Cách chữa nhiễm trùng đường ruột

Trong các bệnh nhiễm khuẩn có tỷ lệ tử vong cao ở trẻ, ngoài nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp còn phải kể đến nhiễm khuẩn đường tiêu hóa. Thời gian gần đây, số trẻ em nhập viện mắc các bệnh đường tiêu hóa có dấu hiệu gia tăng. Bệnh nhi thường tập trung ở trẻ dưới 3 tuổi, thân hình bụ bẫm. Biểu hiện ban đầu là tiêu chảy, sốt nên gia đình thường tự mua thuốc cho trẻ uống, đến giai đoạn sốc [sốt cao, xuất huyết dạ dày] mới đưa vào bệnh viện.

Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa ở trẻ thường do các vi khuẩn dạng campylobacter và vi khuẩn Escherichia coli [E. coli] hay còn được gọi là vi khuẩn đại tràng gây ra. Ðây cũng là nguyên nhân gây tiêu chảy quan trọng nhất trên toàn thế giới và ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, trẻ nhỏ hay mắc vì hệ tiêu hóa của trẻ trong những năm đầu đời còn non yếu. Ở các nước phát triển, trẻ dưới 5 tuổi và thiếu niên có tỷ lệ mắc cao nhất, còn ở các nước đang phát triển, đối tượng chủ yếu là trẻ dưới 2 tuổi.

Con đường lây nhiễm là do tiếp xúc với các đồ vật có chứa vi khuẩn, ổ chứa vi khuẩn là động vật, gia súc và gia cầm. Người ta cho rằng sự gần gũi của trẻ với các dạng vật nuôi và kháng thể chưa phát triển hoàn thiện là điều kiện khiến trẻ dễ bị nhiễm bệnh.

Thời kỳ lây truyền kéo dài suốt giai đoạn nhiễm khuẩn, thường từ vài ngày đến vài tuần. Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa cấp tính với các đặc điểm điển hình như tiêu chảy, đau bụng, mệt mỏi, sốt, buồn nôn và nôn. Thời kỳ ủ bệnh thường từ 2 – 5 ngày, cũng có thể là từ 1 – 10 ngày tuỳ theo thể trạng của từng người. Khi nhiễm khuẩn, trẻ đi đại tiện phân lỏng, có thể lẫn với chất nhày và có bạch cầu. Những người không được điều trị kháng sinh sẽ có thể đào thải vi khuẩn ra ngoài trong vòng từ 2-7 ngày.

– Chia nhỏ bữa ăn trong ngày.

– Nấu các món ăn mềm, dễ tiêu hóa, hấp thu, giàu dinh dưỡng: cháo, súp, sữa, nước trái cây.

– Thường xuyên thay đổi món ăn để hợp với khẩu vị của trẻ.

– Bổ sung thêm men tiêu hóa từ thực phẩm: giá đỗ, các hạt nảy mầm để tăng thêm năng lượng, hóa lỏng thức ăn.

– Trẻ còn bú mẹ: tăng thêm bữa bú và thời gian bú. Trẻ không bú được vắt sữa mẹ cho ăn bằng thìa.

– Cho trẻ uống thêm nhiều nước: nước hoa quả tươi, bù nước nước và điện giải: oresol pha đúng cách.

– Khi khỏi ốm cho trẻ ăn tăng thêm bữa và ăn như bình thường.

Những loại thực phẩm nên dùng khi trẻ mắc bệnh nhiễm khuẩn là: gạo, khoai tây, các loại rau quả có màu vàng và đỏ, xanh thẫm, giá đỗ xanh; thịt gà, bò, thịt thăn lợn, trứng, sữa; Dầu thực vật, mỡ gà, mỡ lợn; Các loại quả tươi: cam, bưởi, chuối, xoài, đu đủ, nước dừa…

Những thực phẩm cần tránh là các thức ăn thô nhiều chất xơ như: ngô hạt, đậu đỗ nguyên hạt, rau cần, rau bí, măng… Nước ngọt có ga, tránh ăn đồ lạnh khi trẻ bị viêm họng: kem, thức ăn quá nguội lạnh.

Đối với trường hợp nhẹ, có thể điều trị tại nhà bằng cách cho trẻ uống bù nước, dung dịch oresol, nước trái cây pha loãng, nước cháo muối; ăn uống bình thường theo nhu cầu. Tuy nhiên, cần đi khám bác sĩ ngay khi có những dấu hiệu bất thường hoặc bệnh nặng hơn như: tiêu chảy kèm sốt, phân có nhày lẫn máu. Hoặc trẻ lừ đừ, vã mồ hôi, tay chân lạnh, bỏ bú, không ăn uống được, nôn mửa nhiều. Tiêu chảy nhiều lần [5-6 lần/giờ], phân toàn nước, nước phân đục, không tiểu tiện hoặc tiểu rất ít… nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
 


 

L. reuteri Protectis là tên thương mại của chủng Probiotic: L.reuteri DSM 17938 - thành phẩm là BioGaia Protectis:

 - Là chủng lợi khuẩn có 152 nghiên cứu lâm sàng trên 14.500 đối tượng [bao gồm trẻ sơ sinh, sinh non, trẻ em, người lớn]

 - Được WGO [Tổ chức Tiêu Hóa Thế Giới] và ESPGHAN [Hội Nhi Khoa Châu Âu] khuyến cáo sử dụng được trên cả trẻ sinh non [100% thành phần tự nhiên]
 - Được FDA chứng nhận an toàn ở cấp GRAS - an toàn tuyệt đối.
 

 - Giảm 75% thời gian quấy khóc [khóc dạ đề - Colic] trong 2 tuần, 90% sau 4 tuần sử dụng - là sản phẩm duy nhất trên thế giới được WGO khuyến cáo cho trẻ bị Colic [hội chứng quấy khóc ở trẻ sơ sinh]
 - 100% trẻ cải thiện táo bón chức năng sau 4 tuần.
 - Giảm 80% hiện tượng nôn trớ sinh lý ở trẻ sau 4 tuần.
 - Giảm 75% tác dụng phụ do kháng sinh ở trẻ.  - Giảm 60% - 70% tỉ lệ mắc tiêu chảy ở trẻ [dự phòng]  - Giảm 65% - 70% tỉ lệ viêm hô hấp ở trẻ.  - Sản phẩm an toàn tuyệt đối, có thể sử dụng lâu dài [12 tháng] mà không không gây phụ thuộc, hay tác dụng phụ nào.

 - Có thể sử dụng đề điều trị tiêu chảy, tiêu chảy cấp ở trẻ [liều dùng tư vấn của bác sĩ].

1. Bạn có thể CHAT với chúng tôi và để lại SĐT, Địa chỉ và Họ tên người nhận để đặt hàng, công ty sẽ giao hàng tận nơi.
2. Đặt hàng Online tại đây Click Ngay 3. Đặt hàng qua Hotline: 0246 2600 292 - 0243 684 9999 [giờ hành chính từ T2-T6]

4. Đặt hàng qua Fanpage của công ty: Tại Đây [nhắn tin để lại sđt]

Nhiễm trùng đường ruột từ lâu được xem là căn bệnh khá phổ biến mà hầu như cả người lớn và trẻ nhỏ cũng sẽ gặp một lần trong đời. Tùy thuộc vào từng loại mầm bệnh gây ra mà mức độ nặng nhẹ của bệnh nhiễm trùng đường ruột sẽ khác nhau. Trong trường hợp nếu bạn để tình trạng bệnh nhiễm trùng đường ruột chuyển biến nghiêm trọng, không được phát hiện kịp thời sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới đời sống và sức khỏe.

Vậy, nhiễm trùng đường ruột có nguy hiểm không? Bệnh có những dấu hiệu cụ thể là gì, nguyên nhân do đâu và cách điều trị thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đến bạn những thông tin hữu ích về căn bệnh này.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh nhiễm trùng đường ruột ở người lớn và trẻ nhỏ, trong đó nguyên nhân phổ biến là do lây qua con đường ăn uống, nhất là khi bạn ăn phải những thực phẩm hay uống phải nguồn nước có chứa vi sinh vật gây bệnh như: vi khuẩn, vi rút và ký sinh  trùng. 

Các loại vi khuẩn gây bệnh nhiễm trùng đường ruột phổ biến là vi khuẩn E.coli, Salmonella. Trong đó, E.coli là loại vi khuẩn có thể dễ dàng tìm thấy trong ruột của người và động vật. Vi khuẩn này thường dễ lây lan qua nguồn nước bị ô nhiễm hay các loại thực phẩm tiếp xúc với phân động vật. Thậm chí, vi khuẩn E.coli còn có thể bị lây lan khi người với người tiếp xúc trực tiếp với nhau. Còn những người bị nhiễm trùng đường ruột do vi khuẩn Salmonella thường là do bệnh nhân đã ăn thịt gia cầm, thịt và trứng sống hoặc chưa nấu chín. 

Bên cạnh các loại vi khuẩn thì vi rút cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây nên bệnh nhiễm trùng đường ruột. Trong đó, vi rút Noro thường lây lan qua thức ăn hoặc nước bị ô nhiễm, nhưng cũng có thể lây truyền từ người sang người. Còn vi rút Rota được biết đến là nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh tiêu chảy nặng ở trẻ em từ 3 tuổi trở xuống. Loại vi rút này thường sống trên các bề mặt tiếp xúc như đồ chơi, mặt bàn ghế, các tay vịn hoặc trên da. Trẻ em sẽ thường bị nhiễm vi rút Rota qua bàn tay bị nhiễm bẩn của mình, chẳng hạn như khi trẻ cầm nắm đồ chơi hoặc chạm tay vào các bề mặt có virus rồi đưa tay lên miệng. Khi đó, vi rút sẽ dễ dàng xâm nhập vào đường tiêu hóa của trẻ và gây nên bệnh.

Ký sinh trùng là một trong những nguyên nhân không chỉ gây nên bệnh ký sinh trùng đường ruột phổ biến mà còn gây ra bệnh nhiễm trùng đường ruột. Đặc biệt, Giardia và Cryptosporidium là hai loại ký sinh trùng lây lan dễ dàng khi tiếp xúc với người hay nguồn nước bị ô nhiễm. Vì thế, những người thường xuyên uống nước hay tắm ở các sông, hồ, suối bị ô nhiễm có nguy cơ nhiễm bệnh cao. 

Một số dấu hiệu thông thường của người bị nhiễm trùng đường ruột mà bạn và người thân của mình có thể dễ dàng nhận  biết chẳng hạn như:

  • Tiêu chảy
  • Buồn nôn, nôn mửa
  • Co thắt dạ day
  • Có cảm giác ăn mất ngon
  • Đầy hơi và chướng bụng
  • Đau cơ, giảm cân không chủ ý

Trong đó, hầu hết các bệnh nhiễm trùng đường ruột do vi rút gây ra thường xảy ra đột ngột và kéo dài dưới một tuần. Còn nếu nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn thì bệnh cũng có thể có biểu hiện tương tự như nhiễm vi rút nhưng một số trường hợp có thể gây sốt cao hoặc tiêu chảy ra máu. Triệu chứng nhiễm trùng đường ruột do ký sinh trùng gây ra thì lại thường có biểu hiện là mất máu hoặc xuất hiện chất nhầy trong tiêu chảy.

Xem thêm: Ăn gì khi bị nhiễm trùng đường ruột

Xem thêm:  [:vi]Lưu ngay bí quyết 7 cách chữa đau bụng tại nhà[:]

Tùy vào mức độ bệnh tình nặng nhẹ khác nhau mà người bệnh sẽ có những cách trị nhiễm trùng đường ruột riêng biệt. Chẳng hạn như đối với những trường hợp mắc bệnh đường ruột mức độ nhẹ thì bệnh nhân có thể giúp hệ thống miễn dịch của họ chống lại nhiễm trùng bằng cách nghỉ ngơi nhiều và uống nhiều nước. 

Cụ thể, những người bị nhiễm trùng đường ruột có thể điều trị bệnh tại nhà bằng những cách đơn giản như:

  • Uống từng ngụm nước thường xuyên
  • Sử dụng thuốc không kê đơn một cách thận trọng.
  • Khi bệnh nhân cảm thấy khỏe hơn thì nên ăn các thức ăn có vị nhạt, dễ tiêu hơn

Trong trường hợp một số bệnh nhân bị nhiễm trùng đường ruột mà đặc biệt là nhiễm ký sinh trùng đường ruột thì cần xét nghiệm ký sinh trùng đường ruột và dùng thuốc theo toa của bác sĩ. Bên cạnh đó, khi cơ thể người bệnh nhiễm trùng đường ruột bị mất quá nhiều nước thì cần đưa đến ngay các cơ sở y tế để được truyền nước.

Những người mắc bệnh nhiễm trùng đường ruột lúc này cần phải nằm viện để truyền dịch tĩnh mạch, dùng thuốc kháng sinh hoặc các phương pháp điều trị khác. Ngoài ra, còn tùy thuộc vào loại vi khuẩn gây bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định nên dùng loại thuốc nào cho phù hợp với từng trường hợp.Thường thì bệnh nhân sẽ mất một vài tuần để cơ thể được hồi phục lại. 

Để ngăn chặn căn bệnh này xuất hiện không phải là điều quá khó khăn. Bạn chỉ cần thực hiện các biện pháp đơn giản dưới đây trong những sinh hoạt thường ngày sẽ đem lại hiệu quả phòng ngừa tốt nhất:

  • Rửa tay sạch bằng xà phòng và nước
  • Thực hành an toàn thực phẩm, bao gồm rửa trái cây, rau và thịt nấu ăn. Bạn nên lựa chọn các loại thực phẩm tươi và vệ sinh sạch sẽ nơi chế biến thực phẩm.
  • Không để lẫn các loại thịt sống, hải sản, gia cầm, trứng với các thực phẩm đã chế biến.
  • Những người có nguy cơ cao bị nhiễm trùng đường ruột cũng nên tránh nấu các thực phẩm từ động vật, các sản phẩm sữa và nước trái cây không tiệt trùng, và mầm sống.

Bên cạnh việc điều chỉnh các thói quen sinh hoạt hàng ngày, bổ sung men vi sinh là biện pháp được các chuyên gia khuyến cáo trong phòng ngừa nhiễm trùng đường ruột. Trong đó, nấm men vi sinh Saccharomyces boulardii là liệu pháp hữu hiệu trong phòng và điều trị tiêu chảy được Hội Nhi khoa và Bộ Y tế Việt Nam khuyên dùng vì những tác dụng như dưới đây:

  • Cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tăng cường hoạt động của men tiêu hóa.
  • Phục hồi khả năng hấp thu của niêm mạc ruột.
  • Tăng cường hệ miễn dịch.
  • Ức chế sự phát triển của các loại vi khuẩn gây bệnh.

Xem ngay: Chăm sóc trẻ bị nhiễm trùng đường ruột

Với những tác động như trên đây nên men vi sinh Saccharomyces boulardii giúp thiết lập và duy trì hoạt động hiệu quả của đường ruột, cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giúp bạn nâng cao sức đề kháng để ngăn ngừa vi khuẩn có hại, tiêu hóa tốt hơn. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu trên thế giới cũng cho thấy Saccharomyces boulardii an toàn khi dùng cho trẻ em dưới 2 tuổi. Vì thế bạn và gia đình có thể yên tâm khi sử dụng loại nấm men vi sinh này trong việc điều trị tiêu chảy và hạn chế nhiễm trùng đường ruột tốt hơn.

Trên đây là những triệu chứng và cách chữa trị cũng như các biện pháp ngăn chặn bệnh nhiễm trùng đường ruột xảy ra với mỗi người. Để đảm bảo sức khỏe cho bạn và gia đình một cách tốt nhất, hãy tạo ra những thói quen tốt trong sinh hoạt hằng ngày. 

Nguồn tham khảo: 

1. Everything you need to know about gastrointestinal infections

//www.medicalnewstoday.com/articles/gastrointestinal-infection

2. Gastrointestinal Infection: Symptoms, Causes, and Treatment

//www.healthline.com/health/gastrointestinal-infection#symptoms

3. Bacterial Gastroenteritis

//www.healthline.com/health/bacterial-gastroenteritis#complications

Video liên quan

Chủ Đề