Cách chữa không có sữa sau sinh

Làm mẹ ai cũng muốn con mình được bú sữa mẹ ngay từ những giây phút đầu đời. Cũng vì mong muốn ấy mà sau khi sinh không có sữa khiến các mẹ rơi vào trạng thái tâm lý hoang mang, lo lắng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của con. Vậy mẹ không có sữa cho con bú là do đâu, bài viết sau sẽ giúp các mẹ tìm được lý do để biết cách gọi sữa về.

1. Lý giải khoa học hiện tượng không có sữa cho con bú

Không có sữa cho con bú được hiểu là bầu ngực của mẹ không có sữa tiết ra để cho con bú mặc dù con đã bú rất nhiều và rất lâu nhưng sữa vẫn không ra. Hiện tượng này được lý giải một cách khoa học là do sự thiếu hụt của hai hormone: Prolactin tạo sữa và Oxytocin tiết sữa.

Sau khi sinh, một số mẹ dù đã cho con bú rất nhiều nhưng vẫn không có sữa

Trong quá trình mang thai, sữa đã được sản xuất và lưu trữ dần ở các nang sữa từ bầu ngực người mẹ. Sữa sẽ tiết ra khỏi bầu ngực khi con chào đời và bú mẹ. Tuy nhiên, với những mẹ không có sữa thì tức là hai hormone này không được sản sinh hoặc sản sinh ít nên tuyến sữa trong bầu ngực mẹ không thể thực hiện hết được chức năng của mình.

Ngoài ra, một số trường hợp mất sữa ngay sau khi sinh là do chưa hoàn chỉnh cơ chế tạo sữa và quy trình tạo sữa cũng bị ảnh hưởng. Điều này chủ yếu xảy ra ở các trường hợp sinh non. Sự chào đời đổi đột ngột của em bé không theo đúng thời gian dự sinh khiến cho lượng sữa giảm sút và dần dần bị mất đi sau khi sinh.

2. Mẹ không có sữa cho con bú là do đâu

Sữa mẹ luôn là nguồn dinh dưỡng tốt nhất với trẻ trong một năm đầu đời. Vì thế khi bị mất sữa mẹ cho con, tâm lý chung của các mẹ đều là hoang mang, lo lắng, thương con,... Vậy mẹ không có sữa cho con bú là do đâu? Những tác nhân gây ra hiện tượng này chủ yếu gồm:

2.1. Mất máu quá nhiều và gặp khó khăn trong quá trình sinh nở

Nếu quá trình sinh nở của mẹ diễn ra khó khăn, mẹ phải sinh mổ, bị băng huyết, chuyển dạ kéo dài,... sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc sản xuất sữa mẹ. Đây chính là lý do làm mẹ không có sữa cho con bú sau khi sinh. Đặc biệt, nếu khi sinh mẹ bị mất máu quá nhiều có thể ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến yên nên không còn khả năng kích hoạt tiết sữa.

Chuyển dạ kéo dài là một trong những nguyên nhân khiến mẹ không có sữa ngay sau sinh

Ngoài ra, khi sinh một số mẹ phải dùng kháng sinh, thuốc giảm đau,... cũng là nguyên nhân làm trì hoãn sự bắt đầu đầu của quá trình tiết sữa sau sinh. Một lý do nữa không thể không nhắc đến là mẹ sinh non làm cho các mô tuyến trong vú không có đủ thời gian để phát triển nên sau sinh không có sữa.

2.2. Căng thẳng trong thời gian dài

Sau khi sinh tâm lý của phụ nữ sẽ có nhiều biến đổi, nếu trải qua một quá trình sinh nở đau đớn, cuộc sống quá bận bịu, con quấy khóc đêm thường xuyên, công việc chịu áp lực nhiều,... thì sẽ khiến mẹ vô cùng căng thẳng. Chính những yếu tố ấy tác động vào làm cho cơ thể của mẹ không thể tiết sữa.

Ngoài ra, áp lực đến từ việc lo lắng không có sữa cho con bú là do đâu tạo cho người mẹ tâm lý bất an, căng thẳng. Nó cũng chính là nguyên nhân khiến cho mẹ ngày càng ít sữa và thậm chí còn mất sữa vĩnh viễn.

2.3. Mất cân bằng nội tiết tố

Nội tiết tố mất cân bằng có thể do vấn đề về tuyến giáp nhưng hệ lụy của nó lại chính là lượng sữa tiết ra ít hoặc sau sinh không có sữa. Mặt khác, sự phát triển của tuyến vú và khả năng sinh sản của phụ nữ liên quan mật thiết tới hormone estrogen và progesterone.

Quá trình sản xuất sữa khi mang thai chịu tác động bởi yếu tố prolactin còn quá trình chảy của dòng sữa qua ống dẫn tuyến vú lại chịu tác động của oxytocin. Nếu những hormone này thiếu đi vì một lý do nào đó thì quá trình sản xuất sữa mẹ cũng sẽ bị tác động.

2.4. Tác dụng phụ của thuốc

Một số loại thuốc thảo dược nếu dùng trước hoặc sau sinh có thể cản trở việc sản xuất sữa mẹ. Điển hình như thuốc giảm đau khi chuyển dạ làm trì hoãn việc tiết và không có sữa sau sinh; dùng thuốc tránh thai sau sinh gây ức chế hormone Prolactin sản xuất sữa; một số loại lá như bạc hà, mùi tây, kinh giới,... có thể gây ức chế việc tiết sữa.

2.5. Lối sống và môi trường

Nếu mẹ chưa biết không có sữa cho con bú là do đâu thì cũng nên xem lại chế độ dinh dưỡng và lối sống của mình. Những người mẹ duy trì chế độ ăn uống không đảm bảo dinh dưỡng, vận động ít, sử dụng chất kích thích,... sẽ ít hoặc thậm chí không có sữa vì những yếu tố này tác động làm cho quá trình sản xuất sữa bị ảnh hưởng.

Nên khám bác sĩ để biết được nguyên nhân chính xác không có sữa cho con bú là do đâu nếu quá 1 tuần không thấy sữa về

Ngoài ra, mẹ sống trong môi trường bị ô nhiễm nguồn nước, không khí,... thì việc sản xuất sữa của cơ thể cũng bị ảnh hưởng. Để tránh điều này, mẹ nên hạn chế đến nơi đông người hay nơi ô nhiễm môi trường, tránh xa thực phẩm bẩn hoặc bị ôi thiu,...

2.6. Bị sót nhau thai

Nhiều trường hợp đi tìm nguyên nhân không có sữa cho con bú là do đâu một thời gian rất dài mới phát hiện ra bị sót nhau thai trong tử cung. Tình trạng này làm kích hoạt quá trình giải phóng progesterone và estrogen từ đó ngăn chặn quá trình tiết sữa sau sinh bắt đầu. Không những thế, sót nhau thai còn khiến cho người mẹ bị tăng nguy cơ nhiễm khuẩn hậu và mất sữa.

2.7. Tiểu đường thai kỳ

Nếu trong quá trình mang thai người mẹ bị tiểu đường thai kỳ thì sau khi sinh cũng rất dễ không có sữa cho con bú. Điều này được giải thích do Insulin được xem là một hormone quan trọng đối với quá trình sản xuất sữa mẹ. Nếu mẹ bị tiểu đường thai kỳ thì nồng độ insulin sẽ dao động và ảnh hưởng đến sự bắt khởi đầu của quá trình tiết sữa.

2.8. Một số yếu tố khác

- Mẹ sinh con khi tuổi tác đã cao thì cơ thể cũng tiết sữa chậm và ít hơn, có trường hợp còn không có sữa cho con bú.

- Cho con bú sai tư thế, sai khớp ngậm ảnh hưởng đến phản xạ tiết hormone sản xuất sữa mẹ là Prolactin đồng thời tác động xấu tới phản xạ tiết hormone bài xuất sữa mẹ. Nếu những việc này được diễn ra đúng thì mẹ sẽ không còn phải băn khoăn không có sữa cho con bú là do đâu nữa vì khi ấy phản xạ xuống sữa mẹ đã được kích thích rất hiệu quả rồi.

3. Gợi ý mẹ cách gọi sữa về cho bé

Thường thì ngay trong quá trình mang bầu, sữa non đã được trữ sẵn trong bầu vú mẹ và trong vòng 40 giờ - 5 ngày sau sinh, sữa mẹ sẽ về. Nếu sau sinh khoảng thời gian đó mà mẹ không thấy sữa về cho con bú thì có thể tham khảo một số biện pháp sau:

- Cho con bú hoặc vắt sữa

Cho con bú ngay sau khi sinh hoặc vắt sữa từ vài giờ đầu sau sinh sẽ kích thích cơ thể tiết sữa. Đặc biệt, nếu sữa càng lâu về thì mẹ càng nên cho con bú thường xuyên hoặc cách 1 - 2 giờ hãy vắt sữa để thúc cho sữa mẹ nhanh về hơn.

- Da kề da

Liệu pháp da kề da vừa giúp cải thiện hệ hô hấp cho trẻ vừa kích thích quá trình việc tiết sữa nhanh chóng diễn ra hơn.

- Chườm ấm và massage ngực

Massage hai bầu ngực theo chuyển động tròn từ bên trong ra đến núm vú kết hợp với việc dùng khăn mềm nhúng nước nóng rồi vắt ráo và chườm ấm bầu ngực cũng là biện pháp không nên bỏ qua. Cách làm này không chỉ giúp sữa dễ chảy ra hơn mà còn giúp cho bé nhanh chóng có được khớp ngậm đúng để sữa nhanh về.

- Bú đúng khớp ngậm và tư thế

Tìm hiểu tư thế bế bé và khớp ngậm đúng là việc mẹ nên làm khi đang băn khoăn không có sữa cho con bú là do đâu. Nếu làm đúng những thao tác này tức là mẹ đang giúp cho tuyến sữa được kích thích để nhanh về hơn. Đặc biệt, sau khi bé bú thường chưa hết sữa, nếu mẹ dùng máy hút sữa cạn hết thì sau mỗi cữ bú sữa cũng về nhiều hơn.

Mong rằng những chia sẻ trên đây của chúng tôi đã tháo gỡ được khúc mắc không có sữa cho con bú là do đâu để giúp các mẹ tìm được cách gọi sữa về cho con. Nếu đã thực hiện những biện pháp hỗ trợ trên mà không đạt hiệu quả, mẹ nên tìm đến bác sĩ sữa mẹ hoặc tổng đài 1900 56 56 56 để được bác sĩ chuyên khoa và chuyên gia y tế của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC hướng dẫn chính xác.

/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/san-phu-khoa-va-ho-tro-sinh-san/dang-cho-con-bu-bi-mat-sua-phai-lam-nao/

Mất sữa đột ngột khi đang cho con bú khiến các mẹ vô cùng lo lắng do không đủ nguồn sữa cung cấp cho con. Vậy nếu gặp phải tình trạng này thì mẹ phải phải làm sao để nhanh chóng có sữa lại?

Mất sữa đột ngột là hiện tượng các tuyến sữa của bà mẹ ngừng hoạt động không tiết được ra sữa như bình thường. Thời gian dài ngắn tùy thuộc vào tình trạng của người mẹ, hiện tượng mất sữa đột ngột có thể xảy ra đột ngột hoặc từ từ rồi mất hẳn.

Khi bị mất sữa đột ngột, các mẹ sẽ dễ dàng nhìn thấy các dấu hiệu điển hình như bầu vú xẹp, lỏng lẻo, không cảm thấy căng tức, đau khi không cho bé bú. Dù cố gắng nặn hay vắt đều không thấy sữa chảy ra.

Mất sữa đột ngột sau đẻ không có sữa, ít sữa hoặc mất sữa do nhiều nguyên nhân [tại chỗ, toàn thân] như: có sữa nhưng không bài tiết được nguyên nhân do tia sữa không thông hoặc bản thân người mẹ không sản sinh được sữa do khí huyết quá hư suy từ trước, sau sinh đẻ do các tác nhân khác làm ảnh hưởng tới quá trình tạo sữa... Tất cả những nguyên nhân trên đều gây ra ít sữa, không có sữa hoặc mất sữa hoàn toàn.

Khi bị mất sữa đột ngột nên cho trẻ bú nhiều hơn để cơ thể sản xuất ra nhiều sữa.

2.1. Cho trẻ bú nhiều hơn

Càng cho con bú nhiều, cơ thể bạn càng sản xuất ra nhiều sữa. Không cần thiết phải tuân thủ nghiêm ngặt theo thời gian biểu để cho con bú. Cho trẻ bú bất cứ lúc nào trẻ đói, miễn là bé muốn, đặc biệt là trong tuần đầu tiên khi mẹ bắt đầu có sữa và chú ý chỉ cho trẻ bú hết một bên vú sau đó mới sang bên còn lại.

2.2. Uống nhiều nước

Uống nước nhiều, đặc biệt là nước ấm chính là yếu tố then chốt giúp cho cơ thể mẹ sản xuất lượng sữa mỗi ngày. Theo kinh nghiệm dân gian, những bài thuốc Nam được sử dụng nấu nước uống cho các bà mẹ sau sinh như nước chè vằng,... được áp dụng phổ biến. Nếu bạn mất nước, bạn sẽ sản xuất ít sữa hơn. Khi bạn quá bận rộn trong việc chăm sóc bé, bạn có thể mang theo chai nước bên mình và đừng quên uống nước đều đặn. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tránh xa đồ uống có cồn như rượu, bia,... Bởi vì, đồ uống có cồn làm giảm sản xuất sữa, bạn sẽ mất nhiều thời gian hơn để sữa mẹ được bài xuất ra và tổng lượng sữa cũng giảm.

Mặc dù căng thẳng có thể không gây ảnh hưởng nhiều tới việc sản xuất sữa nhưng nó có thể làm cản trở phản xạ xuống sữa khi sữa được giải phóng vào các ống dẫn sữa trong quá trình cho con bú và làm cho bé khó bú được sữa. Chăm sóc cho bản thân chính là cách tốt nhất để bạn có thể chăm sóc cho bé.

Bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý, tránh tình trạng quá mệt mỏi và căng thẳng. Hãy dành cho mình nhiều thời gian để ngủ. Mỗi ngày, mẹ nên ngủ ít nhất khoảng 10 tiếng, khoảng 2 – 4 tiếng vào ban ngày và 6 – 8 tiếng vào ban đêm để cơ thể được nghỉ ngơi, quá trình tiết sữa cũng trở nên thuận lợi hơn. Bạn cũng nên yêu cầu sự hỗ trợ từ phía bạn tình, gia đình và bạn bè trong những vấn đề khác. Hạn chế việc khách đến chơi trong những tuần đầu sau sinh để bạn có thêm thời gian và không gian yên tĩnh cho con bú, kích thích sữa xuống.

khi bị mất sữa đột ngột nên massage ngực.

Massage ngực có thể giúp tăng cường thành phần chất béo cũng như tổng lượng sữa của bạn. Khi trẻ đang bú một cách thoải mái, bạn có thể Massage xung quanh ngực và sau đó hướng về núm vú, chờ cho tới khi bé đã nuốt được một vài ngụm. Xoa bóp sang khu vực khác và lại chờ cho bé nuốt thêm. Lặp lại các động tác như vậy sẽ kích thích sữa xuống nhiều và dễ dàng hơn.

Mẹ cần lưu ý các động tác Massage ngực phải được thực hiện thật nhẹ nhàng để không làm tổn thương vùng ngực và giúp đạt hiệu quả tối đa. Nếu một lần cho bú mà bé bú không hết sữa thì mẹ phải vắt vào túi dự trữ, tránh tình trạng tuyến sữa bị đầy không tiết sữa nữa hoặc gây ứ đọng gây viêm tắc tia sữa.

Mẹ sau sinh cần 2.500 kcalo mỗi ngày, nguồn năng lượng này đến từ nhiều loại thực phẩm khác nhau. Bạn không cần ăn một số thực phẩm tăng tiết sữa mẹ nhiều hơn. Trước đây, quan niệm ăn nhiều móng giò sau sinh sẽ giúp lợi sữa. Đây là một quan niệm sai lầm của các mẹ, bởi lẽ móng giò không giúp các mẹ có nhiều sữa mà ngược lại đây chính là nguyên nhân gây tắc tia sữa, béo phì và thừa cân ở bà mẹ sau sinh. Chỉ cần một chế độ ăn uống cân bằng với nhiều hoa quả, ngũ cốc, protein và một lượng vừa phải chất béo.

Các mẹ nên tham khảo một số thực phẩm giúp sữa mẹ đặc mát, con tăng cân; không nên kiêng khem; nên ưu tiên chọn những thực phẩm giàu chất xơ, không làm mẹ tăng cân và táo bón. Với các loại thực phẩm từ ngũ cốc thì nên ăn trước bữa ăn 30 phút để hấp thu tốt, giữ cân và tăng sữa cho con bú.

Đây là những cách xử trí mất sữa đột ngột được các bà mẹ cho biết là khá hiệu quả. Nếu bạn đã áp dụng những phương pháp trên nhưng vẫn không thấy sữa về hoặc sữa về ít thì nên tìm đến bệnh viện, trung tâm y tế để có cách khắc phục

Hiện nay, tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec áp dụng phương pháp Tác động cột sống điều trị mất sữa, thiếu sữa, phục hồi nguồn sữa mẹ sau sinh mà không cần dùng đến thuốc. Với Phương pháp Tác động cột sống, kỹ thuật viên điều trị chủ yếu sử dụng phần mềm đầu ngón tay tác dụng vào cột sống phía lưng của bệnh nhân để điều chỉnh, khai thông tuyến sữa, giúp điều trị các vấn đề về sữa mẹ sau sinh một cách hiệu quả.

Ở đây, bệnh nhân được sử dụng các biện pháp dùng thuốc với nguồn gốc tự nhiên, cổ truyền, cùng với các trị liệu không dùng thuốc như dưỡng sinh, châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Cách "gọi" sữa mẹ về nhiều

Có nên uống thuốc tránh thai hàng ngày khi cho con bú?

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề