Cách gieo hạt cải thìa

Các kỹ thuật

  • Chăn nuôi [567]
  • Trồng trọt [1182]
  • Nuôi trồng thủy, hải sản [488]
  • Nông - Lâm - Ngư nghiệp khác [141]
  • Môi trường nông thôn [34]
  • Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ [395]
  • Tri thức khoa học khác [118]
Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến :16
Tổng truy cập :133,641

Trồng trọt

Kỹ thuật trồng Cải thìa

Giới thiệu với ba con quy trình kỹ thuật trồng Cải thìa: giống, thời vụ, chuẩn bị đất, khoảng cách trồng, bón phân, phòng trừ sâu bệnh, thua hoạch


1. Giống

- Chọn giống có phẩm chất ngon cho năng suất cao

- Xử lý hạt giống cải thìa trước khi gieo bằng thuốc trừ bệnh. Có thể ngâm hạt giống trong nước ấm có pha với phân bón lá [khoảng 1cc/1 lít nước], sau 3-4 giờ vớt ra để ráo nước rồi ủ, sau đó đem đi gieo.

- Gieo hạt cải thìa: có thể gieo hạt trực tiếp lên liếp trồng hoặc gieo trên liếp ương sau đó nhổ cây đem đi cấy ra liếp trồng. Sau khi gieo hạt cải thìa, nên phủ 1 lớp đất mỏng đã trộn phân chuồng hoai, rắc một ít thuốc trừ kiến, các sâu hại khác, phía trên phủ một lớp rơm mỏng và tưới đủ ẩm.

- Trước khi nhổ cây cải thìa cần tưới ướt đất bằng phân DAP pha loãng [30g/10lít nước].

- Lượng hạt giống cải thìa trên diện tích 1 công [1000m2]: Sạ: 300-400g. Cấy: 100-150g.

2. Thời vụ

Cải thìa trồng được quanh năm, trồng tốt nhất trong vụ Đông Xuân.

3. Chuẩn bị đất

Có thể trồng cải thìa trên nhiều loại đất, từ đất cát đến đất thịt. Đất cần phải được cày bừa kỹ, nhặt sạch cỏ dại, tàn dư cây trồng từ vụ trước, nếu có điều kiện nên đảo đất và phơi ải 8-10 ngày để đất thông thoáng, giúp cây sinh trưởng tốt, đồng thời hạn chế sâu bệnh cư trú trong đất.

- Trong mùa mưa, cần chọn trồng những giống chống chịu mưa, nên phủ rơm hoặc dùng lưới nylon che để hạn chế đất bắn lên lá, hạn chế sâu bệnh, cỏ dại.

- Mùa mưa nên lên liếp cao, mùa nắng lên liếp thấp, rãnh rộng 35 cm, bề mặt liếp 60-70 cm.

Rải đều hạt giống cải thìa trên mặt liếp. Sau khi gieo hạt nên tủ rơm, tưới nước cho đất ẩm và phải luôn giữ đất ẩm cho hạt nẩy mầm.

Không nên trồng liên tục nhiều vụ họ cải thìa trên cùng một chân đất.

4. Khoảng cách trồng

Không nên trồng quá dày để ruộng thông thoáng, hạn chế sâu bệnh. Có thể trồng cải thìa với khoảng cách 15-20cm.

5. Bón phân [tính cho 1.000m2]

- Bón lót:50-70kg phân hữu cơ vi sinh, 10-15 kg bánh dầu.

- Bón thúc:phân urê pha nước tưới vào buổi chiều mát, sáng hôm sau tưới xả [rửa sạch phân bám trên lá để lá không bị cháy]

+ Lần 1 [7 ngày sau khi sạ]: 6 kg urê, 10-15kg bánh dầu còn lại.

+ Lần 2 [15 -17 ngày sau khi sạ]: 10 kg urê + 5 kg DAP

Có thể bổ sung thêm phân bón lá khi cần thiết.

6. Phòng trừ sâu bệnh

- Sâu ăn tạp:cần phát hiện sớm ổ sâu mới nở, trừ bằng Lorsban 30 EC, Fastac 5 EC, Brightin 1.8 EC.

- Bệnh thối nhũn: thường xuất hiện trên ruộng cải thìa sạ dày, đất thoát nước kém, bệnh phát triển nặng trên rau bón thừa đạm. Khi phát hiện nên nhổ bỏ ngay tránh lây lan. Phải hạn chế tưới nước. Dùng các loại thuốc phòng trị như Validacine 3.5 DD, Kocide 61.4 DF, Champion 77 WP.

7. Thu hoạch

Sau khi trồng 30-32 ngày có thể thu hoạch được. Thu hoạch cắt bỏ gốc.

Cài thìa có bộ lá giòn, dễ gãy nên cần nhẹ nhàng, tránh gây thương tổn bộ lá. Sau khi thu hoạch vận chuyển ngay đến nơi tiêu thụ.


9924-ntm.001414_ky_thuat_trong_cai_thia.pdf

Về trang chủ
Các tin liên quan
  • Phòng trừ một số sâu bệnh hại chủ yếu cho cây bưởi giai đoạn phát triển quả [18/08]
  • Kỹ thuật trồng Xoan ta [16/08]
  • Biện pháp phòng trừ cỏ tranh [16/08]
  • Phòng trừ ruồi đục quả Bưởi theo IPM [16/08]
  • Một số biện pháp kỹ thuật trồng và chăm sóc cây bí xanh cho năng suất cao [16/08]
  • Chăm sóc bưởi thời kỳ ra hoa, đậu quả non [16/08]

Video liên quan

Chủ Đề