Cách chi tiêu hợp lý trong 1 tháng

Quản lý tài chính cá nhân là một bài toán khó mà không phải ai cũng được học ở trường lớp, thế nhưng ai cũng phải đương đầu với nó trên đường đời. Vậy làm thế nào để chi tiêu hiệu quả? Hãy cùng Prudential học cách lên kế hoạch chi tiêu cá nhân qua 3 bước đơn giản sau bạn nhé.

Bước 1: Hãy ghi chép lại các khoản chi hàng ngày của bạn để tìm hiểu về thói quen chi tiêu của mình trong vòng 1 tháng

Hãy ghi chép và phân loại các khoản chi theo hình thức thanh toán: thẻ tín dụng, tiền mặt, thẻ ATM, thanh toán online, v,v. Lưu giữ các biên lai tiền điện, tiền nhà, tiền internet… và các khoản chi cố định hàng tháng khác. Đến cuối tháng, bạn sẽ có trong tay 1 danh sách tổng kết mình đã tiêu bao nhiêu cho khoản nào và còn dư bao nhiêu cho tháng sau. Hãy nhớ, giai đoạn này là để bạn tìm hiểu thói quen tiêu dùng của bản thân, cho nên đừng cố gắng kiểm soát chi tiêu khi bạn chưa có thông tin rõ ràng cho việc này.

Bước 2: Sau 1 tháng, hãy phân loại các khoản chi của bạn theo các hạng mục một cách đơn giản nhất. Ví dụ như sau:

  • Thu nhập hàng tháng: 15.000.000 VNĐ
  • Chi tiêu hàng tháng:
  • Tiền thuê nhà: 3.500.000 VNĐ
  • Tiền điện, nước, điện thoại, internet, xăng xe: 1.500.000 VNĐ
  • Nhu yếu phẩm: 2.000.000 VNĐ
  • Tiền ăn tối ở ngoài: 2.000.000 VNĐ
  • Mua sắm khác: 3.500.000 VNĐ
  • Tiền tiết kiệm: 2.500.000 VNĐ

Bước 3: Bắt đầu lên kế hoạch chi tiêu.

Ở bước này, bạn đã có trong tay ghi chép về thói quen chi tiêu của mình và đã phân loại chúng theo hạng mục. Hãy phân bổ thu nhập của bạn vào các hạng mục theo tỉ lệ phần trăm, chú ý đối chiếu với thói quen chi tiêu xem bạn có phân bổ quá ít hay quá nhiều cho một khoản hay không. Ở bước này, ứng dụng lập bảng thống kê Excel sẽ là trợ thủ đắc lực cho bạn.

  • Hãy phân các khoản chi thành 2 cột riêng biệt – cột “Dự tính” và cột “Thực tế”. Cột “Dự tính” ghi số tiền được khoán cho mỗi khoản chi vào đầu tháng, và cột “Thực tế” sẽ ghi số tiền bạn thực sự tiêu xài cho từng khoản vào cuối tháng.
  • Thông thường, mọi người sẽ dành khoảng 2/3 thu nhập cho 2 khoản chi thiết yếu nhất bao gồm thực phẩm, nhà ở và phương tiện đi lại. Phần còn lại sẽ dành cho trả lãi ngân hàng [nếu có], để dành tiết kiệm, cuối cùng là các hoạt động giải trí và mua sắm.
  • Nhiều nhà tư vấn tài chính chuyên nghiệp khuyên bạn nên dành từ 10 đến 15% tổng số tiền kiếm được mỗi tháng vào việc Tiết kiệm. Khoản tiền này có thể để đầu tư hoặc dự trù khi bạn gặp khó khăn...

Lưu ý: Trong nhiều trường hợp, số tiền thực chi của mỗi tháng sẽ thay đổi theo thời gian. Do đó, bạn cần phải theo dõi và đối chiếu hai cột “Dự tính” và “Thực tế” sau mỗi tháng. Việc này sẽ giúp bạn có cái nhìn chi tiết về cách bạn tiêu xài trong một thời gian dài và có sự điều chỉnh hợp lí.

Vậy, lập kế hoạch chi tiêu mang lại cho bạn những lợi ích gì?

Lập ra kế hoạch chi tiêu sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ ràng về những khoản chi hàng tháng. Bạn sẽ phân biệt được những khoản nào là cần thiết, những khoản nào nên hạn chế và cắt giảm những khoản không cần thiết phải tiêu tiền.

Việc lập kế hoạch chi tiêu sẽ tạo cho bạn thói quen chuẩn bị khoản dự phòng cho các tình huống không ngờ đến, ví dụ như xe hư, bị tai nạn, người thân cần giúp đỡ hay đi dự đám cưới bạn bè… Để giải quyết những trường hợp này thường sẽ tiêu tốn không ít, vậy nên hãy luôn chuẩn bị sẵn một khoản “phòng thân” để bạn không rơi vào thế bị động khi tình huống bất ngờ xảy ra.

Theo đó, nhiều bạn trẻ đã lựa chọn tham gia bảo hiểm nhân thọ như một cách dự phòng hiệu quả và tiết kiệm có kỷ luật.

Nếu bạn vẫn còn khá lạ lẫm với khái niệm bảo hiểm nhân thọ là gì, xem thêm TẠI ĐÂY nhé!

Có được một cách chi tiêu hợp lý là điều không thể thiếu nếu muốn độc lập tài chính sớm. Thu nhập thấp nhưng nếu bạn biết cách chi tiêu thì vẫn có thể dư dả. Ngược lại, bạn kiếm được rất nhiều tiền mà không thể cân bằng chi tiêu thì cũng khó đảm bảo cuộc sống. Kiếm được tiền đã khó nhưng giữ tiền và khiến nó thành nhiều tiền hơn lại càng khó. Đừng bỏ qua bài viết này nếu bạn vẫn đang đi tìm một phương án chi tiêu lý tưởng. Bài viết sẽ bật mí cho bạn cách chi tiêu hợp lý và những thói quen để đảm bảo chi tiêu hàng tháng.

Cách chi tiêu hợp lý cho người trẻ

Cách chi tiêu hợp lý theo quy tắc 50/30/20

50/30/20 là bạn sẽ chia nhỏ thu nhập mỗi tháng của mình thành 3 phần. 

  • 50% cho các nhu cầu căn bản [tiền ăn, tiền nhà,…]
  • 30% cho các sở thích cá nhân [mua sắm, giải trí,…]
  • 20% còn lại để tiết kiệm và đầu tư

Ví dụ: Thu nhập hàng tháng của bạn là 10 triệu thì trong đó:

  • 5 triệu cho tiền nhà, tiền ăn và các chi tiêu thiết yếu khác
  • 3 triệu cho các hoạt động vui chơi giải trí tùy ý
  • 2 triệu còn lại để tiết kiệm và đầu tư

Các nhu cầu cơ bản nên chiếm khoảng 50% ngân sách chi tiêu hàng tháng. Các nhu cầu này bao gồm: tiền ăn, tiền nhà, tiền xe,…và các chi phí bắt buộc khác. Tóm lại đây là phần bắt buộc cho các sinh hoạt hằng ngày. Nếu các chi phí này của bạn lớn hơn 50% thì bạn buộc phải giảm ngân sách cho các sở thích cá nhân xuống

Các sở thích cá nhân sẽ bao gồm các hoạt động không quá thiết yếu nhưng có thể giúp bạn duy trì cân bằng cuộc sống và có cảm hứng làm việc tốt hơn. Các sở thích này như đi cafe với bạn, mua sắm, du lịch,… Khá là khó để phân biệt rạch ròi giữa các sở thích và nhu cầu. Sản phẩm skincare có phải là đồ thiết yếu không? Thực phẩm hữu cơ có được coi là nhu cầu căn bản không? Điều này phụ thuộc vào từng cá nhân. Nếu bạn cảm thấy skincare hay các sản phẩm tốt cho sức khỏe là điều không thể thiếu được thì hãy xếp chúng vào mục nhu cầu nhé.

Nếu bạn muốn có một khoản tiết kiệm lớn hơn thì có thể giảm bớt ngân sách cho phần này. Nhưng hãy nhớ đảm bảo sự cân bằng chi tiêu nhé. Đồng thời, hãy luôn nhớ bỏ ra một khoản phòng trừ cho các chi phí phát sinh bất ngờ. Điều này sẽ giúp việc chi tiêu của bạn bớt bị động hơn.

Ngân sách cho tiết kiệm và đầu tư chiếm 20% thu nhập

Cuối cùng, hãy đảm bảo rằng 20% thu nhập luôn dành cho tiết kiệm và đầu tư. Ngân sách cho việc này luôn phải ổn định và không thể dao động quá nhiều đâu nhé. Nó có thể giúp bạn có thêm một nguồn thu nhập khác ngoài công việc. Ngoài ra, đảm bảo ngân sách cho việc đầu tư cũng là một phương án dự trù cho tương lai đó.

Các thói quen giúp chi tiêu hợp lý

Bên cạnh việc phân chia ngân sách thu nhập, chúng ta cũng cần có một vài thói quen để đảm bảo cách chi tiêu hợp lý.

Theo dõi thu chi

Đề quản lý chi tiêu hợp lý thì việc biết rõ nguồn tiền chảy về đâu là không thể thiếu. Qua việc theo dõi, bạn sẽ dễ dàng kiểm soát được nguồn tiền và điều chỉnh chi tiêu cho thích hợp. Hãy nhớ đảm bảo mọi thứ được tuân theo nguyên tắc 50/30/20 như trên nhé.

Việc theo dõi cũng rất đơn giản thôi. Bạn có thể tạo một file excel hoặc ghi chú vào một quyển số theo cách riêng của bạn. Hoặc nếu muốn nhanh gọn thì bạn có thể sử dụng các app quản lý chi tiêu. Hiện nay có rất nhiều app quản lý chi tiêu trên thị trường, cũng rất dễ sử dụng. Đôi khi, trên app cũng sẽ gợi ý cho bạncách chi tiêu hợp lý với thu nhập. Hãy tham khảo nếu muốn có thêm thông tin để quản lý chi tiêu nhé!

Hạn chế mua những thứ không cần thiết

Việc chi tiêu quá ngân sách cũng là điều thường thấy, đặc biệt ở phụ nữ. Chúng ta dễ dàng bị cuốn theo niềm đam mê mua sắm mà không suy nghĩ về ảnh hưởng của nó. Một món đồ rẻ ở siêu thị có thể không đáng gì, nhưng nếu mua vậy nhiều lần sẽ dễ dẫn đến thâm hụt ngân sách đấy.

Ngoài ra, việc mua sắm online ngày càng tiện lợi cũng khiến chị em dễ dãi mở hầu bao hơn. Liên tục có các chương trình Flash sale, ngày hội mua hàng,… khiến chúng ta dễ mua những thứ không thật sự cần thiết chỉ để có cảm giác là mình mua được giá hời. Điều này khiến ngân sách cho sở thích cá nhân tăng lên và ảnh hưởng đến việc chi tiêu cho các mục đích khác. Do đó, hãy tỉnh táo khi mua sắm nhé!

Đừng để bị cuốn theo việc mua sắm

Học đầu tư một cách khôn ngoan

Để tiền đẻ ra tiền mới là một phương án chi tiêu tối ưu. Hãy học đầu tư từ sớm để không lãng phí nguồn tiền nhàn rỗi sẵn có. Đồng thời, đầu tư cứng cáp cũng giúp bạn có một nguồn tiền ổn định, không phụ thuộc nhiều vào công việc cố định.

Hiện nay có rất nhiều nguồn học đầu tư mà bạn có thể tham khảo. Nếu mới tham gia thì hãy bắt đầu với các phương án đầu tư an toàn hơn như chứng chỉ quỹ, trái phiếu,… Trong lúc đó, bạn có thể học hỏi dần để bắt đầu đầu tư cổ phiếu hoặc bất động sản. Đây đều là những hình thức đầu tư phổ biến, đem lại nguồn lợi cao.

Kết luận

Trên đây là một vài chia sẻ của DNSE về cách chi tiêu hợp lý. Mong rằng qua bài viết các bạn đã học được cách chi tiêu thông minh cho bản thân. Hãy nhớ ghé thăm DNSE thường xuyên để cập nhật những kiến thức về tài chính mới nhất nhé!

Chủ Đề