Các huyện cửa thanh hóa cấm thi đưa 2023 năm 2024

Sở Nội vụ tỉnh Thanh Hóa vừa công bố kết quả xác định Chỉ số cải cách hành chính [CCHC] của các sở, ngành cấp tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố năm 2023.

Huyện Đông Sơn 3 năm liên tiếp dẫn đầu bảng xếp hạng Chỉ số cải cách hành chính cấp huyện.

Cấu trúc bộ chỉ số năm 2023 gồm 8 nội dung: Công tác chỉ đạo, điều hành; cải cách thể chế; cải cách thủ tục hành chính; cải cách tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước; cải cách chế độ công vụ; cải cách tài chính công; xây dựng và phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số; đánh giá mức độ hài lòng của người dân, tổ chức.

Chỉ số CCHC năm 2023 của các sở, ban, ngành cấp tỉnh.

Đối với cấp tỉnh, có 20 sở, ban, ngành thuộc đối tượng xác định Chỉ số CCHC năm 2023. Trong đó có 7 đơn vị gồm: Văn phòng UBND tỉnh, Sở Nội vụ, Sở Tài chính, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Ngoại vụ, Ban Dân tộc và Thanh tra tỉnh không thực hiện đánh giá mức độ hài lòng của người dân, tổ chức thông qua điều tra xã hội học do không đủ số lượng mẫu hoặc trong năm không có hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp.

Giá trị trung bình các chỉ số thành phần của các sở, ban, ngành cấp tỉnh.

Theo kết quả xếp hạng, năm 2023, giá trị trung bình chỉ số CCHC của các sở, ngành đạt 89,49%. Có 12/20 đơn vị đạt chỉ số CCHC cao hơn giá trị trung bình và đạt kết quả chỉ số trên 90%. Sở Công thương vươn lên đứng đầu bảng xếp hạng CCHC năm 2023 với kết quả đạt 92,83%; xếp cuối bảng xếp hạng là Ban Dân tộc, đạt 81,33%, thấp hơn 8,16% so với giá trị trung bình và 11,5% so với đơn vị đứng đầu.

Chỉ số CCHC năm 2023 của các huyện, thị xã, thành phố.

Đối với cấp huyện, 27 UBND huyện, thị xã, thành phố là đối tượng xác định Chỉ số CCHC. Năm 2023, giá trị trung bình Chỉ số CCHC của các đơn vị cấp huyện đạt được là 89,31%, cao nhất trong giai đoạn từ 2018 - 2023. Đáng chú ý, đây là năm thứ 3 liên tiếp huyện Đông Sơn dẫn đầu bảng xếp hạng Chỉ số CCHC với 92,15%.

Kết quả Chỉ số CCHC của các huyện, thị xã, thành phố.

Qua kết quả đánh giá, chấm điểm cho thấy, một số đơn vị duy trì thứ hạng cao liên tiếp trong nhiều năm là Hoằng Hóa, TP Thanh Hóa. Đặc biệt năm 2023, huyện Yên Định đã có sự bứt phá về vị trí, vươn lên top 4 các đơn vị dẫn đầu. Tuy nhiên, vẫn còn đơn vị liên tiếp có kết quả chỉ số CCHC không cao, nhiều năm nằm ở top cuối bảng xếp hạng là huyện Mường Lát.

Giá trị trung bình Chỉ số CCHC năm 2023 của các huyện, thị xã, thành phố giai đoạn 2018-2023.

So sánh giá trị trung bình các chỉ số thành phần năm 2022 và 2023 cho thấy, năm 2023 có 4/8 chỉ số thành phần tăng điểm, 4/8 chỉ số thành phần giảm điểm so với năm 2022. Trong đó, tăng cao nhất là chỉ số thành phần “Cải cách tài chính công” [14,86%], đây cũng là chỉ số đạt giá trị trung bình cao nhất trong năm 2023. Giảm sâu nhất là chỉ số thành phần “Đánh giá mức độ hài lòng của người dân, tổ chức” [12,54%].

Điểm theo từng tiêu chí thành phần Chỉ số CCHC của các huyện, thị xã, thành phố năm 2023.

Năm 2023 là năm đầu tiên triển khai điều tra xã hội học bằng phương pháp mới, có sự phân tách các nhóm đối tượng. Đối với cán bộ, công chức, viên chức được thực hiện trực tuyến trên phần mềm, gửi phiếu trực tiếp đến hộp thư điện tử của từng cá nhân, đối tượng khảo sát, giúp tiết kiệm chi phí, giảm thời gian xử lý số liệu và nâng cao tính chính xác, khách quan, minh bạch trong triển khai.

Việc khảo sát người dân được thực hiện thông qua đơn vị độc lập [Bưu điện tỉnh]. Việc nhập, làm sạch phiếu, xử lý số liệu do khoa Khoa học xã hội, Trường Đại học Hồng Đức thực hiện, đảm bảo tính khách quan, minh bạch, khoa học, chuyên nghiệp và hiệu quả.

Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 259/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch chung đô thị Thanh Hóa tỉnh Thanh Hóa đến năm 2040.

Theo nội dung được phê duyệt, phạm vi lập quy hoạch chung đô thị Thanh Hóa, đến năm 2040 gồm toàn bộ diện tích theo địa giới hành chính TP Thanh Hóa và huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa với tổng diện tích khoảng 22.821 ha.

Theo đó, TP Thanh Hóa trở thành địa phương dẫn đầu cả tỉnh trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Là một trong những trung tâm lớn về thương mại, dịch vụ, công nghiệp công nghệ cao, văn hoá, khoa học, giáo dục - đào tạo, y tế, thể thao của vùng Nam đồng bằng Bắc bộ và Bắc Trung bộ; hướng tới thành phố thông minh, văn minh, hiện đại là một động lực quan trọng góp phần đưa tỉnh Thanh Hóa trở thành cực tăng trưởng mới ở phía Bắc của Tổ quốc.

Đây là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Thanh Hóa, đô thị tỉnh lỵ, là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa, y tế, giáo dục, khoa học - kỹ thuật của tỉnh Thanh Hóa.

Quy mô đất xây dựng đô thị khoảng 7.634ha, chiếm khoảng 34% tổng diện tích tự nhiên toàn đô thị. Đến năm 2030, đất xây dựng đô thị khoảng 11.181ha, chiếm khoảng 49% tổng diện tích tự nhiên toàn đô thị. Đến năm 2040, đất xây dựng đô thị khoảng 14.019ha, chiếm khoảng 61% tổng diện tích tự nhiên toàn đô thị.

Một góc TP Thanh Hóa

Tổng diện tích tự nhiên khoảng 22.821ha. Dự kiến sử dụng đất của đô thị theo yêu câu phát triển đến năm 2040, đất xây dựng đô thị tăng khoảng 6.386ha [bình quân 114m2/người], đến năm 2040 đạt khoảng 14.019ha, chiếm 61% diện tích đất tự nhiên.

Về định hướng phát triển không gian: Phát triển không gian đô thị tập trung, lan tỏa kết nối với ý tưởng chủ đạo là: tựa núi [Ngàn Nưa] - bên sông [sông Mã] - hướng biển [vịnh Bắc Bộ], lấy dãy Ngàn Nưa làm chỗ dựa, phát triển đô thị hai bên bờ sông Mã, kết nối mạnh về phía Đông, hướng ra biển.

Phát triển đô thị Thanh Hóa theo mô hình “tập trung, đa tâm” điều chỉnh mô hình “vành đai - xuyên tâm" thành mô hình “vành đai mở kết hợp mạng lưới mềm”.

Lấy trục Đại lộ Lê Lợi kéo dài làm trục trung tâm, lấy sông Mã làm trục cảnh quan của đô thị; tăng cường các dải đô thị song song với trục cảnh quan sông Mã; hình thành vành đai số 3 kết nối các dải đô thị.

Lấy trung tâm đô thị hiện hữu làm hạt nhân, hình thành khung cấu trúc đô thị “03 trục phát triển - 06 trung tâm - 01 hành lang sinh thái tự nhiên".

Có 6 trung tâm tích hợp gồm: Trung tâm hiện hữu: chức năng trọng tâm là trung tâm hành chính, chính trị của thành phố và của cả tỉnh Thanh Hóa.

Trung tâm Hàm Rồng - Núi Đọ: chức năng trọng tâm là trung tâm du lịch, văn hóa lịch sử và cảnh quan sinh thái. Trung tâm Đông Nam: chức năng trọng tâm là trung tâm thể dục thể thao cấp tỉnh, trung tâm dịch vụ khoa học công nghệ, giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực và trung tâm đô thị mới theo hướng liên kết TP Thanh Hóa - TP Sầm Sơn.

Trung tâm Đông Bắc: chức năng trọng tâm là dịch vụ thương mại khu vực Bắc sông Mã và trung tâm đô thị mới; liên kết TP Thanh Hóa với vùng đô thị hóa huyện Hoằng Hóa và vùng phía Bắc tỉnh Thanh Hóa.

Trung tâm phía Tây: chức năng trọng tâm là công nghiệp, dịch vụ vận tải, logistics, dịch vụ đầu mối nông lâm sản; liên kết thành phố Thanh Hóa với các huyện Triệu Sơn, Thiệu Hóa và vùng phía Tây tỉnh Thanh Hóa.

Trung tâm phía Tây Nam: chức năng trọng tâm là nông nghiệp đô thị và trung tâm dịch vụ y tế chất lượng cao; liên kết với các huyện Quảng Xương, Nông Cống và vùng phía Nam tỉnh Thanh Hóa.

Trong lộ trình sáp nhập, thời gian qua, Tỉnh ủy Thanh Hóa đã chỉ đạo không bổ nhiệm các vị trí lãnh đạo tại TP Thanh Hóa. Trưởng phòng Giáo dục & Đào tạo TP đã khuyết 2 năm nay.

Chủ Đề