Cách chuyển bảo hiểm xã hội về quê

Minh Hương   -   Thứ hai, 01/02/2021 15:43 [GMT+7]

Bạn đọc Thanh Phương hỏi: "Tôi làm ở thành phố, hiện đã nghỉ việc. Xin cho hỏi, tôi được nhận BHTN ở đâu? Được về quê nhận BHTN không?.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam trả lời:

Theo Nghị định 28/2015/NĐ-CP, người lao động được quyền chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu đáp ứng điều kiện tại Điều 22 Nghị định này:

- Đã hưởng ít nhất 01 tháng trợ cấp thất nghiệp;

- Có nhu cầu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp đến tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác.

Do đó, trong trường hợp đã nộp hồ sơ hưởng BHTN ở thành phố mà chuyển về quê sống, người lao động vẫn được nhận trợ cấp sau khi đã nhận ít nhất 01 tháng trợ cấp thất nghiệp ở thành phố và làm thủ tục chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Để chuyển nơi hưởng BHTN về quê, người lao động thực hiện theo thủ tục sau:

Bước 1: Gửi Đơn đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp.

Bước 2: Nhận hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp

Trong 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của người lao động, trung tâm dịch vụ việc làm phải cung cấp hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp cho người lao động gồm:

- Đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động;

- Giấy giới thiệu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp;

- Bản chụp quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp;

- Bản chụp các quyết định hỗ trợ học nghề, quyết định tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp, quyết định tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp [nếu có];

- Bản chụp thông báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng [nếu có], các giấy tờ khác có trong hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Bước 3: Nộp hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi chuyển đến.

Bước 4: Nhận trợ cấp thất nghiệp và thẻ bảo hiểm y tế.

 Làm việc ở thành phố, có được về quê nhận bảo hiểm thất nghiệp? [ảnh minh họa]

Theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 28/2015/NĐ-CP quy định như sau:

Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động chưa có việc làm và có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp phải trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo đúng quy định tại Điều 16 của Nghị định này cho trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp.

Như vậy, trong 3 tháng kể từ ngày mất việc, NLĐ chưa có việc làm và có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp thì được nộp hồ sơ tại địa phương nơi muốn nhận trợ cấp thất nghiệp.

Nộp hồ sơ hưởng trợ cấp ở thành phố, về quê nhận được không?

Theo Điều 22 Nghị định 28/2015/NĐ-CP, việc chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp được quy định như sau:

1. Người lao động đã hưởng ít nhất 01 tháng trợ cấp thất nghiệp theo quy định mà có nhu cầu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp đến tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác thì phải làm đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định và gửi trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Do đó, người lao động có mong muốn chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu đáp ứng điều kiện sau:

- Đã hưởng ít nhất 01 tháng trợ cấp thất nghiệp.

- Có nhu cầu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp đến tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác.

Như vậy, nếu NLĐ đã hưởng ít nhất 01 tháng trợ cấp thất nghiệp ở nơi đang làm việc mà có mong muốn về quê nhận thì có thể làm hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp.

Trung Tài

HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mụcTư vấn luật lao độngcủa Công ty luật Minh Khuê.

Luật sư tư vấn luật lao động gọi: 1900.6162

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

- Nghịđịnh28/2015/NĐ-CP huớng dẫnthi hànhmộtsốđiềucủaLuậtviệclàmvềbảohiểmthấtnghiệp

2. Luật sư tư vấn:

NơinộphồsơhưởngtrợcấpthấtnghiệpđượcquyđịnhrõtạiĐiều17 Nghịđịnh28/2015/NĐ-CP nhưsau:

"Điều 17. Nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp

1. Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứthợp đồnglao động hoặchợp đồnglàm việc, người lao động chưa có việc làm và có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp phải trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo đúng quy định tại Điều 16 của Nghị định này cho trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp.

Nhưvậy, bạn có thể nộp hồ sơ và hưởng trợ cấp thất nghiệp tại Bình dươngmà không cần chuyển về quê

Tham khảo bài viết liên quan:

Chuyển công tác sang tỉnh khác đăng kýbảohiểmthấtnghiệpở đâu?

Khoảng thời gian giữa các tháng nhận tiềnbảohiểmthấtnghiệp?

Tư vấn về thời gian chốt sổ BHXH và hưởng chế độbảohiểmthấtnghiệp?

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật lao động bảo hiểm qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Tư vấn Pháp luật Lao động.

Mục lục bài viết

  • 1. Thủ tục chuyển sổ bảo hiểm y tế
  • 2. Thủ tục chuyển sổ bảo hiểm xã hội
  • 3. Hồ sơ đề nghị chuyển nơi nhận lương hưu đối với người đang hưởng lương hưu hàng tháng
  • 4. Thời hạn giải quyết
  • 5. Lưu ý quy định về chuyển sổ BHXH sang tỉnh khác

Kính chào luật Minh Khuê. Tôi có một câu hỏi cần thư vấn như sau: Bố mẹ tôi là cán bộ nghỉ hưu hiện đang hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tại thành phố Việt Trì, Phú Thọ. Tháng 5/2018 vừa qua bố mẹ tôi chuyển hộ khẩu về Cầu Giấy. Nay tôi muốn hỏi thủ tục chuyển bảo hiểm y tế về Hà Nội.

Tôi xin cảm ơn.

Trả lời:

Trước hết, thay mặt bộ phận tư vấn pháp luật công ty luật Minh Khuê cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Vấn đề của bạn chúng tôi đã tìm hiểu và tư vấn như sau:

1. Thủ tục chuyển sổ bảo hiểm y tế

* Cơ sở pháp lý:

Điều 26 Luật Bảo hiểm y tế năm 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014 quy định như sau

1. Người tham gia bảo hiểm y tế có quyền đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã, tuyến huyện hoặc tương đương; trừ trường hợp được đăng ký tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến tỉnh hoặc tuyến trung ương theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Trường hợp người tham gia bảo hiểm y tế phải làm việc lưu động hoặc đến tạm trú tại địa phương khác thì được khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với tuyến chuyên môn kỹ thuật và nơi người đó đang làm việc lưu động, tạm trú theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

2. Người tham gia bảo hiểm y tế được thay đổi cơ sở đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu vào đầu mỗi quý.

3. Tên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu được ghi trong thẻ bảo hiểm y tế.

Như vậy, có thể nói rằng bố mẹ bạn hoàn toàn có thể chuyển số bao hiểm y tế từ Phú Thọ về Hà Nội.

* Thời gian thực hiện chuyển sổ bảo hiểm y tế: việc thực hiện chuyển sổ bảo hiểm y tế thực hiện vào đầu quý.

* Hồ sơ cần có đề thực hiện chuyển sổ bảo hiểm y tế bao gồm:

- Đơn đề nghị của người tham gia [Mẫu D01-TS]
- VB đề nghị của đơn vị [mẫu D01b-TS]
- Thẻ BHYT

2. Thủ tục chuyển sổ bảo hiểm xã hội

Điều 115 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 có quy định về việc chuyển nơi hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội như sau:

Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng chuyển đến nơi ở khác trong nước có nguyện vọng được hưởng bảo hiểm xã hội ở nơi cư trú mới thì có đơn gửi cơ quan bảo hiểm xã hội nơi đang hưởng.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

* Cơ quan có thẩm quyền giải quyết: Cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi đang hưởng lương hưu. Cơ quan này tiếp nhận đủ hồ sơ từ người đang hưởng lương hưu [ người đề nghị] chuyển bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố.

3. Hồ sơ đề nghị chuyển nơi nhận lương hưu đối với người đang hưởng lương hưu hàng tháng

Hồ sơ được quy định tại Điều 24 Quyết định 636/QĐ-BHXH Về việc ban hành quy định về hồ sơ và quy trình giải quyết hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội:

1. Hồ sơ chuyển nơi hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng.

1.1. Đơn theo mẫu số 14-HSB [bản chính]; người đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng có phụ cấp khu vực mà chuyển đến nơi hưởng mới có phụ cấp khu vực thì có thêm hộ khẩu thường trú tại nơi cư trú mới. Trường hợp không thống nhất về họ, tên đệm, tên, ngày, tháng, năm sinh giữa chứng minh thư/hộ chiếu/thẻ căn cước và hồ sơ hưởng BHXH thì cần nêu rõ trong đơn kèm theo chứng minh thư/hộ chiếu/thẻ căn cước.

1.2. Hồ sơ đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng do cơ quan BHXH quản lý và Phiếu Điều chỉnh mức hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng đối với từng loại chế độ theo các mẫu số 24A-HSB, 24B-HSB, 24C-HSB, 24D-HSB, 24E-HSB, 24G-HSB, 24H-HSB, 24K-HSB, 24M-HSB, 24N-HSB.

1.3. Giấy giới thiệu trả lương hưu và trợ cấp BHXH theo mẫu số C77-HD kèm theo bảng kê hồ sơ theo mẫu số 17-HSB.

2. Hồ sơ chuyển nơi quản lý hồ sơ chờ hưởng lương hưu, chờ hưởng trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã

2.1. Đơn theo mẫu số 14-HSB [bản chính]. Trường hợp có sự không thống nhất về họ, tên đệm, tên, ngày, tháng, năm sinh giữa chứng minh thư/hộ chiếu/thẻ căn cước và hồ sơ BHXH thì cần nêu rõ trong đơn kèm theo chứng minh thư/hộ chiếu/thẻ căn cước.

2.2. Hồ sơ chờ hưởng lương hưu, chờ hưởng trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã do cơ quan BHXH quản lý.

2.3. Giấy giới thiệu theo mẫu số 15B-HSB.

Trong trường hợp của bố mẹ bạn thì làm hồ sơ 01 bản bao gồm các giấy tờ sau:

- Đơn theo mẫu số 14-HSB [ bản chính];

- Hồ sơ đang hưởng lương hưu và phiếu điều chỉnh mức hưởng lương hưu đối với từng loại chế độ [ theo mẫu]

- Giấy giới thiệu trả lương hưu [ theo mẫu số C77-HD kèm theo bảng kê hồ sơ theo muẫ số 17-HSB]

4. Thời hạn giải quyết

- Giải quyết chuyển đi: Tối đa 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đơn đề nghị di chuyển;

- Thông báo khi chuyển đến: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ chuyển đến.

5. Lưu ý quy định về chuyển sổ BHXH sang tỉnh khác

Mỗi người lao động khi tham gia BHXH đều được cấp 1 sổ BHXH để theo dõi việc đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội. Sổ BHXH là căn cứ để giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định.

Căn cứ theo Điều 115,Luật Bảo hiểm xã hộinăm 2014quy định về việc chuyển nơi hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội như sau:

“Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng chuyển đến nơi ở khác trong nước có nguyện vọng được hưởng bảo hiểm xã hội ở nơi cư trú mới thì có đơn gửi cơ quan bảo hiểm xã hội nơi đang hưởng.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.”

Người yêu cầu làm 01 bộ hồ sơ gồm Bản chính Đơn đề nghị [Mẫu số 14-HSB] để thực hiện chuyển nơi nhận lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng. Căn cứ vào điều kiện cụ thể người lao động làm các mẫu hồ sơ tương ứng theo mẫu.

Theo quy định trên khi người hưởng lương hưu, chế độ BHXH có yêu cầu chuyển sổ BHXH thì làm đơn gửi cơ quan có thẩm quyền giải quyết nơi đang hưởng lương hưu [Cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện]. Khi tiếp nhận đủ hồ sơ, trong thời hạn 5 ngày cơ quan BHXH phảithực hiện giải quyết hồ sơ.

Thủ tục chuyển sổ BHXH và chuyển nơi hưởng chế độ BHXH được thực hiện căn cứ vào các văn bản Pháp luật gồm:

  • Luật BHXH số 58/2014/QH13;
  • Quyết định 838/QĐ-BHXH;
  • Quyết định số 595/QĐ-BHXH;
  • Quyết định số 166/QĐ-BHXH.
  • Các văn bản Pháp luật liên quan khác

Người đề nghị chuyển sổ BHXH hưởng lương hưu và các chế độ BHXH khác thực hiện thủ tục chuyển sổ BHXH theo 3 bước sau:

Bước 1: Nộp đơn đề nghị

Nộp đơn đề nghị chuyển nơi nhận lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng cho BHXH huyện hoặc BHXH tỉnh nơi đang chi trả lương hưu, trợ cấp hàng tháng

  • Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng: nộp đơn đề nghị chuyển nơi nhận lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng cho BHXH huyện hoặc BHXH tỉnh nơi đang chi trả lương hưu, trợ cấp hàng tháng.
  • Người đang chờ hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng: nộp đơn đề nghị chuyển hồ sơ chờ hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng cho BHXH tỉnh/huyện nơi đang quản lý hồ sơ chờ.
  • Trường hợp giao dịch điện tử: NLĐ đăng ký nhận mã xác thực và gửi hồ sơ điện tử đến Cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam hoặc qua Tổ chức I-VAN, trường hợp không chuyển hồ sơ giấy sang định dạng điện tử thì gửi hồ sơ giấy cho cơ quan BHXH qua dịch vụ bưu chính công ích.

Bước 2: Thủ tục tại các đơn vị

Tại cơ quan BHXH tỉnh/huyện nơi chuyển đi:

  • Đối với người bắt đầu hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH ở địa bàn khác khi giải quyết xong chế độ thì thực hiện ngay việc chuyển hưởng đến địa bàn khác.
  • Đối với người đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng: Tiếp nhận hồ sơ từ người hưởng, lập Thông báo theo mẫu số 23-HSB trả người hưởng.

Tại cơ quan BHXH tỉnh/huyện nơi chuyển đến:

  • Đối với chuyển hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng: Khi nhận được Thông báo chuyển hưởng, cập nhật ngay vào danh sách chi trả và tổ chức chi trả cho người hưởng tại địa điểm nơi người hưởng đăng ký; đồng thời cơ quan BHXH thông báo đến người hưởng về thời gian, địa điểm chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng.
  • Đối với di chuyển hồ sơ chờ hưởng lương hưu, trợ cấp hàng tháng: Khi nhận được hồ sơ di chuyển hưởng, Thông báo cho người chờ hưởng chế độ biết về việc đã tiếp nhận hồ sơ chờ hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng.

Bước 3: Nhận lương hưu trợ cấp tại nơi mới sau khi thực hiện chuyển sổ BHXH

  • Đối với người bắt đầu hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng, người hưởng chế độ TNLĐ, BNN một lần, chế độ tử tuất một lần tại nơi cư trú do BHXH tỉnh/huyện khác, BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH CAND giải quyết: Đến nhận lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng và thẻ BHYT [nếu thuộc đối tượng có trách nhiệm tham gia BHYT] theo thời gian và địa điểm ghi trong Thông báo [Mẫu số 23-HSB];
  • Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng đến nhận lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng, thẻ BHYT [nếu thuộc đối tượng có trách nhiệm tham gia BHYT] theo thời gian và địa điểm ghi trong Thông báo [Mẫu số 23-HSB]
  • Người chờ hưởng lương hưu, trợ cấp hàng tháng: nhận thông báo về việc đã tiếp nhận hồ sơ chờ hưởng lương hưu/trợ cấp hàng tháng [Mẫu số 15B-HSB].

Người lao động lựa chọn nộp hồ sơ bằng một trong các hình thức sau:

  • Nộp qua giao dịch điện tử;
  • Nộp qua dịch vụ bưu chính công ích;
  • Nộp trực tiếp tại cơ quan BHXH.

Người lao động nhận trợ cấp tại nơi đăng ký chuyển sổ BHXH mới bằng một trong các hình thức sau:

  • Trực tiếp tại cơ quan BHXH hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích;
  • Thông qua tài khoản ngân hàng của của người lao động.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề của bạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.6162 để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Bảo hiểm xã hội - Công ty luật Minh Khuê

Video liên quan

Chủ Đề