Cách buộc khung diều sáo

Diều cánh cung hay còn gọi là diều cung trăng là một trong số những mẫu diều vô cùng đẹp mắt và thường được sử dụng làm diều sáo, một loại diều truyền thống của Việt Nam.

Vật dụng, nguyên liệu chuẩn bị

Để làm được diều cánh cung, bạn cần chuẩn bị cách nguyên vật liệu sau:

Nguyên liệu làm diều

1 thanh tre dài chừng 1m4. Sử dụng loại thanh tre đực. Đường kính dày từ 8-10 cm

Áo diều: sử dụng giấy viết loại mỏng hoặc nilong. Kích thước : 2m x 1m5.

Dây diều: loại chỉ nilon, có độ dài 150m-200m

Dây sợi buộc diều

Bộ sáo hòa âm 5 chiếc, với sáo cái D27 [2,7cm], cả bộ nặng khoảng 0,8 lạng [cả cọc sáo là 1 lạng]. Do dùng cho diều nhỏ nên cần làm sáo càng nhẹ càng tốt [ống sáo làm mỏng, vành tai của miệng sáo cũng nên làm nhỏ hơn bình thường].

Dụng cụ sử dụng

Kéo, dao

Keo, hồ dán

Kim, chỉ khâu

Cách làm diều cánh cung

Bước 1 : Làm khung diều

Dùng dao chẻ thanh tre ra làm 8 mảnh theo chiều dọc. Lấy 2 thanh trong số đó làm khung diều.

Dùng dao vót 2 thanh tre sao cho chúng bé dần về hai đầu. Lưu ý: cần bẻ nhẹ thanh từng thanh tre để kiểm tra xem hai đầu của mỗi thanh có độ cong tương đồng hay không. Nếu chưa tương đồng, bạn cần vót cho đều để đảm bảo độ cong của diều như nhau.

Bước 2: Làm Cán diều

Trong số mảnh tre còn lại, cắt ra một thanh tre khác để làm cán diều. Thanh tre này có độ rộng gấp 2.5 lần thanh tre làm khung diều và có độ dài khoảng gần so với chúng.Thanh này cần được vót bẹt nhưng không nên mỏng quá sẽ khiến khung bị gãy.

Bước 3: Buộc khung, cán và đuôi diều

Dùng dây buộc cán diều vào điểm giữa hai khung diều như hình dưới.

Tiếp tục dùng dây buộc hai đầu khung diều lại với nhau.

Bước 4: Làm đuôi diều

Sử dụng một thanh trẻ mỏng trong số tre con lại để làm đuôi diều. Thanh tre này cần được vót mỏng, có đường kính kính khoảng 1 cm.

Uốn thanh tre làm phần đuôi diều. Thực tế diều có thể không có phần đuôi. Bạn có thể tham khảo một số mẫu đuôi diều phổ biến dưới đây.

Bước 5: Làm áo diều

Lấy giấy hoặc miếng nilong làm áo diều ướm vào khung diều để cắt.

Chú ý nên cắt to hơn so với khung diều.

Dùng keo hoặc hồ dán hoặc chỉ để dán, khâu áo diều vào với khung diều. Sau khi công đoạn dán xong có nghĩa là chiếc diều của bạn đã hoàn thành.

Bước 6: Buộc dây diều

Đây cũng là bướcg rất quan trong. Khi buộc dây bạn phải buộc cho chặt không diều sẽ không thể bay được. Tiến hành buộc dây diều như hình:

Bước 7: Thêm bộ sáo diều

Nếu bạn chơi diều sáo, buộc vị trí bộ sáo vào dưới con diều của bạn.

Các mẫu diều cánh cung đẹp

Sau khi hoàn thành bạn sẽ có những con diều cánh cung để chơi vào những ngày hè. Hãy chọn và đầu tư cho mình những áo diều đẹp, cầu kì một chút để tôn thêm cho con diều của mình nhé.

Tham khảo những mấu diều cánh cung đẹp dưới đây nhé!

Bài nên xem

  • Quá trình tìm chọn kinh đô muôn đời của đất nước

    Kinh đô là trung tâm chính trị hành chính và đi liền với nó là trung tâm quân sự, kinh tế và văn hoá của một đất nước. Bất...

  • Nhớ về Bong bóng vẽ của ngày xưa

    Bong bóng Thanh Dung, bong bóng từ miền Trung chở tới, bong bóng đi rồi các em nhỏ đứt ruột em ơi,tôi có anh bạn lớn tuổi không phải người...

  • Nhớ Sài Gòn, chốn cũ đường xưa [Kỳ 4]

    Phang Đình Phùng cụng vô đường Lý Thái Tổ ngay tại ngã ba Ở ngã ba nầy, có Phòng Trà Lệ Liễu và chủ Phòng Trà là chị Ba Liễu!...

  • Biệt điện mùa hè của vua Bảo Đại ở Đà Lạt

    Dinh 3 Đà Lạt, hay còn gọi là Biệt điện mùa hè của vua Bảo Đại là một công trình có giá trị cao về nghệ thuật kiến trúc và...

  • Lễ lại mặt có ý nghĩa gì?

    Lễ thành hôn, tơ hồng, hợp cẩn xong xuôi, hai vợ chồng tân hôn trở về nhà gái mang theo lễ vật để tạ gia tiên ông bà cha mẹ,...

  • Làng đá mỹ nghệ Non Nước

    Làng đá mỹ nghệ Non Nước nằm dưới chân Ngũ Hành Sơn, là một trong những làng nghề truyền thống ở Đà Nẵng đã gần 400 tuổi Nằm dưới chân...

  • Dạy làm người trước, dạy làm việc sau

    Cổ nhân có câu: Muốn làm nên sự nghiệp lớn thì trước tiên phải học cách làm người. Giáo dục con cũng vậy, việc đầu tiên nên làm là dạy...

  • Đã từng có một Hà Nội rất khác

    Hà Nội hôm nay đang phát triển và thay đổi diệm mạo, nhiều con đường mới và công trình mới được xây dựng. Nhưng cũng đã từng có một Hà...

  • Những điều chủ tiệm cần lưu ý để salon không bị kiện tụng

    Thời điểm tốt nhất để bảo vệ công việc kinh doanh của bạn khỏi những vụ kiện tụng rắc rối từ một vị khách hàng đang giận dữ hay một...

  • Dì ghẻ

    Người ta đóng đinh vào người bà cái danh xưng "dì ghẻ", người ta lớn tiếng, ỉ ôi trước sự tham lam và dơ bẩn của bà. Nhưng thực chất...

  • Gốm Phù Lãng một nét Kinh Bắc xưa

    Nằm bên dòng sông Cầu thơ mộng, làng gốm Phù Lãng một thời nhộn nhịp trên bến dưới thuyền. Ngày nay về đây, du khách vẫn vô cùng háo hức...

  • Ba dấu hiệu của một gia đình bắt đầu suy bại

    Trong sách Mạnh Tử viết: Gia tất tự hủy, nhi hậu nhân hủy chi, tức là nhà kiatự hủy hoại mình trước, rồi sau người ngoài mới hủy hoại mình....

Video liên quan

Chủ Đề