bài tập dạng: “Tìm x biết: a + x = b, x – a = b, a – x = b [với a, b là các số có đến 2 chữ số]” bằng sử dụng mối quan hệ giữa thành phần và kết quả của phép tính. 1.2. Các số đến 1000. Phép cộng và phép trừ trong phạm vi 1000. - Đọc, viết, so sánh các số có 3 chữ số. Giới thiệu hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm. - Phép cộng các số có đến 3 chữ số, tổng không quá 1000, không nhớ. Tính nhẩm và tính viết. - Phép trừ các số có đến 3 chữ số, không nhớ. - Tính giá trị các biểu thức số có đến hai dấu phép tính cộng, trừ, không có dấu ngoặc. 1.3. Phép nhân và phép chia - Giới thiệu khái niệm ban đầu về phép nhân: lập phép nhân từ tổng các số hạng bằng nhau. Giới thiệu thừa số và tích. - Giới thiệu khái niệm ban đầu về phép chia: lập phép chia từ phép nhân có một thừa số chưa biết khi biết tích và thừa số kia. Giới thiệu số bị chia, số chia, thương. - Lập bảng nhân với 2, 3, 4, 5 có tích không quá 50. - Lập bảng chia cho 2, 3, 4, 5 có số bị chia không quá 50. - Nhân với 1 và chia cho 1. - Nhân với 0. Số bị chia là 0. Không thể chia cho 0. - Nhân, chia nhẩm trong phạm vi các bảng tính. Nhân số có đến 2 chữsố với số có 1 chữ số không nhớ. Chia số có đến 2 chữ số cho số có 1 chữ số, các bước chia trong phạm vi các bảng tính. - Tính giá trị biểu thức số có đến 2 dấu phép tính cộng, trừ hoặc nhân, chia. Giải bài tập dạng: “Tìm x biết: a x x = b; x : a = b [với a là số có 1 chữ số, khác 0; b là số có 2 chữ số]”. - Giới thiệu các phần bằng nhau của đơn vị [dạng 1/n, với n là các số tự nhiên khác 0 và không vượt quá 5]. 2. Đại lượng và đo đại lượng: - Giới thiệu đơn vị đo độ dài đêximet, met và kilomet, milimet. Đọc, viết các số đo độ dài theo đơn vị đo mới học. Quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài: 1m = 10 dm, 1 dm = 10 cm, 1m = 100 cm, 1 km = 1000 m, 1 m = 1000 mm. Tập chuyển đổi các đơn vị đo độ dài, thực hiện phép tính với số đo độ dài [các trường hợp đơn giản]. Tập đo và ước lượng độ dài. - Giới thiệu về lít. Đọc, viết, làm tính với các số đo theo đơn vị lít. Tập đong, đo, ước lượng theo lít. - Giới thiệu đơn vị đo khối lượng kilogam. Đọc, viết, làm tính với các sốđo theo đơn vị kilogam. Tập cân và ước lượng theo kilogam. - Giới thiệu đơn vị đo thời gian: giờ, tháng. Thực hành đọc lịch [loại lịch hàng ngày], đọc giờ đúng trên đồng hồ [khi kim phút chỉ vào số 12] và đọc giờ khi kim phút chỉ vào số 3, 6. Thực hiện phép tính với các số đo theo đơn vị giờ, tháng. - Giới thiệu tiền Việt Nam [trong phạm vi các số học]. Tập đổi tiền trong trường hợp đơn giản. Đọc, viết, làm tính với các số đo đơn vị đồng. 2. Yếu tố hình học: - Giới thiệu về đường thẳng. Ba điểm thẳng hàng. - Giới thiệu đường gấp khúc. Tính độ dài đường gấp khúc. - Giới thiệu hình tứ giác, hình chữ nhật. Vẽ hình trên giấy ô vuông. - Giới thiệu khái niệm ban đầu về chu vi của một hình đơn giản. Tính chu vi hình tam giác, hình tứ giác. 3. Giải bài toán: - Giải các bài toán đơn về phép cộng và phép trừ [trong đó có bài toán vềnhiều hơn hoặc ít hơn một số đơn vị], phép nhân và phép chia. III. Lớp 3 [5 TIẾT/TUẦN X 35 TUẦN = 175 TIẾT] 1. Số học: 1.1. Phép nhân và phép chia trong phạm vi 1000 [tiếp]: - Củng cố các bảng nhân với 2, 3, 4, 5 [tích khôông quá 50] và các bảng chia cho 2, 3, 4, 5 [số bị chia không quá 50]. Bổ sung cộng, trừcác số có 3 chữ số có nhớ không quá 1 lần]. - Lập các bảng nhân với 6, 7, 8, 9, 10 [tích không quá 100] và các bảng chia với 6, 7, 8, 9, 10 [số bị chia không quá 100]. - Hoàn thiện các bảng nhân và bảng chia. - Nhân, chia ngoài bảng trong phạm vi 1000: nhân số có 2, 3 chữ sốvới số có 1 chữ số có nhớ không quá 1 lần, chia số có 2, 3 chữ số cho số có 1 chữ số. Chia hết và chia có dư. - Thực hành tính: tính nhẩm trong phạm vi các bảng tính; nhân nhẩm số có 2 chữ số với số có 1 chữ số không nhớ; chia nhẩm số có 2 chữsố với số có 1 chữ số không có số dư ở từng bước chia. Củng cố vềcộng, trừ, nhân, chia trong phạm vi 1000 theo các mức độ đã xác định. - Làm quen với biểu thức số và giá trị biểu thức. - Giới thiệu thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức số có đến 2 dấu phép tính, có hoặc không có dấu ngoặc. - Giải các bài tập dạng: - “ Tìm x biết: a : x = b [với a, b là số trong phạm vi đã học]”. 1.2. Giới thiệu các số trong phạm vi 100 000. Giới thiệu hàng nghìn, hàng vạn, hàng chục vạn. - Phép cộng và phép trừ có nhớ không liên tiếp và không quá 2 lần, trong phạm vi 100 000. Phép chia số có đến 5 chữ số có 1 chữ số [chia hết và chia có dư]. - Tính giá trị các biểu thức số có đến 3 dấu phép tính, có hoặc không có dấu ngoặc. - Giới thiệu các phần bằng nhau của đơn vị [dạng 1/n, với n là số tựnhiên từ 2 đến 10 và n = 100, n = 1000]. Thực hành so sánh các phần bằng nhau của đơn vị trên hình vẽ và trong trường hợp đơn giản. - Giới thiệu bước đầu về chữ số La Mã. 2. Đại lượng và đo đại lượng: - Bổ sung và lập bảng các đơn vị đo độ dài từ milimet đến kilomet. Nêu mối quan hệ giữa hai đơn vị tiếp liền nhau, giữa met và kilomet, giữa met và xangtimet, milimet. Thực hành đo và ước lượng độ dài. - Giới thiệu đơn vị đo diện tích: xăngtimet vuông. - Giới thiệu gam. Đọc, viết, làm tính với các số đo theo đơn vị gam. Giới thiệu 1kg = 1000g. - Ngày, tháng, năm. Thực hành xem lịch. - Phút, giờ. Thực hành xem đồng hồ, chính xác đến phút. Tập ước lượng khoảng thời gian trong phạm vi một phút. - Giới thiệu tiếp về tiền Việt Nam. Tập đổi tiền với các trường hợp đơn giản. 3. Yếu tố hình học: - Giới thiệu góc vuông và góc không vuông. Giới thiệu êke. Vẽ góc bằng thước thẳng và êke. - Giới thiệu đỉnh, góc, cạnh của các hình đã học. - Tính chu vi hình chữ nhật, hình vuông. - Giới thiệu compa. Giới thiệu tâm và bán kínđường kính vủa hình tròn. Vẽ đường tròn bằng compa. - Thực hành vẽ trang trí hình tròn. - Giới thiệu diện tích của một hình. Tính diện tích hình chữ nhật và diện tích hình vuông. 4. Yếu tố thống kê: - Giới thiệu bảng số liệu đơn giản. - Tập sắp xếp lại các số liệu của bảng theo mục đích, yêu cầu cho trước. 5. Giải bài toán: - Giải các bài toán có đến 2 bước tính với các mối quan hệ trực tiếp và đơn giản. - Giải bài toán quy về đơn vị và các bài toán có nội dung hình học. VI. Lớp 4 [5 TIẾT/TUẦN X 35 TUẦN = 175 TIẾT] 1. Số học: 1.1. Số tự nhiên. Các phép tính về số tự nhiên: - Lớp triệu. Đọc, viết, so sánh các số đến lớp triệu. Giới thiệu lớp tỉ. - Tính giá trị các biểu thức chứa chữ dạng: a + b; a – b; a x b; a : b; a + b + c; a x b x c; [a + b] x c. - Tổng kết về số tự nhiên và hệ thập phân. - Phép cộng và phép trừ các số có đến 5, 6 chữ số không nhớ và có nhớ tới 3 lần. Tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng các số tựnhiên. - Phép nhân các số có nhiều chữ số với số có không quá 3 chữ số, tích có không quá 6 chữ số. Tính chất giao hoán và kết hợp của phép nhân các số tự nhiên, tính chất phân phối của phép nhân với phép cộng. - Phép chia các số có nhiều chữ số cho số có không quá 3 chữ số, thương có không quá 4 chữ số. - Dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9. - Tính giá trị các biểu thức số có đến 4 dấu phép tính. Giải các bài tập dạng: “Tìm x biết: x < a; a < x < b [a, b là các số bé]”. 1.2. Phân số. Các phép tính về phân số: - Giới thiệu khái niệm ban đầu về các phân số đơn giản. Đọc, viết, so sánh các phân số; phân số bằng nhau. - Phép cộng, phép trừ hai phân số có cùng hoặc không có cùng mẫu số[trường hợp đơn giản, mẫu số của tổng hoặc hiệu không quá 100]. - Giới thiệu về tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng các phân số. - Giới thiệu quy tắc nhân phân số với phân số, nhân phân số với số tựnhiên [trường hợp đơn giản, mẫu số của tích có không quá 2 chữ số]. - Giới thiệu về tính chất giao hoán và kết hợp của phép nhân các phân số. Giới thiệu nhan một tổng hai phân số với một phân số. - Giới thiệu quy tắc chia phân số cho phân số, chia phân số cho số tựnhiên khác 0. - Thực hành tính: tính nhẩm về cộng, trừ hai phân số có cùng mẫu số, phép tính không có nhớ, tử số của kêt quả tính có không quá 2 chữ số; tính nhẩm về nhân phân số với phân số hoặc với số tự nhiên, tử số và mẫu số của tích có không quá 2 chữ số, phép tính không có nhớ. - Tính giá trị các biểu thức có không quá 3 dấu phép tính với các phân số đơn giản [mẫu số chung của kết quả tính có không quá 2 chữsố]. 1.3. Tỉ số: - Giới thiệu khái niệm ban đầu về tỉ số. - Giới thiệu về tỉ lệ bản đồ. 2. Đại lượng và đo đại lượng: - Bổ sung và hệ thống hoá các đơn vị đo khối lượng. Chủ yếu nêu mối quan hệ giữa ngày và giờ; giờ và phút, giây; thế kỉ và năm; năm và tháng ngày. - Giới thiệu về diện tích và một số đơn vị đo diện tích [dm2, m2, km2]. Nêu mối quan hệ giữa m2 và cm2; m2 và km2. - Thực hành đổi đơn vị đo đại lượng [cùng loại], tính toán với các sốđo. Thực hành đo, tập làm tròn số đo và tập ước lượng các số đo. 3. Yếu tố hình học: - Góc nhọn, góc tù, góc bẹt. - Nhận dạng góc trong các hình đã học. - Giới thiệu hai đường thẳng cắt nhau, vuông góc với nhau, song song với nhau. - Giới thiệu về hình bình hành và hình thoi. - Giới thiệu công thức tính diện tích hình bình hành [đáy, chiều cao] hình thoi. - Thực hành vẽ hình bằng thước và êke; cắt, ghép, gấp hình. 4. Yếu tố thống kê: Giới thiệu bước đầu về số trung bình cộng. - Lâp bảng số liệu và nhận xét bảng số liệu. - Giới thiệu biểu đồ. Tập nhận xét trên biểu đồ. 5. Giải bài toán: - Giải các bài toán có đến 2 hoặc 3 bước tính, có sử dụng phân số. - Giải các bài toán có liên quan đến: tìm hai số biết tổng hoặc hiệu vàtỉ số của chúng; tìm hai số biết tổng và hiệu của chúng; tìm số trung bình cộng; các nội dung hình học đã học. V.Lớp 5 [5 TIẾT/TUẦN X 35 TUẦN = 175 TIẾT] 1. Số học: 1.1. Ôn tập về phân số: bổ sung về phân số thập phân, hỗn số; các bài toán về tỉ lệ thuận, tỉ lệ nghịch. 1.2. Số thập phân. Các phép tính về số thập phân - Giới thiệu khái niệm ban đầu về số thập phân. - Đọc, viết, so sánh các số thập phân. - Viết và chuyển đổi các số đo đại lượng dưới dạng số thập phân. - Các phép tính cộng, trừ, nhân, chia các số thập phân: + Phép cộng, phép trừ các số thập phân có đến 3 chữ số ở phần thập phân. Cộng, trừ không nhớ và có nhớ đến 3 lần. + Phép nhân các số thập phân có tới 3 tích riêng và phần thập phân của tích có không có 3 chữ số. + Phép chia các số thập phân với số chia có không có 3 chữ số [cả phần nguyên và phần thập phân] và thương có không quá 4 chữ số, với phần thập phân có không quá 3 chữ số. - Tính chất giao hoán của phép cộng và phép nhân, tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng các số thập phân. - Thực hành tính nhẩm: + Cộng, trừ không nhớ hai số thập phân có không quá 2 chữ số. + Nhân không nhớ một số thập phân có không quá 2 chữ số với một số tự nhiên có 1 chữ số. + Chia không có dư một số thập phân có không quá 2 chữ số cho một số tự nhiên có 1 chữ số. - Giới thiệu bước đầu về cách sử dụng máy tính bỏ túi. 1.3. Tỉ số phần trăm - Giới thiệu khái niệm ban đầu về tỉ số phần trăm. - Đọc, viết tỉ số phần trăm. - Cộng, trừ các tỉ số phần trăm; nhân, chia tỉ số phần trăm với một số. - Mối quan hệ giữa tỉ số phần trăm với phân số thập phân, số thập phân và phân số. 2. Đại lượng và đo đại lượng: 2.1. Đo thời gian. Vận tốc, thời gian chuyển động, quãng đường đi được. - Các phép tính cộng, trừ các số đo thời gian có đến tên hai đơn vị đo. - Các phép tính nhân, chia số đo thời gian với 1 số. - Giới thiệu khái niệm ban đầu về: vận tốc, thời gian chuyển động, quãng đường đi được và mối quan hệ giữa chúng. 2.2. Đo diện tích. Đo thể tích - Đêcamet vuông, hectômet vuông, milimet vuông; bảng đơn vị đo diện tích. - Giới thiệu các đơn vị đo diện tích ruộng đất: a và ha. Mối quan hệgiữa m2, a và ha. - Giới thiệu khái niệm ban đầu về thể tích và một số đơn vị đo thểtích: xăngtimet khối [cm3], đêximet khối [dm3], met khối [m3]. - Thực hành đo diện tích ruộng đất và đo thể tích. 3. Yếu tố hình học: - Tính diện tích hình tam giác, hình thoi và hình thang. Tính chu vi và diện tích hình tròn. - Giới thiệu hình hộp chữ nhật, hình lập phương, hình trụ hình cầu. - Tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích hình hộp chữnhật, hình lập phương. Giới thiệu công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần và thể tích hình trụ, hình cầu. 4. Yếu tố thống kê: - Nêu nhận xét một số đặc điểm đơn giản của một bảng số liệu hoặc một biểu đồ thống kê. - Thực hành lập bảng số liệu và vẽ biểu đồ dạng đơn giản. 5. Giải bài toán: Giải bài toán, chủ yếu là các bài toán có đến 3 bước tính, trong đó có: 5.1. Các bài toán đơn giản về tỉ số phần trăm - Tìm tỉ số phần trăm của hai số. - Tìm một số, biết tỉ số phần trăm của số đó so với số đã biết. - Tìm một số biết một số khác và tỉ số phần trămcủa số đã biết so với số đó. 5.2. Các bài toán đơn giản về chuyển động đều, chuyển động ngược chiều và cùng chiều - Tìm vận tốc biết thời gian chuyển động và độ dài quãng đường - Tìm thời gian chuyển động biết độ dài quãng đường và vận tốc chuyển động. - Tìm độ dài quãng đường biết vận tốc và thời gian chuyển động. 5.3. Các bài toán ứng dụng các kiến thức đã học để giải quyết một số vấn đề của đời sống.
  1. PHƯƠNG PHÁP: 1. Nội dung, chương trình môn toán ở tiểu học có đặc điểm gì? - Chương trình tiểu học môn toán đưa vào một số nội dung có nhiều ứng dụng trong học tập và đời sống; chẳng hạn: dạy học phân số hoàn chỉnh hơn với thời lượng nhiều hơn so với chương trình CCGD đã điều chỉnh; giới thiệu thêm về hình bình hành, hình thoi, hình trụ, hình cầu; giới thiệu một sốyếu tố thống kê phù hợp với trình độ học sinh tiểu học; bước đầu làm quen với máy tính và sử dụng máy tính đúng mức. Coi trọng công tác thực hành toán học, đặc biệt là thực hành giải quyết vấn đề trong học tập và trong đời sống. - Chương tình được sắp xếp theo nguyên tắc đồng tâm hợp lí, mở rộng và phát triển dần theo các vòng số, từ các số trong phạm vi 10, trong phạm vi 100, 1000, 100 000 đến các số có nhiều chữ số, phân số, số thập phân đảm bảo tính hệthống và thực hiện ôn tập, củng cố thường xuyên. - Dạy học số học tập trung vào số tự nhiên và số thập phân. Dạy học phân số chỉ giới thiệu một số nội dung cơ bản và sơ giản nhất phục vụ chủ yếu cho dạy học số thập phân và một số ứng dụng trong thực tế. Các yếu tố đại số được tích hợp trong số học, góp phần làm nổi rõ dần một số quan hệsố lượng và cấu trúc của các tập hợp số. Ví dụ: Dạy học giải toán, ngay từ lớp 1 phần bài giải bao gồm đầy đủ: câu giải, phép tính, đáp số, thống nhất với các lớp 2, 3, 4, 5.

2. Phương pháp trực quan được quan niệm như thế nào? [2. Anh hay chị hãy mô tả một tiết dạy học Toán ở tiểu học có sử dụng phương pháp trực quan. ] Phương pháp dạy học trực quan trong dạy học toán ở tiểu học là một phương pháp dạy học, trong đó giáo viên tổ chức hướng dẫn cho học sinh trựctiếp hoạt động trên các phương tiện, đồ dùng dạy học, từ đó giúp học sinh hình thành kiến thức và kĩ năng cần thiết của môn toán. 3. Trình bày vai trò, tác dụng và phạm vi sử dụng của phương pháp gợi mở vấn đáp trong dạy học Toán ở tiểu học. Phương pháp Gợi mở – vấn đáp phù hợp với yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, bởi nó không bày đặt sẵn kiến thức mà giáo viên kích thích người học tự tìm kiến thức thông qua hệ thống câu hỏi. Phương pháp này phù hợp vớiviệc dạy Toán ở Tiểu học[ vì nhìn chung đơn vị kiến thức trong mỗi tiết là nhỏ], nó giúp người học tập dượt suy nghĩ và diễn đạt khi trả lời câu hỏi, kiến thức hình được thành theo cách này giúp học sinh nhớ lâu hiểu kỹ và tự tin hơn. 4. Quan niệm thế nào là phương pháp thực hành luyện tập trong day học toán và tiểu học. [Anh chị hãy nêu tên một số tiết dạy học toán ở tiểu học và mô tả việc sử dụng phương pháp thực hành luyện tập trong tiết đó.] Phương pháp thực hành luyện tập[ sử dụng trong dạy học toán ở tiểu học] là phương pháp dạy học trong đó giáo viên tổ chức hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động thực hành, thông qua đó để giải quyết tình huống cụ thể có liên quan tới các kiến thức và kỹ năng về môn toán. Từ đó hình thành được kiến thức và kỹ năng cần thiết cho học sinh tiểu học. Trong dạy toán ở tiểu học không chỉ sử dụng phương pháp trực quan hoặc phương pháp dạy mở vấn đáp mà có nhiều tiết dạy học toán giáo viên sử dụng phương pháp thực hành luyện tập, chẳng hạn như các tiết: “ Luyện tập” và “Luyện tập chung” ở cuối chương phân số trong sách giáo khoa Toán 4. Hoặc các tiết “Ôn tập cuối năm” trong sách giáo khoa toán của các lớp. 5. Phương pháp giảng giải- minh hoạ 6. Tổ chức nhóm học tập tương tác trong dạy học Toán ở Tiểu học 7. Tổ chức hoạt động học tập cá nhân bằng phiếu giao việc 8. Tổ chức hoạt động trò chơi trong dạy học 9. Tổ chức hoạt động ngoại khoá trong dạy học toán ở tiểu học

Chủ Đề