Cách kiểm tra âm thanh trên máy tính

Những hiểu biết căn bản về máy tính bao giờ cũng giúp người dùng có thể thuận tiện và dễ dàng khi sử dụng. Điều này là hoàn toàn đúng và các chuyên gia máy tính cũng khuyên bạn nên có những tìm hiểu căn bản. Một trong những kĩ năng tuyệt vời ấy chính là kiểm tra card âm thanh để xem máy tính của bạn có những lỗi gì về âm thanh hay không.

Trên thực tế các thức kiểm tra này khá dễ dàng và bạn chỉ cần bỏ ra một chút tham khảo và thực hiện là có thể tự làm ngay tại nhà mà không mất thêm bất kì chi phí nào đâu nhé.

Quy trình thực hiện kiểm tra card âm thanh bạn nên thực hiện

Khi máy tính đột nhiên xảy ra một vài lỗi khiến không thể phát âm thanh việc đầu tiên bạn bên nhớ đến chính là kiểm tra card âm thanh. Bởi lẽ đây chính là nơi thực hiện trung tâm của các hoạt động điều khiển âm thanh trong máy tính. Các Sound Card này có vai trò qua trọng và có đến hơn 80% các nguyên nhân hư âm thanh bắt nguồn từ đây.

Sau khi đã thực hiện các kiểm tra căn bản bên ngoài như: kiểm tra xem dây điện của loa đã cắm hay chưa hay các kiểm tra dây cấp điện nguồn cho loa bạn hãy tiến hành kiểm tra card âm thanh nhé.


Tiếp đến bạn cần thực hiện các kiểm tra card âm thanh trong hệ điều hành Windows để xem các thiết lập âm thanh liệu đã thực sự chuẩn chưa. Bạn vào Start = > chọn Control Panel và click chọn vào mục Sound and Audio Devices. Tại đây bạn sẽ thấy có tab Volume, tìm tên card sound của hệ thống sau đó tìm mức âm lượng của card sound. Kiểm tra xem mình có chọn mục [Mute] tức là tắt tiếng hay không, nếu có thì bỏ tình trạng này vì nó khiến máy tính không thể phát âm thanh. Tiếp tục chuyển sang tab Hardware, để tìm hiểu các thông tin về  tình trạng của thiết bị, card có bị xung đột hay không. 


Sau khi kiểm tra card âm thanh trong Window bạn cần tiếp tục tiến hành các kiểm tra về thiết lập về âm thanh trong Control Panel của Windows XP. Ngoài ra bạn cũng nên lưu ý đến tình trạng tập tin âm thanh hoặc video nào đấy và nhận được một thông báo lỗi. Thông thường các lỗi này bắt nguồn là do thiếu các codec để giải mã các định dạng tập tin này. Bạn có thể tải các codec cần thiết để phát tập tin âm thanh tại địa chỉ: website
//www.free-codecs.com

Cuối cùng một trong những lỗi thường xảy ra nhất khi kiểm tra card âm thanh phát hiện đó chính là do phần mềm không phù hợp. Các xung đột phần mềm này với Card âm thanh vốn sẽ khiến cho các trình điều khiển không thể hoạt động và từ đó không phát được. Đầu tiên bạn chọn System trong Control Panel và chọn mục Device Manager. Tại đây click chuột vào dấu + ở phần "Sound, video and game controller" để tìm kiếm Card âm thanh cũng như thiết bị âm thanh khác. Nếu bạn thấy một dấu chấm than, chấm hỏi hay chữ i màu vàng ở tên thiết bị thì điều đó có nghĩa cả Sound card mà bạn đang sử dụng đã bị xung đột hoặc nhận dạng không đúng. Hãy thử uninstall driver của thiết bị, sau đó cài đặt hoàn toàn mới lại driver trong đĩa đi kèm theo card sound để cải thiện tình trạng này nhé. Sau cùng hãy kiểm tra lại xem thiết bị Card âm thanh này đã được nhận diện đúng hay chưa.

Sau khi đã thử kiểm tra card âm thanh hết mọi cách mà hệ thống của bạn vẫn không thể cất tiếng thì tốt hơn hết hãy mang các card sound này đến trung tâm bảo hành uy tín và tốt nhất để có thể kiểm tra và sửa chữa. Đối với trường hợp dùng card sound rời, hãy thay thế dòng card sound đang dùng sang máy khác để kiểm tra xem card có bị hư hay không. Chúc bạn thành công.

Có vô số lý do khiến máy tính bị mất âm thanh, đơn giản có, phức tạp cũng có. Vậy nếu như đặt vào cương vị của bạn, nếu bạn rơi vào trường hợp này thì bạn sẽ xử lý như thế nào?

Trong bài viết này, blogchiasekienthuc.com sẽ hướng dẫn cho các bạn 7 bước để khắc phục tình trạng tự nhiên bị mất âm thanh trên máy tính chi tiết nhất. Lần lượt các bước từ đơn giản đến phức tạp để các bạn có thể khắc phục thành công 100% lỗi này.

Lưu ý: Trước khi bắt đầu vào nội dung chính của bài viết thì bạn hãy đưa biểu tượng VOLUME [hình cái LOA] ra ngoài thanh Taskbar cho tiện sử dụng cũng như làm theo hướng dẫn trong bài viết nhé. Nếu như có biểu tượng đó rồi thì thôi, khỏi cần làm bước này nha.

Nhấn vào mũi tên hướng dẫn dưới thanh Taskbar và chọn Customize....

Tiếp theo tìm đến biểu tượng Volume chà chọn Show icon and notification để nó hiện ra ngoài thank Tasbar nhé.

Bước #1: Kiểm tra lại loa, jack cắm

Bước đơn giản nhất nhưng nhiều bạn lại bỏ qua. Nếu như bạn đang sử dụng Loa ngoài thì bạn hãy chắc chắn là jack cắm kết nối với máy tính vẫn hoạt động tốt nhé.

Còn đối với Laptop, nếu như bạn đang sử dụng loa của máy tính thì hãy kiểm tra xem biểu tượng hình cái LOA dưới thanh Taskbar có bị tắt hay không?

Hoặc xem bạn có tắt Volume của Audio hay Video… mà bạn đang xem không nhé, cái này mấy bạn nữ thường không để ý lắm 😀

Bước #2: Khởi động lại máy tính

Một nguyên nhân nữa cũng rất hay gặp đó là do máy tính bạn đã sử dụng quá lâu mà không tắt hoặc không được reset.

Hoặc cũng có thể là do bị xung đột phần mềm trên máy tính khiến nó hoạt động không ổn định. Vì thế hãy Reset lại máy tính của bạn để nó được giải thoát. Đôi khi một hành động rất đơn giản thôi nhưng sẽ cứu vãn được tình hình đó 😀

Tips: Không chỉ trường hợp bị mất âm thanh, mà các lỗi lặt vặt khác bạn cũng nên Reset lại máy tính xem có được không rồi mới tính đến các phương án xử lý tiếp theo nhé. Đây là một “phương thuốc chữa bách bệnh” đó 😀

Bài viết liên quan:

Bước #3. Mất âm thanh nhưng sử dụng tai nghe thì vẫn có

Trong trường hợp mà khi bạn sử dụng tai nghe thì vẫn phát ra âm thanh bình thường nhưng khi sử dụng Loa ngoài của Laptop lại không được thì bạn xử lý như sau:

Nhấn chuột phải vào biểu tượng VOLUME ở dưới thanh Taskbar và chọn Playback devices.

Tiếp theo bạn hãy nhấn chuột phải vào Speakers và chọn Enable nhé.

Bạn phải đảm bảo là nó sáng lên như thế này.

Tips: Nhân tiện đang nói về chủ đề loa máy tính thì mình cũng chia sẻ luôn cho các bạn một thủ thuật nhỏ. Trước kia, các dòng Laptop cũ thì sẽ có 2 cổng cắm jack 3 ly để giúp bạn cắm loa ngoài hay sử dụng tai nghe dễ dàng.

Nhưng nhiều dòng Laptop đời mới hiện nay họ không làm nhiều cổng cắm như xưa nữa. Có nghĩa là Laptop sẽ chỉ có 1 cổng cắm để dùng chung cho tai nghe và loa nên nếu muốn sử dụng loa ngoài cho Laptop sẽ phải mất thêm một bước thiết lập nữa như sau:

  • Nhấn chuột phải vào Speakers và chọn Disable.
  • Nhấn vào Headphones và chọn Enable để kích hoạt.

Bước #3+: Bước bổ sung thêm

Nếu là trên Windows 10 hoặc các phiên bản mới hơn thì bạn hãy kiểm tra lại xem đã chọn đúng thiết bị xuất ra chưa.

Bạn click chuột trái vào icon LOA => sau đó nhấn vào mũi tên hướng lên như hình bên dưới.

Sau đó chọn thiết bị phát ra.

Bước #4. Sử dụng tính năng Fix lỗi âm thanh trên Windows

Microsoft đã tích hợp sẵn bộ công cụ sửa lỗi thường gặp trong quá trình sử dụng Windows, chính vì thế, nếu bạn bị các vấn đề liên quan đến âm thanh thì có thể sử dụng công cụ có sẵn trong đây.

Thực hiện:

Bạn nhấn Windows + I để mở Windows Settings => sau đó chọn Update & Security => chọn Troubleshoot => và chọn Playing Audio như hình bên dưới đây.

Vâng, nếu như máy tính của bạn vẫn không có âm thanh thì bạn làm tiếp bước 5 như sau:

Bước #5: Kiểm tra Driver âm thanh

Nhấn chuột phải vào Computer [This PC] => chọn Manager => chọn Device Manager và tìm đến phần Driver âm thanh xem có bị thiếu không? [Nếu thiếu thì sẽ bị dấu chấm than vàng hoặc dấu x màu đỏ nhé]

Cũng có trường hợp các biểu tượng Driver âm thanh vẫn bình thường nhưng có thể nó đã bị lỗi rồi, công việc của bạn bây giờ là hãy cài lại driver âm thanh cho máy tính. Việc này thì quá đơn giản rồi, bạn có thể làm theo hướng dẫn trong bài viết này:

Tải bộ Wandriver 5.33 [hoặc các phiên bản mới hơn] về sau đó tích vào dòng MEDIA và cài đặt theo hướng dẫn trong bài viết nhé.

Sau khi cài đặt xong thì hãy Restart lại máy tính và thử lại xem máy tính đã có âm thanh hay chưa nhé.

Bước #6: Cài đặt phần mềm diệt virus

Nhiều trường hợp máy tính bị nhiễm virus và nó tự động làm hỏng hoặc vô hiệu hóa trình điều khiển âm thanh trong má tính bạn.

Nên để đảm bảo âm thanh được ổn định và máy tính hoạt động trơn tru thì bạn hãy cài ngay một phần mềm diệt virus nếu như chưa có nhé.

Sau khi quét virus xong thì khởi động lại máy tính và làm lại bước 4.

Bước #7: Sử dụng USB BOOT để kiểm tra

Nếu như bạn đã làm 5 bước trên mà máy tính vẫn không có âm thanh thì mình nghi máy tính bạn đã bị hỏng card âm thanh, hỏng đến phần cứng máy tính rồi và cần mang ra tiệm bảo dưỡng để khắc phục, thay thế.

Nhưng trước khi mang ra tiệm và xác định xem có chắc chắn là máy tính bạn có bị hỏng phần cứng hay không thì bạn hãy tạo cho mình một chiếc usb boot đa năng.

Sau đó vào Mini Windows và bật thử một file audio hay video bất kỳ xem có động tĩnh gì không. Nếu có thì xem như máy tính bạn chỉ bị hỏng Win, bạn có thể ghost hoặc cài lại win để khắc phục. Nhưng nếu không có thì…. đến với bước 7 😀

Bước #8: Thay thế và sửa chữa 

Sau khi làm hết 7 bước trên mà máy tính vẫn không có âm thanh thì thôi, xin chia buồn….máy tính bạn 100% hỏng đến phần cứng rồi. Giờ thì hãy mang ra tiệm để người ta kiểm tra và thay thế nhé.

Mà chính ra cách làm này là dơn giản và hiệu quả nhất, vì card âm thanh rất rẻ, 2 -30 ngàn cũng có. Nhưng để dùng ổn ổn một chút thì bạn có thể đặt mua loại 70.000 này [mình đã dùng thấy rất OK].

Lời kết

Trên đây là 8 bước để xác định và khắc phục tình trạng máy tính tự nhiên bị mất âm thanh từ đơn giản đến phức tạp.

Và nếu như các bạn cứ kiểm tra lần lượt theo các bước hướng dẫn bên trên, mình đảm bảo bạn sẽ bắt đúng bệnh mà máy tính của bạn đang gặp phải.

P/s: Nếu như bạn có kinh nghiệm nào hay ho khác thì hãy chia sẻ cho mọi người cùng biết để áp dụng nhé. Thanks All!!!

Chúc các bạn thành công!

Kiên Nguyễn – Blogchiasekienthuc.com

Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !

Video liên quan

Chủ Đề