Cách chăm sóc cây Trắc Bách Diệp

Tên khác của cây Trắc Bách Diệp: Trắc Bá Diệp, Bá Tử Nhân.

Tên khoa học: Platycladus orientalis

Họ thực vật: Cupressaceae [họ Hoàng đàn]

Xuất xứ: Tây bắc Trung Quốc, Hàn Quốc và Viễn Đông Nga [Amur + Khabarovsk]

Cây Trắc Bách Diệp

Đặc điểm hình thái và sinh lý cây:

Trắc Bách Diệp là cây thân gỗ có chiều cao từ 40cm đến 70cm nếu trồng ra vườn có thể lớn thành cây bụi cao hơn 5m. Lá nhỏ mọc theo cành ép vào nhau có màu xanh non.

Trắc Bách Diệp là dòng ưa sáng toàn phần chịu được hạn nhưng là khi cây đã lớn. Thiếu sáng cây sẽ sinh nấm và thối lá. Cây có thể nhân giống bằng cách dâm cành hoặc gieo hạt. Hạt của cây thường được thu hoạch vào mùa đông để nhân giống.

Tác dụng của cây:

Tác dụng phong thủy

Trong phong thủy cây Trắc Bách Diệp có khả năng trừ tà và điều khí.

Tác dụng khác

Cây Trắc Bách Diệp là cây trang trí cảnh quan ngoài trời rất bền xanh quanh năm dễ sống trong môi trường đất nghèo dinh dưỡng.

Cây còn được sử dụng để chữa một số loại bệnh: như xuất huyết, an thần chữa mất ngủ dưỡng tâm đan, chữa rụng tóc do viêm da tiết bã: lấy 60g lá Trắc Bách Diệp tươi ngâm với rượu trắng hoặc cồn 60% ngâm 7 ngày sau đó bôi lên da đầu giúp chống ngứa, giảm rụng tóc kích thích tóc đen mượt.

Ý nghĩa cây Trắc Bách Diệp:

Cây Trắc Bách Diệp mang lại nhiều may mắn cho người trồng cây.

Một số vị trí để cây thích hợp

Nên để cây ở vị trí có ánh sáng toàn phần và thoáng khí: như ban công có nắng, trước cửa nhà hoặc trồng thành hàng trong vườn.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc

Cách trồng

Đất: sử dụng đất có sẵn tại nhà, đất thịt miễn là đất đó sạch bệnh đều có thể dùng để trồng Trắc Bách Diệp.

Trồng cây: có thể lót một lớp xỉ than dưới đáy chậu. Sau đó lót một lớp đất lên. Nhẹ nhàng gỡ cây ra khỏi bầu nhựa sao cho không được vỡ bầu. Đặt cây vào chậu sao cho gốc cây thấp hơn miệng chậu khoảng 4cm thêm đất cho cây rồi nén nhẹ xung quanh bầu cây.

Cách chăm sóc

Tưới nước: cây Trắc Bách Diệp có thể chịu được hạn nhưng không nên để cây quá khô hoặc quá ngập úng. Trời nắng nên tưới đậm cho cây vào buổi sáng các mùa khác có thể giảm bớt lượng nước cho cây.

Sâu bệnh thường gặp

Bệnh thường thấy ở Trắc Bách Diệp là cây bị thối lá do thiếu ánh sáng vì các là áp sát vào nhau nên khả năng lây lan khá nhanh. Khi cây bị đen một vài lá thì cần kiểm tra cắt bỏ cành bị đen, di chuyển cây sang khu vực có nhiều sáng và nắng.

Một số chú ý

Không để lá cây đọng nước quá lâu sẽ rất dễ sinh nấm bệnh giữa các lớp lá.

Tưới cho cây vào buổi sáng sớm không nên tưới vào tối trừ khi cây quá khô.

Related

Trắc bách diệp được biết đến là một vị thuốc với nhiều công dụng trong Đông y. Không chỉ vậy, cây còn nhiều tác dụng hữu ích khác trong cuộc sống.

  • Cây bách thủy tiên – cách chăm sóc mang lại tài lộc cho gia chủ

Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết đặc điểm, đặc tính sống, công dụng cũng như cách trông và chăm sóc cây trắc bách diệp sao cho hiệu quả.

Đặc điểm cây trắc bách diệp

Trắc bách diệp có tên khoa học là Platycladus orientalis, đây là loài cây hạt trần thuộc họ Bách [Cupressaceae], có nguồn gốc từ khu vực Bắc Mỹ.

Tại Việt Nam, cây được gọi với nhiều cái tên khác nhau như trắc bá, trắc bá diệp, bá tử nhân, bách tử nhân, bách thật, bá thực, trắc bá tử nhân, bách thử nhân…

Cây trắc bách diệp

Cây trắc bách diệp có tuổi đời lớn, kích thước trung bình với chiều cao khoảng 8 – 10m, có thể cao hơn trong điều kiện tự nhiên phù hợp.

Nhìn sơ qua, ta dễ nhầm lẫn trắc bách diệp với các loại cây họ tùng chia cành phân tầng, nhưng thực tế, trắc bách diệp lại phân nhánh theo kiểu thẳng đứng, tán lá xếp dọc, tạo dáng hình tháp.

Thân cây không quá to với vỏ sần sùi, màu nâu thẫm. Cành lá của trắc bách diệp khá um tùm, phủ lên một màu xanh thẫm đẹp mắt, lá càng non thì màu xanh càng sáng.

Hoa trắc bách diệp hướng thẳng đứng với màu xanh ngọc, phía trên là một hoa khác hình nón, màu xám. Khi già đi, phần nón này sẽ cứng dần và hóa gỗ, phần vảy có chứa hạt sẽ bung ra và nhân giống thành cây mới.

Về đặc tính sống, trắc bách diệp sinh trưởng nhanh, phù hợp với nhiều môi trường kể cả điều kiện khắc nhiệt. Cây ưa sáng, chịu được bóng, ít sâu bệnh, thường nhân giống bằng cách gieo hạt. Thân và lá có tinh dầu nên khá thơm.

Công dụng của trắc bách diệp

Nhờ sinh trưởng nhanh, dáng đẹp um tùm, phủ xanh tốt, cây trắc bách diệp được ưa chuộng để làm cây cảnh công trình, trang trí nhiều khu vực.

Người ta thường trồng bách trắc diệp theo dàng dọc đường phố, trang trí khu vực công cộng như công viên, bệnh viện, trường học, khu đô thị, khu công nghiệp, sân vườn biệt thự.

Nhiều người cũng giới hạn kích thước cây, trồng trong chậu để trang trí trước nhà, ban công. Nhiều nghệ nhân còn uốn nắn thành kiểu bonsai để tăng tính thẩm mỹ và giá trị cho cây.

Cây trắc bách diệp được tạo dáng bonsai

Không chỉ có công dụng trồng cảnh, trắc bách diệp còn được biết đến như một vị thuốc quý.

Theo nhiều ghi chép Đông y, trắc bách diệp có vị lạnh, đắng, được sử dụng để cầm máu, bổ huyết, chữa chảy máu cam, chữa ho, ho ra máu, tử cung xuất huyết, sốt và lợi tiểu.

Hạt trắc bách diệp chữa người yếu, táo bón, mất ngủ, hồi hộp, hay quên, ra mồ hôi. Lá bách diệp trị được bệnh tiêu chảy trẻ em.

Lưu ý quan trọng: trước khi sử dụng trắc bách diệp để điều trị bệnh tại nhà, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước.

Cách trồng và chăm sóc trắc bách diệp

Như đã thông tin ở trên, trắc bách diệp có sức sống tốt, sinh trưởng ngay cả trên đất khô cằn nên quá trình trồng và chăm sóc khá đơn giản. Dưới đây là vài lưu ý chính.

Đất trồng

Bạn không cần cải tạo đất trồng nhiều bởi cây trắc bách diệp có thể sinh trưởng tốt bất kể loại đất nào.

Riêng bầu cây hay chậu trồng thì bạn trộn đất với ít phân chuồng, mùn cưa, phía dưới có đục lỗ, như vậy là đủ để đảm bảo cả dinh dưỡng, độ tơi xốp và khả năng thoát nước rồi.

Nhân giống

Trắc bách diệp được nhân giống bằng phương pháp gieo hạt. Đầu tiên, bạn tách hạt từ những quả già, khô sau đó đem ngâm trong nước ấm trong khoảng 5 tiếng.

Sau khi ngâm, bạn vớt hạt ra và ủ trong vải cho đến khi hạt nứt nanh thì đem vùi vào bầu đất đã chuẩn bị từ trước. Tưới đẫm nước, che chắn cẩn thận, chỉ sau vài ngày là hạt sẽ nảy mầm.

Tiếp tục tưới nước, bón phân định kỳ cho tới khi cây cao khoảng 30cm trở lên là có thể trồng ra đất hay chuyển vào chậu.

Khi cây đạt kích cỡ có thể trồng ra đất

Trồng cây

Trước khi trồng cần đào hố trước 1 tuần, khử chua đầy đủ, hố phải lớn hơn kích thước cây con. Sau đó, nhẹ nhàng xé bầu sao cho không ảnh hưởng tới bộ rễ, đặt cây xuống và lấp đất lên.

Tưới nước để duy trì độ ẩm, che chắn khỏi gió to, nắng gắt để cây tiếp tục sinh trưởng.

Chăm sóc

Khi cây còn nhỏ, bạn cần duy trì lượng nước tưới đều đặn, tưới cả thân và lá. Tần suât trung bình là 2 – 3 lần mỗi tuần, thay đổi tùy theo thời tiết. Khi cây đã lớn hơn thì mỗi tuần chỉ cần tưới 1 lần là đủ. Chú ý không nên tưới quá nhiều có thể khiến cây bị úng rễ.

Trồng cây ở nơi thoáng mát để đảm bảo cung cấp đủ ánh sáng cho cây phát triển. Cây có thể chịu được bóng nhưng màu sắc và kích thước sẽ không đẹp bằng cây ở ngoài sáng.

Nếu trồng trong chậu đặt trong nhà thì mỗi tuần nên đưa chậu ra ngoài khoảng 1 tiếng cho cây quang hợp.

Về dinh dưỡng, bạn nên bón phân NPK cho cây trắc bách diệp đình kỳ 4 tháng 1 lần. Nếu trồng cây trong chậu thì mỗi năm nên thay đất 1 lần để làm mới môi trường sống.

Cây có đủ ánh sáng sẽ có màu sắc lá đẹp hơn

Trắc bách diệp ít khi bị sâu bệnh, bạn chỉ cần thường xuyên cắt tỉa, tạo dáng, loại bỏ cành lá hư thối là được.

Rất đơn giản đúng không nào.

Trên đây là những thông tin cơ bản về cây trắc bách diệp mà bạn có thể tham khảo để tự mình trồng và chăm sóc một vài cây, trang trí cảnh quan, không gian sống.

Chúc bạn thành công.

Video liên quan

Chủ Đề