Cách làm bản đồ hiện trạng sử dụng đất

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆPVIỆN QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNMÔN HỌC: KỸ THUẬT XÂY DỰNG BẢN ĐỒ SỐĐỀ TÀI:CÁC PHƯƠNG PHÁP THÀNH LẬP BẢN ĐỒ HIỆNTRẠNG SỬ DỤNG ĐẤTGVHD: THS. HỒ VĂN HÓANHÓM SV THỰC HIỆN: NHÓM 3NỘI DUNGCác phương pháp thành lậpbản đồ Hiện trạng sử dụng đấtQuy trìnhƯu, nhược điểmTrường hợpáp dụng Các PP thành lập1.PP sửdụng bảnđồ địachínhhoặc bảnđồ địachính cơsở2.Phương pháp sử dụng ảnhchụp từ máy bay hoặc ảnhvệ tinh có độ phân giải caoPhương pháp thànhlập BĐHTSDĐ3.Thànhlập bản đồHTSDĐ từBĐ Hiệntrạng chukỳ trướcQĐ22/2007/QĐ-BTNMT1.PP sử dụng bản đồ địa chínhhoặc bản đồ địa chính cơ sởa. Quy trình thành lậpBước 1: Xây dựng, thiết kế kỹ thuật - dự toán công trìnhBước 2: Công tác chuẩn bịBước 3: Công tác ngoại nghiệpBước 4: Biên tập tổng hợpBước 5: Hoàn thiện và in bản đồBước 6: Kiểm tra, nghiệm thuBước 1XD, TKKT, dựXD,toánTKKT,công dựtoántrìnhcôngtrìnhKhảo sát sơ bộ, thu thập,đánh giá, phân loại tài liệu-XD TKKT, dự toán CTBước 4Biên tậptổng hợpBước 2Công tácCôngbịtácchuẩnchuẩn bịThành lập BĐ nền từ BĐĐChoặc BĐ ĐC cơ sở-Nhân sao BĐ nền,BĐĐChoặc BĐĐC cơ sở-Lập kế hoạch chi tiết-Vạch tuyến khảo sát thựcđịaBước 3Công tácCôngtácngoạinghiệpngoại nghiệpĐiều tra, đối soát, khoanh vẽ,bổ sung, chỉnh lý các yếu tốnội dung cơ sở địa lý lên bảnsao BĐ nềnKiểm tra, tu chỉnh kết quả điềutra, bổ sung, chỉnh lý ngoài thựcđịa-Chuyển các yếu tố nội dungHTSDĐ từ BĐĐC hoặc BĐĐCcơ sở lên BĐ nền-Tổng quát hóa các yếu tố nộidung BĐ-Biên tập, trình bàyBước 5Hoàn thiệnHoànthiệnvàin bảnvàđồin bảnđồKiểm tra KQTLBD-In BĐ-Viết báo cáoBước 6Kiểm traKiểm tranghiệmnghiệmthuthuKiểm tra, nghiệm thu-Đóng gói sản phẩm, giaonộp sản phẩmb.Ưu điểm, nhược điểmƯu điểm Độ chính xác cao Ít tốn kém kinh phí,thời gian, không phụthuộc vào điều kiệnngoại cảnh, cho hiệuquả kinh tế cao Đơn giản, dễ thao táckhông tốn nhiều nguồnnhân lựcNhược điểm Vì kế thừa từ BĐĐChoặc BĐĐC cơ sở nênkhông đảm bảo tính hiệnthời của BĐ hiện trạng sửdụng đất; Chất lượng của bản đồphụ thuộc vào nguồn tàiliệu sử dụng Nhiều thông tin gâynhiễu.c.Trường hợp áp dụng- Có sẵn bản đồ địa chính số hoặc bản đồ địa chính cơsở- Bản đồ địa chính hoặc bản đồ địa chính cơ sở phải cóđộ chính xác cao- Bản đồ hiện trạng vừa kế thừa từ bản đồ địa chínhhoặc bản đồ địa chính cơ sở vừa phải cập nhật biếnđộng hiện thời.2. Phương pháp sử dụng ảnh chụptừ máy bay hoặc ảnh vệ tinh cóđộ phân giải caoa. Quy trình thành lậpBước 1: Xây dựng, thiết kế kỹ thuật - dự toán công trìnhBước 2: Công tác chuẩn bịBước 3: Điều vẽ ảnh nội nghiệpBước 4: Công tác ngoại nghiệpBước 5: Biên tập tổng hợpBước 6: Hoàn thiện và in bản đồBước 7: Kiểm tra, nghiệm thuBước 1Bước 2Bước 3Bước 4NgoạinghiệpKhảo sát sơ bộ, thuthập, đgiá, phânloại công trìnhXd, thiết kế KT- dựtoán công trình-Tiếp nhận, nhân sao BĐnền- KT đánh giá chất lượngảnh- Lập kế hoạch chi tiết- Chuyển kq điều vẽ lênBĐ nền-TQH các y/t nd BĐBtập,trình bày BđBước 5Bước 6-Ktra kq thành lập Bđ- Hoàn thiện,in- Viết thuyết minht/lập Bđ- Điều vẽ, khoanh định các y/t ndHTSDĐ trên ảnh- KT kq điều vẽ, khoanh định cácy/t nd HTSDĐ trên ảnh- Điều tra,đối soát, bổ sung,chỉnh lý các y/t nd CSĐLtrên BĐ nền, kq nội nghiệpvới HT, chỉnh lý, bổ sung- Ktra,chỉnh sửa kq ngoạinghiệpBước 7- Ktra, nghiệm thu-Đóng gói, nộp spb.Ưu điểm, nhược điểmƯu điểmNhược điểmKhắc phục được nhữngkhó khăn của sản xuấtĐòi hỏi kết hợp công tácđo đạc bổ sung thực địaCho phép thể hiện kháđầy đủ và chi tiết các nộidung của bản đồKhó đạt độ chính xác caođối với bản đồ tỷ lệ lớn,khó áp dụng cho các khuvực nhỏ lẻ, giá thành caoCùng một lúc đo vẽ đượcmột vùng rộng lớn, chohiệu quả cao về năng suất,giá thành và thời gianĐòi hỏi chi phí đầu tư chocông nghệ cao, đội ngũcán bộ có kinh nghiệm vàtrình độ trong giải đoánc.Trường hợp áp dụngThànhlậpbảnđồtỷlệnhỏ,Thành lập bản đồ tỷ lệ nhỏ, Thành lập bản đồ cho mộtThành lập bản đồ cho mộtkhôngyêucầuđộchínhxáckhông yêu cầu độ chính xác vùng rộng lớnvùng rộng lớncaocaoTrườngTrườnghợphợpápápdụngdụngĐịa phương chưa có bản đồđịa chính, bản đồ địa chínhcơ sởSửSửdụngdụngchochocáccácmụcmụcđíchđíchkhác:khác:xácxácđịnhđịnhnhiệtnhiệtđộđộbềbềmặt,mặt,thànhthànhlậplậpbảnbảnđồđồlớplớpphủphủ3. Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụngđất từ BĐ Hiện trạng chu kỳ trướca. Quy trình thành lậpBước 1: Xây dựng, thiết kế kỹ thuật - dự toán công trìnhBước 2: Công tác chuẩn bịBước 3: Điều vẽ ảnh nội nghiệpBước 4: Công tác ngoại nghiệpBước 5: Biên tập tổng hợpBước 6: Hoàn thiện và in bản đồBước 7: Kiểm tra, nghiệm thuBước 1XD, TKKTdự toán CTBước 2Công tácchuẩn bịBước 3Côngtác nộinghiệp- Khảo sát sơ bộ, thu thập, đánhgiá, phân loại tài liệu;-Xd TKKT- dự toán CT.- Ktra, đánh giá chất lượngvà nhân sao BĐHTSDĐ chukỳ trước-Lập KH chi tiết.Bổ sung, chỉnh lý các y/t nội dungCSĐL, HTSDĐ theo các tài liệu thuthập được lên bản sao;-Ktra bổ sung, chỉnh lý nội nghiệp;-Vạch tuyển khảo sát thực địa.Biên tậptổng hợpBước 6Hoàn thiệnvà in bản đồ- Kiểm tra kq biên tập BĐ;- Hoàn thiện in bản đồ- Viết thuyết minh thành lậpbản đồ;Bước 7Kiểm tranghiệm thuBước 4NgoạinghiệpChuyển kết quả điều tra,bổ sung, chỉnh lý lênBĐHTSDĐBiên tập bản đồ.Bước 5Điều tra, chỉnh lý, bổ sung các yếu tố nội dung cơsở địa lý; yếu tố nội dung HTSDD trên bản sao- Kiểm tra kết quả điều tra, bổ sung, chỉnh lý bảnđồ ngoài thực địa;Kiểm tra, nghiệm thu-Đóng gói sản phẩm,giao nộp sản phẩmb.Ưu - Nhược điểmƯu điểm• Loại bỏ khó khăn vất vảcủa công tác ngoại nghiệp• Tận dụng các nguồn tưliệu bản đồ có sẵn rútngắn thời gian sản xuấtbản đồ• Hiệu quả kinh tế caoNhược điểm• Độ chính xác bản đồ phụthuộc vào độ chính xác củacác bản đồ tư liệu• Quá trình tổng quát hóa nộidung bản đồ, biên tập bảnđồ có thể làm sai lệch, giảmđộ chính xác của các thôngtin thể hiện trên bản đồ• Phải tiến hành cập nhật,chỉnh lý bổ sung thông tintheo hiện trạngc.Trường hợp áp dụng• Khi không có bản đồ địa chính cơ sở vàảnh chụp từ máy bay, hoặc ảnh chụp từvệ tinh.• Bản đồ hiện trạng sử dụng đất chu kỳtrước được thành lập trên bản đồ nềntheo quy định của Bộ Tài nguyên và Môitrường khi số lượng và diện tích cáckhoanh đất ngoài thực địa đã biến độngkhông quá 25% so với bản đồ hiệntrạng sử dụng đất của chu kỳ trước.Tài liệu tham khảo1. Quyết định số 22/2007/QĐ-BTNMT: Quy định vềBĐHTSDĐ2. Quyết định số 23/2007/QĐ-BTNMT: Quy định ký hiệuBĐHTSDĐ3. Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT: Quy định về TKKK đấtđai và lập BĐHTSDĐ

Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là một trong số những loại bản đồ thông dụng hiện nay, hỗ trợ rất nhiều cho công tác quản lý, sử dụng đất đai.

Tương tự như bản đồ địa chính thửa đất, bản đồ hiện trạng sử dụng đất cũng thuộc nhóm các khái niệm chuyên ngành thuộc lĩnh vực đất đai. Loại bản đồ này được ứng dụng nhiều nhưng không hẳn ai cũng có thời gian tìm hiểu chuyên sâu về ý nghĩa, mục đích, nội dung trên đó. Điều này có thể dẫn đến một số khó khăn trong thực tiễn.

Nếu bạn đọc đang quan tâm về bản đồ hiện trạng sử dụng đất, muốn hiểu chi tiết hơn thì đừng nên bỏ qua bài viết này.

Hiểu đúng về bản đồ hiện trạng sử dụng đất

Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là gì?

Theo Từ điển bách khoa Việt Nam: Bản đồ là hình vẽ biểu thị bề mặt trái đất, các thiên thể hoặc khoảng không vũ trụ trên mặt phẳng theo những quy tắc toán học xác định, được thu nhỏ theo quy ước và khái quát hoá để phản ánh sự phân bổ, trạng thái và những mối liên hệ của các đối tượng, hiện tượng tự nhiên, xã hội được chọn lọc và thể hiện bằng hệ thống ký hiệu và màu sắc.

Theo đó, có thể xem bản đồ là công cụ tái tạo thực tại, phản ánh trực quan những gì thể hiện trên thực tế ở phạm vi rộng lớn.

“Hiện trạng” là khái niệm chỉ trạng thái của thời điểm hiện tại, của những gì xảy ra hoặc đang tồn tại ở một thời điểm nhất định.

Kết hợp những cách hiểu ở trên, có thể khái quát bản đồ hiện trạng sử dụng đất là loại tài liệu phản ánh việc sử dụng đất trên thực tiễn, ở thời điểm các đơn vị hành chính cấp xã, huyện, tỉnh, các vùng kinh tế và trên phạm vi toàn quốc tiến hành kiểm kê quỹ đất.

Còn dưới góc nhìn pháp lý, khoản 5 điều 3 Luật Đất đai 2013 có giải thích: “Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là bản đồ thể hiện sự phân bố các loại đất tại một thời điểm xác định, được lập theo từng đơn vị hành chính”.

Bản đồ hiện trạng sử dụng đất có mục đích gì?

Nếu như bản đồ địa chính thửa đất được thiết lập để phục vụ cho khá nhiều mục đích, trong có đó những thủ tục quan trọng đối với đất đai thì bản đồ hiện trạng sử dụng đất sẽ áp dụng cho các trường hợp nào?

Thứ nhất, bản đồ hiện trạng đất được sử dụng như một loại tài liệu nhằm hỗ trợ, phục vụ cho các yêu cầu liên quan đến công tác quản lý của Nhà nước đối với đất đai.

Thứ hai, là công cụ thể hiện chính xác vị trí, diện tích, loại đất ở một tỷ lệ thích hợp đối với các cấp hành chính.

Thứ ba, làm tài liệu để phục vụ cho công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hàng năm đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Thứ tư, làm tài liệu tham khảo cho các ngành khác có liên quan, nghiên cứu xây dựng định hướng phát triển, đặc biệt là các ngành cần nhiều đến quỹ đất như nông, lâm, ngư nghiệp.

Nguyên tắc lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất

  • Bản đồ hiện trạng sử dụng đất được lập theo từng đơn vị hành chính các cấp, vùng kinh tế - xã hội và cả nước để thể hiện sự phân bố các loại đất tại thời điểm kiểm kê đất đai.
  • Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã được thành lập trên cơ sở tổng hợp, khái quát hóa nội dung của bản đồ kiểm kê đất đai.
  • Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp huyện và tỉnh được lập trên cơ sở tiếp biên, tổng hợp, khái quát hóa nội dung bản đồ hiện trạng sử dụng đất của các đơn vị hành chính trực thuộc.
  • Bản đồ hiện trạng sử dụng đất các vùng kinh tế - xã hội được lập trên cơ sở tổng hợp, khái quát nội dung bản đồ hiện trạng sử dụng đất của các đơn vị hành chính cấp tỉnh.
  • Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cả nước được lập trên cơ sở tổng hợp, khái quát nội dung bản đồ hiện trạng sử dụng đất của các vùng kinh tế - xã hội.

Cơ sở toán học của bản đồ hiện trạng sử dụng đất

  • Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh
    • Được lập trong hệ tọa độ quốc gia VN-2000, sử dụng lưới chiếu hình trụ ngang đồng góc với múi chiếu 30 có hệ số điều chỉnh tỷ lệ biến dạng chiều dài ko = 0,9999.
  • Bản đồ hiện trạng sử dụng đất các vùng kinh tế - xã hội sử dụng lưới chiếu hình trụ ngang đồng góc với múi chiếu 60, có hệ số điều chỉnh tỷ lệ biến dạng chiều dài ko = 0,9996;
  • Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cả nước sử dụng lưới chiếu hình nón đồng góc với hai vĩ tuyến chuẩn 110 và 210, kinh tuyến Trung ương 1080 cho toàn lãnh thổ Việt Nam.

Các loại tỷ lệ của bản đồ hiện trạng sử dụng đất

Căn cứ lựa chọn tỷ lệ bản đồ

Việc lựa chọn tỷ lệ bản đồ phù hợp dựa trên các yếu tố dưới đây:

  • Mục đích của việc thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
  • Yêu cầu đặt ra với việc thiết lập bản đồ.
  • Diện tích, quy mô, hình dạng, kích thước của khu vực cần lập bản đồ.
  • Sự sắp xếp, bố trí các yếu tố nội dung cần có trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
  • Trình độ chuyên môn, tài liệu, công cụ hỗ trợ đang có để xây dựng bản đồ.

Tỷ lệ bản đồ theo cấp hành chính và diện tích tương ứng

Nội dung thể hiện trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất

Điều 18 Thông tư 27/2018/TT-BTNMT về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành, có các quy định liên quan đến nội dung được thể hiện trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất.

Nhóm lớp cơ sở toán học và các nội dung liên quan bao gồm: lưới kilômét, lưới kinh vĩ tuyến, phiên hiệu mảnh, tỷ lệ bản đồ, khung bản đồ, chú dẫn, biểu đồ cơ cấu đất, trình bày ngoài khung và các nội dung khác có liên quan;

Nhóm lớp hiện trạng sử dụng đất bao gồm: Ranh giới các khoanh đất tổng hợp và ký hiệu loại đất;

Các nhóm lớp thuộc dữ liệu nền địa lý gồm:

  • Nhóm lớp biên giới, địa giới gồm đường biên giới quốc gia và đường địa giới hành chính các cấp.
    • Đối với bản đồ hiện trạng sử dụng đất cả nước chỉ thể hiện đến đường địa giới hành chính cấp tỉnh.
    • Đối với bản đồ hiện trạng sử dụng đất của vùng kinh tế - xã hội thì thể hiện đến đường địa giới hành chính cấp huyện.
    • Đối với bản đồ hiện trạng sử dụng đất các cấp tỉnh, huyện, xã thì thể hiện đến đường địa giới hành chính cấp xã;
    • Khi đường địa giới hành chính các cấp trùng nhau thì ưu tiên biểu thị đường địa giới hành chính cấp cao nhất.
  • Nhóm lớp địa hình gồm các đối tượng để thể hiện đặc trưng cơ bản về địa hình của khu vực cần thành lập bản đồ như:
    • Đường bình độ [khu vực núi cao có độ dốc lớn chỉ biểu thị đường bình độ cái], điểm độ cao, điểm độ sâu, ghi chú độ cao, độ sâu;
    • Đường mô tả đặc trưng địa hình và các dạng địa hình đặc biệt;
  • Nhóm lớp thủy hệ và các đối tượng có liên quan gồm: biển, hồ, ao, đầm, phá, thùng đào, sông, ngòi, kênh, rạch, suối và các đối tượng thủy văn khác. Mức độ thể hiện các đối tượng của nhóm lớp này trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất các cấp được tổng quát hóa theo tỷ lệ bản đồ hiện trạng sử dụng đất các cấp;
  • Nhóm lớp giao thông và các đối tượng có liên quan:
    • Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã thể hiện tất cả các loại đường giao thông các cấp, kể cả đường nội đồng, đường trục chính trong khu dân cư, đường mòn tại các xã miền núi, trung du.
    • Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp huyện thể hiện từ đường liên xã trở lên, đối với khu vực miền núi phải thể hiện cả đường đất đến các thôn bản.
    • Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp tỉnh thể hiện từ đường liên huyện trở lên, đối với khu vực miền núi phải thể hiện cả đường liên xã.
    • Bản đồ hiện trạng sử dụng đất vùng kinh tế - xã hội và cả nước thể hiện từ đường tỉnh lộ trở lên, đối với khu vực miền núi phải thể hiện cả đường liên huyện;
  • Nhóm lớp đối tượng kinh tế, xã hội thể hiện tên các địa danh, trụ sở cơ quan chính quyền các cấp; tên công trình hạ tầng và các công trình quan trọng khác.
    • Mức độ thể hiện các đối tượng của nhóm lớp này trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất các cấp được tổng quát hóa theo tỷ lệ bản đồ hiện trạng sử dụng đất các cấp;
  • Các ghi chú, thuyết minh;
  • Nhóm lớp ranh giới và số thứ tự các khoanh đất của bản đồ kiểm kê đất đai khi in bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã:
    • Nhóm lớp này sẽ được in bên dưới lớp ranh giới khoanh đất tổng hợp của bản đồ hiện trạng sử dụng đất;
    • Số thứ tự các khoanh đất của bản đồ kiểm kê đất đai chỉ thể hiện cho những khoanh đất trên bản đồ kiểm kê đất đai có ranh giới khoanh đất không trùng với ranh giới khoanh đất tổng hợp của bản đồ hiện trạng sử dụng đất.

Yêu cầu về hình thức bản đồ hiện trạng sử dụng đất

  • Khoanh đất tổng hợp của bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã được thể hiện bằng ranh giới và ký hiệu loại đất [gồm mã và màu loại đất] theo các chỉ tiêu kiểm kê đất đai.
  • Khoanh đất tổng hợp có mục đích chính và mục đích phụ thì thể hiện màu của khoanh đất là màu của loại đất chính;
  • Mã loại đất thể hiện mã loại đất chính trước, mã loại đất phụ thể hiện sau trong ngoặc đơn.
  • Khoanh đất tổng hợp có nhiều mục đích và xác định được diện tích sử dụng riêng vào từng mục đích thì màu của khoanh đất là màu của loại đất có diện tích lớn nhất; mã loại đất thể hiện mã của từng loại đất, được sắp xếp theo thứ tự diện tích nhỏ dần.
  • Khoanh đất thuộc các khu vực tổng hợp thì thể hiện thêm mã của khu vực tổng hợp.

Khu vực tổng hợp theo quy định tại Điều 10 Thông tư gồm:

  • Đất khu dân cư nông thôn
  • Đất khu công nghệ cao
  • Đất khu kinh tế
  • Đất khu nông nghiệp công nghệ cao
  • Đất đô thị
  • Đất khu bảo tồn thiên nhiên
  • Đất cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học
  • Đất ngập nước
  • Các khoanh đất trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất các cấp phải bảo đảm ranh giới khép kín, không có phần diện tích chồng, hở giữa các khoanh đất.
  • Đối với đường biên giới, địa giới hành chính phải được biên tập bảo đảm yêu cầu nhận biết đối tượng khi in trên giấy; trường hợp đường địa giới các cấp trùng với đối tượng hình tuyến một nét thì đường địa giới cần được thể hiện so le hai bên và cách đường đối tượng hình tuyến 0,2 mm trên bản đồ;
  • Các yếu tố hình tuyến [sông, suối, kênh mương…] có chiều dài dưới 2 cm trên bản đồ thì được phép loại bỏ; yếu tố hình tuyến có độ rộng dưới 0,5 mm trên bản đồ được biên tập thành 1 nét theo tâm của yếu tố hình tuyến đó.
  • Nếu đường sắt và đường ô tô đi sát nhau cho phép dịch chuyển vị trí đường ô tô để đảm bảo giữ vị trí đúng cho đường sắt.
  • Các yếu tố hình tuyến khi tổng hợp phải bảo đảm giữ được tính chất đặc trưng của đối tượng để phản ánh đúng mật độ, kiểu phân bố, đặc điểm sử dụng; đối với sông suối phải thể hiện được vị trí đầu nguồn, các dòng chảy đặc biệt như suối nước nóng, nước khoáng;
  • Đối với đường bờ biển khi tổng quát hóa phải bảo đảm giữ được hình dáng đặc trưng của từng kiểu bờ.
  • Đối với khu vực có nhiều cửa sông, bờ biển có dạng hình cong tròn được phép gộp 2 hoặc 3 khúc uốn nhỏ nhưng phải giữ lại các cửa sông, dòng chảy đổ ra biển và các bãi bồi;
  • Các đối tượng địa lý khác, ghi chú địa danh, tên riêng, thuyết minh tiến hành lựa chọn, cập nhật hoặc loại bỏ đảm bảo phù hợp về mật độ thông tin, khả năng đọc và tính mỹ quan của bản đồ;

Khung bản đồ hiện trạng sử dụng đất được trình bày như sau:

  • Đối với bản đồ tỷ lệ 1:1000, 1:2000, 1:5000 và 1:10000 chỉ biểu thị lưới kilômét, với kích thước ô vuông lưới kilômét là 10cm x 10cm;
  • Đối với bản đồ tỷ lệ 1:25000 biểu thị lưới kilômét, với kích thước ô vuông lưới kilômét là 8cm x 8cm;
  • Đối với bản đồ tỷ lệ 1:50000, 1:100000, 1:250000 và 1:1000000 chỉ biểu thị lưới kinh tuyến, vĩ tuyến với kích thước ô lưới kinh tuyến, vĩ tuyến lần lượt là 5’x5’, 10’x10’, 20’ x 20' và 10 x 10

Phương pháp lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất

Bản đồ hiện trạng sử dụng đất được thành lập bởi một trong các phương pháp:

  • Sử dụng bản đồ địa chính hoặc bản đồ địa chính cơ sở;
  • Sử dụng ảnh chụp từ máy bay, hoặc vệ tinh có độ phân giải cao đã được nắn chỉnh thành sản phẩm ảnh trực giao;
  • Hiện chỉnh bản đồ hiện trạng sử dụng đất chu kỳ trước. Khi không có bản đồ địa chính cơ sở, ảnh chụp từ máy bay hay vệ tinh thì sử dụng phương pháp này. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất chu kỳ trước được lập dựa trên bản đồ nền theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường khi có sự biến động không quá 25% diện tích các khoanh đất ngoài thực địa.
  • Sử dụng công nghệ số bằng phương pháp tổng hợp từ bản đồ hiện trạng sử dụng đất của các đơn vị hành chính cấp dưới trực thuộc đối với bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp huyện, cấp tỉnh, vùng địa lý tự nhiên–kinh tế và cả nước.

Cơ sở lựa chọn phương pháp lập bản đồ

Mỗi phương pháp kể trên đều có những ưu và nhược điểm tương ứng, tùy vào từng trường hợp, điều kiện cụ thể để áp dụng. Muốn chọn đúng phương pháp, cần đánh giá dựa trên các yếu tố gồm:

  • Độ tin cậy của tài liệu
  • Đặc điểm địa hình khu vực lập bản đồ
  • Tỷ lệ bản đồ
  • Trình độ chuyên môn người thực hiện
  • Chất lượng trang thiết bị, công nghệ hỗ trợ
  • Khả năng tài chính
  • Yêu cầu về độ chính xác của bản đồ

Trình tự lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất

Trường hợp 1: Khu vực đã có nền bản đồ địa chính có tọa độ rõ ràng

Xây dựng thiết kế kỹ thuật – dự toán công trình

  • Khảo sát sơ bộ, thu thập, đánh giá, phân loại tài liệu;
  • Xây dựng bản thiết kế kỹ thuật, dự toán công trình.

Chuẩn bị

  • Thành lập bản đồ nền từ bản đồ địa chính hoặc bản đồ địa chính cơ sở;
  • Nhân sao bản đồ nền, bản đồ địa chính hoặc bản đồ địa chính cơ sở;
  • Lập kế hoạch chi tiết;
  • Vạch tuyến khảo sát thực địa.

Công tác ngoại nghiệp

Điều tra, đối soát, bổ sung, chỉnh lý các yếu tố nội dung cơ sở địa lý trên bản sao bản đồ nền;

Tiến hành đo vẽ địa chính

  • Điều tra, khoanh vẽ, chỉnh lý, bổ sung các yếu tố nội dung hiện trạng sử dụng đất lên bản sao bản đồ địa chính, hoặc bản đồ địa chính cơ sở lên bản đồ nền;
  • Tổng quát hóa các yếu tố nội dung bản đồ;

Biên tập trình bày bản đồ

  • Biên tập tổng hợp
  • Kiểm tra, điều chỉnh kết quả điều tra, bổ sung, chỉnh lý ngoài thực địa;
  • Chuyển các yếu tố nội dung hiện trạng sử dụng đất từ bản đồ địa chính, hoặc bản đồ địa chính cơ sở lên bản đồ nền.

Hoàn thiện và in bản đồ

  • Kiểm tra kết quả thành lập bản đồ;
  • In bản đồ
  • Viết thuyết minh thành lập bản đồ.

Kiểm tra, nghiệm thu

  • Kiểm tra, nghiệm thu;
  • Đóng gói và giao nộp sản phẩm.

Trường hợp 2: Khu vực chưa có nền bản đồ địa chính có tọa độ rõ ràng

Trường hợp này việc lập bản đồ sẽ mất thời gian hơn vì trước khi thực hiện được các bước trong quy trình kể trên, cần có 03 bước bổ sung.

  • Bước 1: Cơ quan tại quận/huyện sẽ hướng dẫn chủ sở hữu liên hệ với đơn vị có chức năng tiến hành đo đạc, vẽ, lập bản đồ vị trí đất, bản đồ hiện trạng nhà.
  • Bước 2: Đơn vị phụ trách liên hệ với cơ quan đủ thẩm quyền tại quận/huyện để thu thập những thông tin chính xác về thông số quy hoạch.
  • Bước 3: Chủ sở hữu kiểm tra và ký xác nhận trên bản vẽ, nộp cả 2 bản vẽ cùng hồ sơ liên quan đến cơ quan có thẩm quyền.

Toàn bộ những điều cần biết về bản đồ hiện trạng sử dụng đất để bạn đọc tham khảo, hiểu rõ cũng như phân biệt được các loại bản đồ liên quan đến đất đai hiện nay.

Xem thêm:

Video liên quan

Chủ Đề