Các loại ngân sách trong điểm bán hàng

Ngân sách [budget] là kế hoạch thu và chi được xác định từ trước của các tác nhân kinh tế như hộ gia đình, doanh nghiệp, chính phủ.

Các loại ngân sách

Ngân sách gia đình

Ngân sách gia đình là kế hoạch thu chi của hộ gia đình. Số liệu về ngân sách gia đình được thu thập thông qua các cuộc điều tra ngân sách gia đình do cơ quan thống kê nhà nước thực hiện

Ngân sách doanh nghiệp

Ngân sách doanh nghiệp là kế hoạch thu chi của doanh nghiệp được biểu thị bằng hiện vật hoặc tài chính cho một thời kỳ nhất định trong tương lai [tuần, tháng, quý, năm]. Nhìn chung, trong kế hoạch thu ngân sách, người ta dự kiến doanh thu bán hàng [được phân loại theo nhóm sản phẩm, khu vực bán hàng và loại khách hàng] dựa trên các kết quả dự báo nhu cầu.

Phần chi ngân sách chỉ ra các chi phí dự kiến cho việc bán hàng và quảng cáo, chi phí phân phối [đóng gói, bảo quản, chuyên chở]. Kế hoạch ngân sách này được dùng làm cơ sở để lập các kế hoạch khác của doanh nghiệp, ví dụ kế hoạch sản xuất, tiêu thụ, quảng cáo phân phối. Kế hoạch đầu tư cũng nằm trong ngân sách của doanh nghiệp, vì nó biểu thị các khoản chi tiêu cần thiết đẻ mua sắm tài sản cố định hoặc tăng thêm vốn luân chuyển

Ngân sách nhà nước

Ngân sách nhà nước, còn gọi là tài chính  nhà nước, là bản dự toán tài chính của chính phủ, trong đó ghi rõ các nguồn thu và khoản chi dự kiến trong một năm tài chính hay tài khóa, ví dụ tài khóa 1997.

Nguồn thu chủ yếu của chính phủ là thuế, nhưng cũng có thể bao gồm các nguồn thu khác như các khoản lệ phí không phải thuế, bảo hiểm bắt buộc, viện trợ, lợi nhuận và các khoản giao nộp khác của các xí nghiệp quốc doanh. Phần chi của chính phủ có thể chia thành chi thường xuyên, tức chi tiêu để vận hành bộ máy nhà nước, chi trả lãi suất và chi cho đầu tư công cộng [ở các nước đang phát triển gọi là chi cho đầu tư phát triển, bao gồm cả đầu tư cơ sở hạ tầng và nhà máy mới]. Trong hệ thống phân cấp ngân sách nhà nước, người ta tách ngân sách trung ương ra khỏi ngân scash địa phương cả về phương diện thu và chi.

Tuy nhiên, ngân sách của chính phủ trung ương có thể tác động vào ngân sách địa phương thông qua việc quyết định về nguồn thu để lại cho địa phương và cáp phát ngân sách cho địa phương. Khi nói ngân sách nhà nước, chúng ta hiể unos bao gồm cả ngân sách trung ương và ngân sách địa phương

[Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân]

Đào Thị Quỳnh Trang – D11QT5Ngân sách bán hàng: là bản kế hoạch tài chính các hoạt động bán hàng đượcxác định cho một khoảng thời gian hoặc cho một chương trình, chiến dịch bánhàng.-Vai trò của ngân sách bán hàng:Tạo đường hướng chỉ đạo cho hoạt động của các cá nhân và bộ phận bán-hàng của doanh nghiệpCho phép phối hợp đồng bộ các cấp,các bộ phận trong doanh nghiệpNgân sách bán hàng giúp các doanh nghiệp tăng cường công tác kiểm soát•hoạt động bán hàng thông qua các chỉ tiêu tài chính6.2.2 Phương pháp xác định ngân sách bán hàng- Dựa trên các chỉ tiêu chi phí và kết quả của các kỳ trước: Nhà quản trị bánhàng căn cứ vào các định mức chi phí và kết quả bán hàng của kỳ trước kết hợpvới mục tiêu bán hàng của kỳ kế hoạch để dự trù các khoản chi thu.- Theo đối thủ cạnh tranh: Ngân sách bán hàng phải được hoạch định trên cơ sởchi phí và kết quả của các đối thủ cạnh tranh nhằm giữ vị thế của doanh nghiệptrên thị trường. Ví dụ như ngân sách quảng cáo, hoa hồng cho các đại lý, khuyếnmại…- Phương pháp khả thi: Ngân sách bán hàng được xác định dựa trên cơ sở tínhtoán các khoản phải chi cân nhắc với mục tiêu sau đó nghiên cứu các hoạt đọngphải làm. Từ đó lấy báo giá và lên phương án phí.- Phương pháp hạn ngạch: Doanh nghiệp lên các phương án về thu, chi, lợinhuận sau đó giao cho các đơn vị tự chủ động triển khai lập ngân sách trong giớihạn ngạch được giao.- Phương pháp tăng từng bước: Ngân sách bán hàng sẽ được phê duyệt theonguyên lý gia tăng dần dần theo thời gian.Siêu thị Bra & Panty onlinePage 26 Đào Thị Quỳnh Trang – D11QT56.2.3. Nội dung của ngân sách bán hàng•Nội dung ngân sách bao gồm các chỉ tiêu về doanh thu bán hàng, chi phí bánhàng; dự toán kết quả bán hàng [lãi gộp, lợi nhuận, tỷ lệ sinh lời, tốc độ quayvòng vốn…]• Ngân sách chi phí bán hàng:- Khi xây dựng ngân sách chi phí bán hàng, doanh nghiệp sẽ tiến hành xây-dựng các định mức chi phí, từ đó xác định các khoản mục chi.Về chi phí nhân sự, doanh nghiệp sẽ tiến hành đưa ra các giả thiết về nhân sự-từ đó tính toán ngân sách chi cho lực lượng bán hàng.Về tài sản cố định, doanh nghiệp phải xác lập danh mục tài sản cố định cầnthiết, từ đó lấy báo giá và xác định ngân sách bán hàng.6.2.4 Ngân sách bán hàng của siêu thị Bra & PantyXây dựng bảng ngân sách bán hàng theo phương án bán ở trên, với trườnghợp đạt 100% doanh thu, 120% doanh thu, 80% doanh thu [tháng 5/2014]Chỉ tiêuPA1[ đạt 100%doanh thu]PA2[ đạt 120%doanh thu]PA3[ đạt 80%doanh thu]Doanh thu dựkiến391.600.000469.920.000313.280.000Chi phí hoạt động347.600.000347.600.000347.600.000Lợi nhuận44.000.000122.320.000[34.320.000]Siêu thị Bra & Panty onlinePage 27 Đào Thị Quỳnh Trang – D11QT5Tỉ suất lợi nhuậntrên chi phí12,66%35,19%[9,87%]Tỉ suất lợi nhuậntrên doanh thu11,24%26,03%[10,96%]Siêu thị Bra & Panty onlinePage 28 Đào Thị Quỳnh Trang – D11QT5Chương 7: Rủi ro dự án đầu tư***7.1. Các loại rủi ro.- Hàng tồn kho.- Giá thiếu cạnh tranh: Thông thường đối với những phân khúc khách hàng bìnhdân, khi kinh doanh cửa hàng quần áo nên chú ý tới đối thủ xung quanh. Dùhàng hóa có đẹp đến mấy nhưng bán giá quá cao khách hàng cũng chỉ ghé thămđể chiêm ngưỡng chứ không mua. Do vậy, có giá cả hợp lý, không quá chênhlệch với đối thủ là yếu tố để cạnh tranh tốt.- Ép khách: Hãy luôn tươi cười và cảm ơn ngay cả khi khách chỉ “ngắm chứkhông mua”. Tuyệt đối không vồ vập, nài ép họ mua sản phẩm. Bởi, nếu hành xửthô lỗ sẽ làm khách hàng sợ hãi và chẳng bao giờ ghé lại cửa hàng nữa. Như vậy,cửa hàng không chỉ mất khách, doanh thu giảm mà còn mang tiếng xấu.- Ưu đãi giả: cửa hàng đưa ra những chương trình ưu đãi, giảm giá để thu hútkhách hàng. Tuy nhiên, nếu không khéo sẽ gây phản cảm và khách sẽ sớm khaitrừ cửa hàng ra khỏi danh sách ghé thăm.7.2 Ảnh hưởng của các loại rủi ro tới dự ánRủi ro là yếu tố luôn tồn tại trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh vàtrong quá trình thực hiện dự án xây dựng của siêu thị Bra & Panty cũng khôngngoại lệ. Những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình xây dựng và phát triển kếhoạch kinh doanh và đem lại rất nhiều ảnh hưởng xấu đến siêu thị. Vì vậy, cầnphải có những biện pháp phòng tránh đồng thời phải nhanh nhạy khắc phục sựcố một cách nhanh nhất nếu có thể.Siêu thị Bra & Panty onlinePage 29 Đào Thị Quỳnh Trang – D11QT5KẾT LUẬNTrên thị trường có rất nhiều cửa hàng với các loại sản phẩm đồ lót, bikinivà váy ngủ nhưng siêu thị Bra & Panty tự tin ra nhập thị trường với chất lượngvà sức lôi cuốn của sản phẩm trên hàng. Siêu thị Bra & Panty mong muốn mangđến một phong cách mua hàng mới, trải nghiệm mới cho khách hàng. Không cầnnói nhiều, hãy để sản phẩm tự lên tiếng.Siêu thị Bra & Panty onlinePage 30

Ngân sách là gì? Vì sao phải lập kế hoạch ngân sách? Đó là những câu hỏi luôn có lượng tìm kiếm lớn trên Google. Để giúp các bạn giải đáp những thắc mắc này, BAC đã dành một bài viết để chia sẻ những vấn đề có liên quan.

Ngân sách là chủ đề được mọi doanh nghiệp đặc biệt quan tâm

1. Ngân sách là gì?

Ngân sách là một danh sách tất cả các khoản chi phí và doanh thu được tổng hợp bằng cách ước lượng, dự đoán, tính toán trước. Nói cách khác, ngân sách có thể được hiểu đơn giản là một kế hoạch chi tiêu, nhằm cung cấp góc nhìn tổng thể về hiệu quả hoạt động hiện tại và tương lai của doanh nghiệp. Ngân sách đóng vai trò quan trọng và việc lập kế hoạch là điều không thể thiếu, nếu bạn quan tâm chủ đề này hãy tham khảo ngay khóa học dưới đây:

Tham khảo: Khóa học lập kế hoạch ngân sách cho doanh nghiệp

2. Các loại ngân sách

Ngân sách cũng được chia làm nhiều loại khác nhau, bao gồm:

  • Ngân sách tổng thể [master budget]: Là ngân sách có quy mô lớn nhất, mang lại cái nhìn tổng quát về toàn bộ tình trạng tài chính hiện tại của doanh nghiệp, bao gồm ngân sách của từng phòng ban.
  • Ngân sách hoạt động [operating budget]: Là ngân sách dự báo và phân tích thu chi của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định.
  • Ngân sách dự báo dòng tiền [cash flow budget]: Là ngân sách thể hiện dòng chảy của tiền trong doanh nghiệp ở một khoảng thời gian nhất định.
  • Ngân sách tài chính [financial budget]: Là ngân sách giữ vai trò chiến lược giúp doanh nghiệp quản lý tài sản, dòng tiền, thu chi,….
  • Ngân sách cố định [static budget]: Là ngân sách có số liệu cố định mặc cho các yếu tố khác như lợi nhuận, doanh số,… có thay đổi.
3. Vai trò của việc lập kế hoạch ngân sách

Công việc lập kế hoạch ngân sách có một vai trò cực kỳ quan trọng trong doanh nghiệp. Cụ thể:

  • Giúp doanh nghiệp đi đúng hướng: Nhờ có một kế hoạch chi tiết, rõ ràng, doanh nghiệp sẽ biết chính xác những việc cần làm trong hiện tại và tương lai. Từ đó, những quyết định của doanh nghiệp không bị lệch khỏi mục tiêu đã đề ra.
  • Sử dụng hiệu quả nguồn lực hiện có: Không chỉ là kế hoạch cho tương lai mà ngân sách còn thể hiện chính xác tình trạng của doanh nghiệp, mang lại cái nhìn tổng quát nhất về hiệu quả hoạt động của cả doanh nghiệp.
  • Dự đoán tương lai: Kế hoạch đóng vai trò như một tấm bản đồ thời gian, để doanh nghiệp định hình những việc phải làm trong tương lai cũng như những mục tiêu phải đạt được.
  • Thước đo hiệu quả: Ngoài việc quản trị các nguồn thu chi thì kế hoạch ngân sách cũng thường xuyên được dùng để làm thước đo cho hiệu quả hoạt động của một doanh nghiệp, giúp các nhà quản trị đánh giá kết quả thực tế so với kỳ vọng.
4. Quy trình lập kế hoạch ngân sách doanh nghiệp

Tùy vào công việc, dự án, cá nhân mà kế hoạch ngân sách sẽ có những sự điều chỉnh khác nhau. Đối với doanh nghiệp, thường có 2 loại ngân sách để tổng hợp:

4.1 Ngân sách hoạt động

Là ngân sách dùng cho các hoạt động của doanh nghiệp như marketing, thiết kế, phân phối sản phẩm, chăm sóc khách hàng,….

  • Bước 1: Ước lượng doanh thu

Bạn có thể dựa vào tình hình hoạt động của doanh nghiệp trong quá khứ và hiện tại làm cơ sở, từ đó đưa ra con số mong đợi trong tương lai. Con số này không nên quá xa so với khả năng của doanh nghiệp vì có thể tạo ra áp lực lên đội ngũ nhân viên. Thay vào đó, một con số thực tế sẽ là động lực thúc đẩy hiệu quả làm việc của các phòng ban.

  • Bước 2: Tính toán nguồn vốn

Từ doanh thu dự đoán ở trên, các nhà quản lý có thể lập ngân sách nguồn vốn. Nói cách khác, để đạt được doanh thu dự kiến như trên thì cần nguồn vốn bao nhiêu, bao gồm nhân công, nguyên vật liệu,….

  • Bước 3: Các chi phí dự kiến

Chi phí phát sinh là điều không thể thiếu việc chuẩn bị từ trước sẽ giúp doanh nghiệp có được sự chuẩn bị tốt nhất trong mọi tình huống.

Khác với doanh thu được mong đợi, thu nhập dự kiến là con số dựa trên các dữ liệu hoạt động dự kiến.

  • Bước 5: Dự đoán tình huống

Sự thay đổi của các tình huống sẽ tạo ra vô số những biến đổi mà bạn không thể lường trước được. Ví dụ, điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta tăng ngân sách quảng cáo hay việc cắt giảm nhân sự trong giai đoạn này sẽ tác động như thế nào đến doanh nghiệp,….

4.2 Ngân sách tài chính:

Gồm các báo cáo tài chính, dự báo và ngân sách vốn, ngân sách tiền. Trong đó, ngân sách tiền rất quan trọng vì nó thể hiện sự thiếu hụt và thặng dư trong từng giai đoạn. Các bước dưới đây sẽ giúp bạn xây dựng một ngân sách tiền:

Xác định các khoản doanh thu dự kiến, bao gồm doanh thu từ khách hàng và các nguồn khác trong từng giai đoạn.

  • Bước 2: Trừ các khoản chi

Dựa theo tình hình hoạt động mà ước lượng những khoản tiền phải chi tiêu, thuế, lương nhân viên, cơ sở vật chất,….

Bạn phải tính toán để đảm bảo cân đối giữa thu và chi trong từng giai đoạn bằng cách cộng các khoản thu và trừ đi những khoản chi.

  • Bước 4: Tính cân đối cuối kỳ

Khoản tiền cân đối đầu kỳ này là khoản tiền cân đối cuối kỳ trước, bằng cách cộng vào khoản dư hoặc thiếu mà bạn sẽ có cân đối vào cuối kỳ.

Từ cân đối cuối kỳ mà nhà quản trị sẽ đưa ra quyết định tiếp theo. Nếu cân đối là một số dương cho biết doanh nghiệp hiện đang đủ vốn, ngược lại, cân đối là một số âm cho thấy doanh nghiệp cần một kế hoạch cấp vốn cho những khoản thâm hụt.

Những bước trên đã được giản lược và sử dụng ngôn từ gần gũi để giúp các bạn hình dung một cách cụ thể về việc lập kế hoạch ngân sách doanh nghiệp. Mong rằng những kiến thức này sẽ hữu ích với các bạn, đừng quên đón xem những bài viết mới nhất sẽ được cập nhật thường xuyên tại BAC's Blog.

Nhu cầu đào tạo doanh nghiệp

BAC là đơn vị đào tạo BA đầu tiên tại Việt Nam. Đối tác chính thức của IIBA quốc tế. Ngoài các khóa học public, BAC còn có các khóa học in house dành riêng cho từng doanh nghiệp. Chương trình được thiết kế riêng theo yêu cầu của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp giải quyết những khó khăn và tư vấn phát triển.

Video liên quan

Chủ Đề