Cách làm máy trợ thở

Cùng chung tay chống Covid-19, Việt Nam đã chế tạo thành công chiếc máy trợ thở tự chế. Đó là chiếc máy bóp bóng ambu trợ thở tự chế - giải pháp giá rẻ dành cho những bệnh nhân đang điều trị tại nhà.

Máy bóp bóng ambu trợ thở tự chế là chiếc máy hoạt động dựa trên nguyên lý dùng áp lực dương [từ quả bóp] để đẩy luồng khí vào khí quản của bệnh nhân. Hệ thống sẽ sử dụng mô tơ gạt nước ô tô, thông qua bộ bánh răng giảm tốc sẽ kéo cánh tay đòn điều khiển bóp quả bóng để đẩy khí vào phổi một cách chủ động hơn. Khí oxy từ bình chứa nối với quả bóp sẽ tự động đẩy khí vào phổi của bệnh nhân. 

Đối tượng sử dụng máy bóp bóng ambu

Máy bóp bóng ambu thường được thực hiện phối hợp cùng các kỹ thuật hồi sinh tim phổi và được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:

  • Những bệnh nhân ngừng hô hấp, tuần hoàn do điện giật, ngạt nước, ngộ độc thuốc phiện, thuốc ngủ.
  • Trẻ sơ sinh bị ngạt do đẻ khó, ngạt nước ối,...
  • Những bệnh nhân bị suy hô hấp cấp nguy kịch, liệt hô hấp do nhiều nguyên nhân khác nhau.
  • Những trường hợp bị suy hô hấp nặng, không đáp ứng được với việc thở bằng máy xâm nhập cần đặt nội khí quản.

Cấu tạo của máy bóp bóng ambu trợ thở

Máy bóp bóng ambu trợ thở tự chế có thiết kế đơn giản và nhỏ gọn.

Về kết câu chính của máy gồm 3 bộ phận chính: Thiết kế cơ khí; Thiết kế bộ điều khiển và Phần mềm điều khiển giám sát từ xa. 

Phần mềm điều khiển giám sát từ xa của máy bóp bóng ambu trợ thở được dùng để quản lý kết nối và hiển thị giá trị của các cảm biến bên trong các máy thở thông qua mạng Internet dùng sóng WiFi. Ngoài ra, người dùng cần phải cài đặt trước các ứng dụng di động [hỗ trợ cho cả Androi/iOS], trên ứng dụng cho phép người dùng có thể giám sát được các cảm biến [từ thiết bị gửi về người dùng], đồng thời cũng cho phép người dùng điều khiển các thiết bị từ xa.

Ưu điểm của máy bóp bóng ambu trợ thở tự chế

Máy bóp bóng ambu trợ thở có nút điều chỉnh số nhịp thở/phút, nút điều chỉnh thể tích thông khí, tốc độ bóp bóng [nhanh - chậm] phù hợp với từng bệnh nhân và có chuông báo động cho biết khi bị mất điện. Máy có thể dùng 2 nguồn điện AC [nguồn điện cố định tại chỗ] và DC [dùng ắc quy khi di chuyển] nên rất tiện lợi cho người dùng.

Do máy sử dụng nguồn điện thấp nên máy có thể sử dụng điện trên xe cấp cứu hay pin viên, bình ác quy để hoạt động và có thể điều chỉnh được tốc độ bóp từ 17-23 lần/phút tùy theo mức độ cần oxy của người bệnh.

  • Sử dụng máy bóp bóng ambu trợ thở tự chế sẽ thay thế được sức lực và thời gian bóp bóng, giúp bạn tận dụng được thời chăm sóc và vệ sinh bệnh nhân tại giường được hiệu quả hơn.
  • Máy bóp bóng ambu có thể đảm bảo được tính chính xác theo nhịp thở
  • Giúp giảm được chi phí thuê người bóp. 
  • Máy được phân phối với giá thành rẻ, tạo cơ hội cho người nghèo có điều kiện điều trị.
  • Máy bóp bóng ambu trợ thở có thể cài đặt số nhịp trong 1 phút và cài đặt thể tích không khí
  • Máy bóp bóng ambu trợ thở dễ sử dụng, động cơ bền bỉ, có thể chạy liên tục 24/24.

Ngoài ra, máy bóp bóng ambu trợ thở tự chế được sản xuất ra nhằm đáp ứng các yêu cầu như:

- Sử dụng APP [Android & IOS] để giám sát và điều khiển các thông số của máy

- Cho phép người dùng giám sát và cài đặt các thông số như:

+ Vt [Tidal Volume; thể tích khí lưu thông do máy thở đưa vào phổi bệnh nhân trong 01 lần thở]: 200~800ml + 15%;

+ BPM [số nhịp thở trên mỗi phút]: 8~40bpm + 2bpm;

+ IE [Tỉ lệ giữa thời gian thở vào trên thời gian thở ra]: 1:1~1:4 + 10%;

+ Áp suất dương cuối kỳ thở ra [PEEP]: cho phép cài đặt;

+ Áp suất thở vào đỉnh [PIP]: cho phép cài đặt;

+ Cho phép điều khiển tắt/mở máy trợ thở.

Để biết thêm thông tin chi tiết về máy bóp bóng ambu trợ thở tự chế thì quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số HOTLINE để được tư vẫn miễn phí nhé.

Đây là chiếc máy trợ thở được chế tạo bởi người dùng trên kênh Youtube Kênh chế tác. Đây là chiếc máy giá rẻ, sử dụng động cơ bước đơn giản để bóp bóp, có thể điều chỉnh được tốc độ bóp [nhịp thở] và cả lượng khí thở đẩy vào người cần thở.

Nguyên tắc cơ bản của hệ thống này là bóng trợ thở tiêu chuẩn y tế với đầy đủ những van, ống và cả cơ chế tự xả khí khi quá áp.

Bóng và các bộ điều khiển sẽ được đặt trên một giàn khung bằng sắt vuông hàn lại.

Một động cơ điện nhỏ sẽ được dùng để đẩy cơ chế thanh truyền - trục khuỷu chuyển động lên xuống, từ đó ép vào bóng và đẩy khí ra ngoài.

Bộ điều khiển có một màn hình hiển thị tốc độ bóp bóng và mức độ bóp, tương ứng với nhịp thở nhanh chậm và lượng khí thở nhiều ít của máy khi đẩy cho người dùng.

Link tải mạch in và file nạp ic: //drive.google.com/open?id=1jty-rY2GhXFjfaiwMwfjii_-hVZi5l1q

Nguồn Youtube Kênh chế tác

Tại các bệnh viện của Việt Nam hiện nay, số lượng máy thở còn rất ít so với nhu cầu thực tế của bệnh nhân. Đa số bệnh nhân phải sử dụng bóng bóp trợ thở bằng tay, vừa vất vả, vừa có thể phản tác dụng nếu như không sử dụng đúng cách.

Xuất phát từ thực tế đó, ông Hồ Tăng Hoạt, 50 tuổi, ở thành phố Phan Rang-Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận đã nảy sinh ý tưởng chế tạo ra máy bóp bóng thông khí trợ thở cho bệnh nhân nhằm bảo đảm tính chính xác theo nhịp thở, giảm sức người bóp trợ thở bằng tay. Máy được chế tạo với giá thành thấp, tạo cơ hội cho người nghèo có điều kiện điều trị.

Tại Hội thi sáng tạo khoa học kỹ thuật tỉnh Ninh Thuận lần thứ nhất năm 2011, sản phẩm này đã đoạt giải ba và sẽ được gửi ra Hà Nội dự Hội thi sáng tạo khoa học kỹ thuật toàn quốc lần thứ 11.

Ông Hồ Tăng Hoạt trước đây công tác ở khối bảo vệ thực vật thuộc Viện nghiên cứu bông Nha Hố [Ninh Thuận], nhưng bản thân ông rất thích nghề cơ khí-điện tử. Về hưu từ cuối năm 2002, ông đã mở tiệm sửa chữa điện tử, điện lạnh.

Ông chia sẻ: “Năm 2009, em trai của tôi bị tai biến mạch máu não, phải chuyển vào Bệnh viện Chợ Rẫy Thành phố Hồ Chí Minh. Trên đường đi, gia đình tôi phải thay nhau bóp bóng trợ thở liên tục bằng tay nên rất mệt, nhiều khi bóp không đúng với nhịp thở của người bệnh. Nếu thuê người bóp thì phải trả tiền công là 40.000 đồng/giờ. Từ đó, tôi mới nảy sinh ý tưởng làm một cái máy tự động để giúp cho đôi tay mà máy lại có thể làm việc cả ngày, đồng thời giá thành thấp giúp người nghèo có thể tiếp cận được với sản phẩm, giảm công sức con người và một phần nhỏ chi phí điều trị.”

Tìm hiểu kỹ các thông tin từ các bác sỹ, tháng 9/2010 ông bắt đầu thiết kế mẫu và bắt tay vào làm từ tháng 5/2011. Sau 2 tháng, chiếc máy bóp bóng thông khí trợ thở ra đời.

Dựa vào thông tin ông thu thập thì một người có khoảng từ 10-20 lần hít vào, thở ra trong một phút tùy thể trạng mỗi người. Ông Hoạt tính toán, trung bình con người sẽ có khoảng 2 giây hít vào, 2 giây thở ra và ông đã thiết kế nhịp bóp bóng theo thông số đó.

Chiếc máy còn có nút điều chỉnh số nhịp thở/phút, nút điều chỉnh thể tích thông khí, tốc độ bóp bóng [chậm-nhanh] sao cho phù hợp với từng người và có chuông báo động cho biết khi bị mất điện. Máy có thể dùng 2 nguồn điện AC [nguồn điện cố định tại chỗ] và DC [dùng ắc quy khi di chuyển] nên rất tiện lợi.

Sản phẩm này còn có sự hỗ trợ của con trai ông là Hồ Lê Nguyên Vũ đang công tác tại Công ty FPT Thành phố Hồ Chí Minh. Ông Hoạt cho biết, con trai ông giúp lập trình cho hoạt động của máy nhằm tăng độ chính xác và giảm kích thước sản phẩm.

Từ khi có ý tưởng cho đến khi chế tạo máy, ông Hoạt đã cải tiến 7 mẫu thiết kế. Hiện ông đang chế tạo mẫu số 8 nhằm cải tiến các thông số kỹ thuật theo sự góp ý của Bệnh viện Đa khoa Ninh Thuận. Qua các lần cải tiến, hiện phần cơ của máy đã mạnh hơn, mạch hoạt động chính xác hơn, chức năng nhiều hơn và hình thức gọn đẹp hơn.

“Nếu bán sản phẩm này ra thị trường theo phương thức sản xuất thủ công thì sẽ có giá khoảng 2 triệu đồng, nhưng nếu được đầu tư sản xuất hàng loạt thì giá sẽ thấp hơn rất nhiều. Trong khi đó, một máy thở nhập từ nước ngoài về có giá 1 tỷ đồng,” ông Hoạt nói.

Hiện mong muốn lớn nhất của ông là được sự hỗ trợ tích cực của bệnh viện để có môi trường đưa sản phẩm vào thử nghiệm, đồng thời mong muốn sản phẩm này của ông có thể đến được với nhiều người.

Ông Đỗ Trung Thu, Phó Chủ tịch thường trực Liên hiệp các hội Khoa học Kỹ thuật Ninh Thuận cho biết Hội đồng giám khảo chuyên ngành y đã xác nhận đây là một đề tài tốt, có khả năng áp dụng được.

Hiện Bệnh viện Đa khoa Ninh Thuận đang tiến hành kiểm tra bổ sung, xác nhận một số thông số kỹ thuật [như lượng ôxy, thể tích lồng ngực, nhịp tim]. Nếu đạt yêu cầu thì sản phẩm này áp dụng rất tốt, hiệu quả và tiết kiệm.

Theo Vietnam+

Video liên quan

Chủ Đề