Cách kết hợp thực phẩm cho bé an dặm

Nếu bé được ăn dặm một cách khoa học và hợp lý, bé sẽ dễ dàng hấp thụ đủ dưỡng chất từ thực phẩm và phát triển toàn diện. Vậy làm sao để cho trẻ ăn dặm đúng cách, và thực đơn ăn dặm cho bé thế nào là hiệu quả? 

Bài viết có sự tư vấn chuyên môn của BS Trần Thị Trà Phương Giám đốc chuyên môn Tiết chế, Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome

Ăn dặm là quá trình trẻ chuyển từ chế độ ăn hoàn toàn từ sữa mẹ sang chế độ ăn kết hợp với các loại thức ăn thô khác như bột, cháo, rau củ… Đây được xem là bước chuyển biến lớn từ chế độ ăn dạng lỏng sang dạng sệt rồi đến dạng lợn cợn và sau cùng là dạng đặc. 

Thời điểm thích hợp để bắt đầu giai đoạn ăn dặm của trẻ là khi trẻ được 6 tháng tuổi, từ 0-6 tháng tuổi theo khuyến cáo thì bé nên được bú mẹ hoàn toàn. Cha mẹ không nên cho trẻ ăn dặm trước ở tháng thứ 5 hay ăn dặm muộn ở tháng thứ 7. Ăn dặm sớm khi hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện để thích nghi với các loại thức ăn mới, còn ăn dặm muộn thì bé đã qua mất thời điểm lý tưởng để khám phá mùi vị. Ngoài ra, tập cho bé ăn dặm ở tháng thứ 6 là thời điểm phù hợp đối với các mẹ phải quay trở lại công việc sau khi sinh.

6 tháng tuổi được xem là thời điểm phù hợp để trẻ bắt đầu ăn dặm

Ở mỗi độ tuổi khác nhau, nhu cầu dinh dưỡng của trẻ cũng khác nhau. Để có thể kịp thời cung cấp và bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho từng giai đoạn, cha mẹ cần nắm được nhu cầu dinh dưỡng của trẻ theo độ tuổi. 

Dưới đây là thực đơn ăn dặm cho bé dưới 1 tuổi cha mẹ có thể tham khảo:

Độ tuổi Thực đơn
Bé 6 tháng tuổi Sử dụng bột ăn dặm loãng hoặc thức ăn nghiền, xay.

Cho bé bú mẹ + 01 bữa ăn dặm. Lượng thức ăn thích hợp: 100 – 200 ml

Bé 7 tháng tuổi Sử dụng bột ăn dặm đặc hoặc thức ăn nghiền, thái nhỏ. 02 bữa ăn + bú mẹ. Lượng thức ăn thích hợp: 200 ml

Ăn dặm trái cây, rau xanh, thịt nhuyễn.

Bé 8 tháng tuổi Cho bé ăn bột ăn dặm ngũ cốc để bổ sung sắt.

Lượng thức ăn thích hợp: 230 ml

Sử dụng bột đặc, thức ăn thái nhỏ, cắt khúc để con có thể cầm, nắm được

Bé 9 tháng tuổi Số bữa ăn tăng lên, 03 bữa ăn + bú mẹ.

Lượng thức ăn thích hợp: 200 – 250 ml

Bé 10 tháng tuổi Các loại hoa quả, rau củ theo mùa

Cho bé ăn cháo, thức ăn thái khúc.

Bé 11 tháng tuổi Kết hợp bú mẹ + 03 bữa ăn dặm

Lượng thức ăn: 250 – 300 ml

Bé 12 tháng tuổi Mỗi bữa 01 bát cháo khoảng 250-300 ml gồm có: thịt hoặc cá, tôm, trứng,… và rau xanh.

Thực đơn ăn dặm cho bé cần kết hợp giữa rau củ quả và thịt cá

Nhiều bậc cha mẹ dù đã cố gắng lên thực đơn ăn dặm cho bé phong phú, thay đổi món ăn thường xuyên, chế biến bắt mắt… song bé vẫn không hào hứng, bé biếng ăn dặm và hấp thu kém. Để việc ăn dặm có thể hỗ trợ tốt nhất về dinh dưỡng cho trẻ phát triển, cha mẹ cần lưu ý phải cho trẻ ăn dặm đúng cách, khoa học và hợp lý. 

Một số nguyên tắc cho bé ăn dặm khoa học:

  • Ăn từ ngọt đến mặn: Khi mới tập ăn dặm, mẹ nên bắt đầu từ những loại thực phẩm có vị ngọt thanh gần giống với sữa mẹ như táo, chuối, khoai lang…, như vậy bé sẽ dễ thích nghi mà không bị quá lạ lẫm khi ăn. Cách tốt nhất là nghiền mịn và trộn với sữa mẹ hay sữa bột trong lần đầu tiên để bé có được khẩu vị quen thuộc. Rồi sau đó mới cho bé thử đến các loại rau, thịt cá. Mẹ không nên nêm muối, bột ngọt hay bột nêm vào thức ăn của con, điều đó có thể gây tổn thương đến thận của trẻ.
  • Ăn từ ít đến nhiều, loãng đến đặc dần: Ban đầu, mẹ lưu ý cho trẻ ăn dặm đúng cách bằng muỗng nhựa mềm để tránh làm tổn thương nướu răng của bé và nên bắt đầu với một lượng ít và loãng. Một khi bé đã quen với chế độ dinh dưỡng mới, mẹ có thể tăng dần lượng thực phẩm và tăng độ đặc.
  • Chế độ ăn đầy đủ: Mẹ cần lưu ý thực đơn ăn dặm cho bé phải đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm thiết yếu: nhóm cung cấp bột đường, nhóm cung cấp đạm, nhóm cung cấp chất béo, nhóm cung cấp chất xơ và vitamin.
  • Đa dạng thực phẩm: Cho trẻ ăn dặm phải chú ý đến sự đa dạng của thực phẩm hàng ngày, không nên lặp lại món quá nhiều. Điều này giúp bé ăn dặm ngon miệng, không có cảm giác chán ăn và có thêm nhiều dinh dưỡng bổ sung cho bé.

Nguyên liệu: Yến mạch xay nhuyễn, 1 lòng đỏ trứng gà và cà rốt.

Cách làm:

  • Cà rốt băm nhỏ và hấp chín
  • Yến mạch: Ngâm với nước khoảng 30 phút

Cho yến mạch và nước vào nồi nấu sôi đến khi yến mạch chín mềm thì cho lòng đỏ trứng vào đánh đều. Nấu sôi 5 phút cho trứng chín, sau đó cho cà rốt vào, nấu sôi lại lần nữa. Tắt bếp và cho vào chén cháo 1 thìa cà phê dầu oliu.

Nguyên liệu: Cá hồi, cà rốt và một ít cải bó xôi

Cách làm:

  • Xào chín cá hồi với dầu ăn, sau đó tán nhuyễn cá cho bé dễ ăn.
  • Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch,luộc chín và nghiền nhuyễn.
  • Cải bó xôi chọn cọng non, rửa sạch, chần qua với nước luộc cà rốt.

Múc một chén cháo trắng, hoặc tùy lượng theo độ tuổi của con và đun trên bếp lửa nhỏ. Sau đó cho cá hồi, cà rốt vào đảo đều lên, khi sôi lăn tăn thì cho tiếp rau cải bó xôi vào đảo đều. Khoảng 1 phút thì tắt bếp, cho thêm một thìa cà phê dầu oliu.

Nguyên liệu: 100g bí đỏ, 20g tôm tươi, 20g gạo tẻ, một muỗng dầu ăn cho bé.

Cách làm:

  • Ngâm gạo với nước để hạt gạo nở.
  • Bí đỏ, cắt từng khúc nhỏ hoặc thái thành lát mỏng.
  • Tôm bóc vỏ, băm hoặc xay nhuyễn.

Cho gạo và bí đỏ vào nồi nấu nhừ. Sau đó cho tôm vào khuấy đều. Khi cháo chín, tắt bếp và cho vào 1 thìa dầu ăn dành cho trẻ.

Trên đây là một số món gợi ý cho thực đơn ăn dặm giúp trẻ thông minh. Tuy nhiên, để trẻ hấp thu trọn vẹn dưỡng chất từ thực phẩm, mẹ cần xây dựng thực đơn phù hợp tùy theo độ tuổi, tình trạng sức khỏe cũng như sở thích, thói quen ăn uống của trẻ. Tại Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome, quy trình khám và tư vấn dinh dưỡng được xây dựng khoa học từ việc thăm khám, xét nghiệm chẩn đoán, xây dựng khẩu phần đến thiết kế thực đơn cá thể hóa và hướng dẫn lựa chọn thực phẩm, chế biến món ăn khoa học, đơn giản tạo nên sự cân bằng trong khẩu vị giúp bé ăn ngon miệng và ăn được nhiều hơn, góp phần rất lớn trong việc nâng cao trí thông minh cho trẻ.

Xem thêm:

  • Cách dạy con thông minh của người Nhật
  • Những món cháo giúp trẻ thông minh

Khi cho bé ăn dặm, cha mẹ cần lưu ý một số điểm sau:

  • Vẫn duy trì cho trẻ uống sữa mẹ/ sữa bột.
  • Nên cho bé ăn dặm bằng ngũ cốc để bé dễ tiêu hóa.
  • Cho bé bắt đầu tập ăn trái cây và rau củ cùng lúc.
  • Tránh cho bé uống sữa bò và sử dụng mật ong vì đây là những thực phẩm có nguy cơ bị dị ứng.
  • Thức ăn cần được nấu chín, to nhỏ phù hợp với độ tuổi.
  • Nên tập cho bé ăn đúng giờ.
  • Luôn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong khi chế biến thức ăn cho bé.
  • Không nóng vội, ép trẻ ăn nhiều.
  • Tìm hiểu để không cho trẻ ăn những món ăn có nguy cơ dị ứng với trẻ.
  • Không cho bé ăn thức ăn nóng.
  • Không áp dụng khẩu vị của mình vào món ăn dành cho con.
  • Không thay đổi thói quen cho con bú sữa mẹ.

Tóm lại, ăn dặm là một bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển của trẻ, đòi hỏi cha mẹ cần có sự chu đáo và tinh tế. Để trẻ ăn dặm hiệu quả, hấp thu được các chất dinh dưỡng cần thiết, cha mẹ nên nắm được một số lưu ý kể trên, từ đó thiết lập thực đơn ăn dặm cho bé và tập cho bé thói quen ăn uống khoa học, hợp lý ngay từ nhỏ. 

Thực tế, các thực đơn ăn dặm cho bé vô cùng phong phú và đa dạng, và nhu cầu dinh dưỡng ở từng bé cũng mang tính cá thể đặc thù, do đó mẹ có thể đưa trẻ đến khám tại Hệ thống Dinh dưỡng Nutrihome để được tư vấn chuyên sâu và đầy đủ. Tại Nutrihome, các bác sĩ và kỹ sư tiết chế dinh dưỡng sẽ giúp mẹ lên thực đơn ăn dặm dinh dưỡng gồm đa dạng thực phẩm giàu dinh dưỡng phù hợp với sở thích của trẻ, góp phần kích thích trẻ ăn ngon và phát triển toàn diện.

Video liên quan

Chủ Đề