Cách hút mũi cho trẻ sơ sinh bằng miệng

Hút mũi cho bé là một trong những việc làm quan trọng mà các bậc phụ huynh hay làm cho con để đảm bảo sự thông thoáng về đường hô hấp cho trẻ, giúp trẻ tránh được nguy cơ bị sặc đờm hay khó thở. Tuy nhiên, rất nhiều ba mẹ vẫn còn băn khoăn hút mũi có tốt không? 1 ngày nên hút mũi cho trẻ mấy lần? Để giải đáp vấn đề này, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Hút mũi cho bé đúng cách: Những lưu ý khi hút mũi cho bé

Hút mũi là một cách hiệu quả giúp lấy đờm, chất nhầy của bé ra bên ngoài. Việc này giúp cho đường thở được thông thoáng và dễ thở hơn. Tuy vậy các bậc cha mẹ cũng không nên lạm dụng quá nhiều vì  thể sẽ gây những tổn thương niêm mạc mũi của bé.

Bé từ mấy tháng tuổi thì có thể hút mũi

Trẻ nhỏ rất hay mắc phải các vấn đề về hô hấp như: ngạt mũi, sổ mũi, khó thở do có nhiều chất nhầy và đờm chứa trong khoang miệng, xoang mũi của trẻ nhỏ. Nhất là những trẻ dưới 2 tuổi lại không biết cách để khạc nhổ đờm, thì việc hút mũi lại càng cần thiết để đảm bảo sự thở ổn định cho trẻ

Hút mũi là việc làm cần thiết mà các ba mẹ nên làm để đảm bảo sự thông thoáng về đường hô hấp cho trẻ

Theo các bác sĩ, cha mẹ nên tiến hành hút mũi cho trẻ ở những trường hợp sau:

  • Trẻ nhỏ tuổi, bị khò khè khó thở mà không có khả năng tự hỉ mũi, tự khạc nhổ đờm
  • Trẻ gặp các vấn đề về đường hô hấp gây khó khăn cho sự thở và ăn uống của trẻ: Trẻ ho có đờm xanh, đờm đặc khó lấy ra, trẻ bị cúm ngạt mũi, trẻ bị nhiễm khuẩn hô hấp trên, trẻ viêm mũi dị ứng tăng tiết đờm…

Như vậy, trên thực tế, hút mũi có thể áp dụng cho mọi lứa tuổi, nhiều nhất là ở trẻ em dưới 2 tuổi do trẻ không có khả năng tự hỉ mũi, tự khạc ra đờm. Với những trẻ ở độ tuổi lớn hơn, nếu trẻ có thể tự khạc đờm theo hướng dẫn thì việc hút mũi chỉ áp dụng khi trẻ có các bệnh lý nặng như co giật, hôn mê,…

Xem thêm bài: Cha mẹ nên chú ý những gì khi sử dụng máy hút mũi cho con?

Cách hút mũi cho bé an toàn hiệu quả

Hút mũi cho bé bằng miệng

Theo bác sĩ chuyên môn thì bạn không nên hút mũi cho bé bằng miệng, trừ trường hợp quá khẩn cấp.

Bác sĩ giải thích: “Hút bằng miệng là vô tình đưa vi trùng từ miệng của mẹ vào mũi của . Dùng cây tăm bông quấn sẵn, làm sạch và thông thoáng mũi bằng giấy mềm sạch là an toàn nhất!”.

Nhưng nếu trường hợp khẩn cấp bạn có thể làm sạch miệng bằng nước muối hoặc còn sát khuẩn trước khi thực hiện.

Hút mũi cho bé bằng nước muối

Làm sạch mũi bằng cách mua một chai nước muối sinh lý 9 phần ngàn [0,9%] mà ở tiệm thuốc tây nào cũng có bán, rồi lần lượt nhỏ vào mũi của bé 2-3 giọt mỗi bên mũi. Sau khi nhỏ nước muối đợi tầm 1 phút, dùng khăn giấy thấm mềm [khăn giấy mềm loại không có vụn giấy]. Quấn lại như cái sâu kèn, rồi lần lượt đưa vào mũi của bé, làm từng lần một, khi sâu kèn thấm ướt dịch mũi thì lấy ra và thay bằng cái sạch khác cho đến lúc khô và thông mũi thì sang mũi bên kia. Ngày làm khoảng vài ba lần hoặc khi thấy cháu tắc mũi, làm trước khi cho cháu bú. Trước khi làm sạch mũi cho bé, mẹ phải rửa tay sạch bằng xà bông để tránh nhiễm trùng cho con.

Hút mũi cho bé bằng máy

Bước 1: Làm mềm các chất gây nghẹt mũi bằng cách nhỏ 1-2 giọt nước muối sinh lý vào mỗi bên mũi sau đó chờ trong khoảng 2-3 phút.

Bước 2: Cho bé kê đầu lên gối và dùng máy hút mũi hút bỏ chất nhầy.

Bước 3: Vệ sinh sạch vùng mũi của bé bằng nước muối tăm bông và khăn mềm.

Xem thêm các sản phẩm tại Siêu Thị Y Tế: Máy hút mũi cho bé

Những lưu ý khi hút mũi cho trẻ

Do trẻ còn nhỏ nên niêm mạc mũi cũng rất mỏng yếu và dễ tổn thương, vì thế trong quá trình hút mũi cho trẻ, ba mẹ cần lưu ý những vấn đề sau: 

  • Trước khi tiến hành hút mũi cho trẻ, ba mẹ phải tiệt trùng dụng cụ hút mũi cũng như vệ sinh tay chân sạch sẽ bằng dung dịch sát khuẩn
  • Các thao tác hút mũi cho bé phải thật nhẹ nhàng, tránh làm tổn thương niêm mạc của trẻ. Cần chú ý nhất là khi hút mũi cho trẻ bằng ống bơm vì nếu không cẩn thận có thể làm mũi trẻ bị chảy máu, dẫn tới sưng phù nề, làm tăng tình trạng ngạt thở ở trẻ
  • Không nên lạm dụng việc hút mũi, chỉ nên thực hiện tối đa 2 – 3 lần/ngày. Nếu làm nhiều sẽ làm mỏng thành mũi của trẻ, gây ra những hậu quả khó lường về sau

Ba mẹ cần tiệt trùng dụng cụ hút mũi sạch sẽ bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn trước khi hút mũi cho bé

Có thể bạn quan tâm: Cách hút mũi cho trẻ sơ sinh

  • Nên hút mũi cho trẻ trước bữa ăn và khi trẻ còn thức
  • Vệ sinh lại bằng nước mũi sinh lý cho các bộ phận mũi – miệng – họng của trẻ bằng nước muối sinh lý
  • Nếu trẻ phản ứng mạnh trong quá trình hút mũi, ba mẹ nên kiên nhẫn chờ đợi và tiến hành lại sau vài tiếng
  • Trường hợp trẻ bị phản ứng mạnh, nên dừng việc hút đờm cho trẻ và thử lại trong vài tiếng sau đó.
  • Vệ sinh sạch sẽ lại tất cả các bộ phận của máy hút mũi bằng xà phòng và dung dịch sát khuẩn sau khi thực hiện xong việc hút mũi cho trẻ
  • Nếu hút mũi cho trẻ liên tục sau 3 ngày mà không thấy đỡ, ba mẹ cần cho trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa ngay lập tức
  • Ngoài ra, để hạn chế việc trẻ mắc phải các bệnh về đường hô hấp, cha mẹ cần cho trẻ ăn đủ chất dinh dưỡng, chú trọng đến các thực phẩm chứa nhiều vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B,… để tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ, giúp trẻ ít ốm vặt.

Siêu Thị Y Tế mong rằng qua bài viết trên đã giúp bạn phần nào hiểu hơn về việc hút mũi cho bé, bên cạnh đó là những lưu ý khi thực hiện tại nhà cho bé. Chúc bạn luôn có nhiều sức khoẻ và niềm vui với bé nhà mình nhé!

Không khí ô nhiễm và sự thay đổi thời tiết đột ngột khiến cho trẻ nhỏ dễ mắc các bệnh lý về đường hô hấp. Các tình trạng xảy ra phổ biến như sổ mũi, ngạt mũi, khó thở do có đờm, chất nhầy hoặc những dị vật trong đường thở. Một giải pháp hữu ích hiện nay mà các bậc cha mẹ thường hay áp dụng đó chính là hút mũi. Việc hút mũi cho trẻ có thể giúp tạo sự thông thoáng cho đường thở, giúp trẻ thở dễ dàng hơn.

  1. Khi nào cần hút mũi cho trẻ

Trẻ nhỏ là đối tượng thường xuyên dễ mắc các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp bởi hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, sức đề kháng kém khiến cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập. Đặc biệt là vào mùa đông – xuân hoặc khi thời tiết lạnh thay đổi đột ngột, trẻ dễ bị các bệnh lý nhiễm khuẩn đường hô hấp gây nên tình trạng ngạt mũi, sổ mũi, ho, hắt hơi…

Các bệnh lý hô hấp đa phần đều có sự xuất hiện của đờm. Đờm có thể ở cây phế quản, ở các xoang mũi, trong khoang miệng…gây nên sự tắc nghẽn, đường thở bị cản trở, trẻ khò khè, khó thở, chảy nước mũi nhiều.

Một số trường hợp nặng, đờm quá nhiều làm giảm sự lưu thông vào trong các phế nang khiến trẻ bị rơi vào tình trạng suy hô hấp, có thể nguy hiểm đến tính mạng. Ở thời điểm này, việc hút mũi cho trẻ, lấy các dịch đờm ra khỏi hệ thống mũi miệng là điều rất quan trọng để tạo sự thông thoáng đường thở cho trẻ, giúp trẻ phục hồi lại sự hô hấp .

Những trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ sẽ không biết cách tự xì mũi, khạc đờm ra ngoài, do đó cha mẹ cần phải dùng dụng cụ để hút chất nhầy ra ngoài. Một số trường hợp cụ thể cha mẹ cần phải hút chất nhầy mũi cho bé đó là :

– Trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ dưới 2 tuổi bị nghẹt mũi, khó thở nhưng không có khả năng tự xì mũi ra ngoài.

– Trẻ có các vấn đề về đường hô hấp như ho có đờm xanh, đờm đặc khó lấy, viêm mũi dị ứng tăng tiết đờm, ngạt mũi, nhiễm khuẩn đường hô hấp trên.

– Trẻ được bác sĩ chỉ định hút đờm và chất nhầy.

Đối với trẻ lớn hơn, cha mẹ sẽ hướng dẫn bé cách để xì mũi, khạc đờm ra ngoài. Kỹ thuật hút chất nhầy mũi ở trẻ lớn thường chỉ áp dụng đối với các trường hợp đặc biệt không thể tự ý thức được như hôn mê, co giật,…

  1. Hướng dẫn cách hút mũi cho trẻ 

Kỹ thuật hút lấy đờm, chất nhầy mũi có thể thực hiện tại bệnh viện hoặc tại nhà. Nếu tại bệnh viện, thông thường người thực hiện phải là nhân viên y tế với máy hút đờm chuyên dụng trong những trường hợp viêm phổi, viêm mũi xoang, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản nặng.

Nếu trẻ được chăm sóc tại nhà và bác sĩ có chỉ định hút chất nhầy mũi hằng ngày, cha mẹ sẽ được hướng dẫn cách hút đờm cho bé bằng các dụng cụ chuyên dụng. Phổ biến nhất hiện nay đó là sử dụng ống bơm và dụng cụ hình chữ U.

Hút mũi bằng ống bơm

Bước 1: Đặt trẻ nằm và giữ đầu nghiêng về một bên, nhỏ dung dịch nước muối sinh lý đã pha loãng sẵn khoảng 1 – 2 giọt vào trong mũi để làm loãng chất nhầy. Cố gắng giữ dung dịch đó trong mũi trẻ khoảng 10 giây.

Bước 2: Đợi khoảng 2 – 3 phút để chất nhầy được hòa loãng, sau đó giữ đầu trẻ thấp hơn chân để dung dịch có thể đi sâu vào mũi. Khi đó trẻ sẽ đỡ ngạt mũi và bắt đầu thở dễ dàng hơn. Chú ý nếu tình trạng thở vẫn khò khè cần nhỏ thêm nước muối sinh lý.

Bước 3: Ống bơm cần được đẩy hết không khí ra ngoài trước khi đặt vào mũi trẻ. Khi đặt chú ý đầu ống bơm và mũi phải bịt kín sau đó nhẹ nhàng hút chất nhầy ra.

Chú ý không nên đưa ống bơm quá sâu vào trong nếu không sẽ dễ gây tổn thương cho mũi. Trong trường hợp nếu trẻ cử động mạnh hoặc phản kháng thì phải dừng việc hút lại ngay. Có thể làm lại sau đó để tránh gây tổn thương.

Sau khi hút chất nhầy ra cần phải loại bỏ và làm sạch ống bơm để tiếp tục hút bên mũi còn lại. Thao tác hút tương tự như vừa nãy.

Cha mẹ có thể tiến hành hút chất nhầy 2 – 3 lần cho đến khi trẻ hết ngạt mũi và thở một cách dễ dàng.

Hút mũi bằng dụng cụ hình chữ U

Bước 1: Phải có người lớn giữ chặt trẻ không cho cử động, để đầu vòi lớn của dụng cụ vào trước mũi của trẻ, đầu thon sẽ được nối với ống để đựng chất nhầy.

Bước 2: Đặt đầu thon vào miệng của mình và hút để tạo lực đẩy chất nhầy trong mũi trẻ ra ngoài. Lực hút càng mạnh thì sẽ càng lấy được lượng chất nhầy nhiều và sâu.

Bước 3: Tiến hành hút tương tự với mũi bên còn lại. Sau khi hút xong loại bỏ chất nhầy và làm sạch dụng cụ bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch sát khuẩn.

  1. Một số sai lầm thường mắc phải khi hút mũi cho trẻ

Niêm mạc vùng mũi của trẻ sơ sinh còn rất mỏng và dễ tổn thương, do đó các thao tác hút đờm mũi cần phải nhẹ nhàng và đúng để tránh những xây xát. Cha mẹ cần lưu ý một số điều sau:

– Các dụng cụ hút lấy đờm phải được vệ sinh sạch sẽ bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch sát khuẩn trước và sau khi hút chất nhầy.

– Các thao tác hút đờm, chất nhầy cần phải nhẹ nhàng tránh gây tổn thương, xây xát vùng niêm mạc cánh mũi dẫn đến chảy máu.

– Sau khi hút đờm xong cần phải vệ sinh mũi họng cho trẻ nhẹ nhàng bằng nước muối sinh lý.

– Không nên hút đờm chất nhầy mũi quá 3 lần/ ngày sẽ khiến cho niêm mạc mũi bị mỏng đi, dễ bị tổn thương và vi khuẩn xâm nhập.

– Người lớn tuyệt đối không hút mũi cho trẻ bằng miệng của mình bởi rất dễ lây nhiễm vi khuẩn cho trẻ.

Nếu cha mẹ rửa hút lấy đờm mũi thường xuyên trong vòng 3 ngày mà không đỡ, trẻ vẫn bị khó thở, ngạt mũi, sổ mũi thì lúc này bạn cần đưa bé đến các cơ sở y tế để kiểm tra.

Hút mũi là một phương pháp hiệu quả giúp lấy hết đờm, chất nhầy của trẻ ra bên ngoài, khiến cho đường thở được thông thoáng và dễ thở hơn. Tuy nhiên cũng không nên lạm dụng quá nhiều có thể sẽ gây những tổn thương niêm mạc mũi và ảnh hưởng đến chức năng của vùng mũi – miệng.

Video liên quan

Chủ Đề